Bể Thanh Khoản Trong DeFi Là Gì Và Chúng Hoạt Động Như Thế Nào?
Trang chủ
Bài viết
Bể Thanh Khoản Trong DeFi Là Gì Và Chúng Hoạt Động Như Thế Nào?

Bể Thanh Khoản Trong DeFi Là Gì Và Chúng Hoạt Động Như Thế Nào?

Trung cấp
Đã đăng Dec 14, 2020Đã cập nhật Nov 6, 2023
8m
Tóm lược
Bể thanh khoản (liquidity pool) là một trong nhữngnền tảng công nghệ đằng sau hệ sinh thái DeFi hiện tại. Chúng là một phần thiết yếu của các công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM), các giao thức vay - cho vay,  khai thác lợi suất, tài sản tổng hợp, bảo hiểm trên chuỗi, các trò chơi blockchain – và danh sách này vẫn còn tiếp tục.

Về cơ bản, ý tưởng về bể thanh khoản rất đơn giản. Bể thanh khoản là các khoản tiền được tập hợp lại thành một đống kỹ thuật số. Nhưng bạn có thể làm gì với đống tiền này trong một môi trường không cần cấp phép, nơi bất kỳ ai cũng có thể thêm thanh khoản vào đó? Hãy cùng khám phá cách DeFi được xây dựng trên nền tảng là các bể thanh khoản.


Giới thiệu

Tài chính phi tập trung (DeFi) đã tạo ra một sự bùng nổ các hoạt động trên chuỗi. Khối lượng mà các sàn phi tập trung DEX xử lý đã cạnh tranh sòng phẳng với khối lượng trên các sàn giao dịch tập trung. Tính đến tháng 12/2020, có gần 15 tỷ đô-la giá trị bị khóa trong các giao thức DeFi. Hệ sinh thái này đang nhanh chóng mở rộng với nhiều loại sản phẩm mới.

Nhưng đâu là nền tảng để hiện thực hoá tất cả sự phát triển này? Một trong những cốt lõi công nghệ đằng sau tất cả các sản phẩm này là mô hình bể thanh khoản.


Bể thanh khoản là gì?

Bể thanh khoản (liquidity pool) là một tập hợp các khoản tiền được khóa trong một hợp đồng thông minh. Bể thanh khoản được sử dụng để tạo điều kiện cho các giao dịch phi tập trung, cho vay và nhiều chức năng khác mà chúng ta sẽ khám phá sau.

Bể thanh khoản là xương sống của nhiều sàn giao dịch phi tập trung (DEX), chẳng hạn như Uniswap. Người dùng, tức các nhà cung cấp thanh khoản (viết tắt là LP), thêm một giá trị bằng nhau của hai loại token vào một bể để tạo ra một thị trường. Đổi lại việc cung cấp tiền, họ kiếm được phí giao dịch từ các giao dịch xảy ra trong bể. Phí này tỷ lệ thuận với số cổ phần của họ trên tổng số vốn thanh khoản.

Vì bất kỳ ai cũng có thể là nhà cung cấp thanh khoản, AMM đã làm cho việc tiếp cận thị trường trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Một trong những giao thức đầu tiên sử dụng trong bể thanh khoản là Bancor, nhưng bể thanh khoản đã trở nên quan trọng sau khi Uniswap phổ biến. Một số sàn giao dịch phổ biến khác sử dụng bể thanh khoản trên Ethereum là SushiSwapCurve và Balancer. Các bể thanh khoản này chứa các token ERC-20. Các sản phẩm tương tự trên Binance Smart Chain (BSC) là PancakeSwapBakerySwap và BurgerSwap. Các bể này chứa các token BEP-20.


So sánh bể thanh khoản với sổ lệnh

Để hiểu bể thanh khoản khác với sổ lệnh như thế nào, hãy xem xét nền tảng căn bản của giao dịch điện tử – sổ lệnh. Nói một cách đơn giản, sổ lệnh là tập hợp các lệnh đang mở trên một thị trường cụ thể.

Hệ thống khớp lệnh này được gọi là bộ máy khớp lệnh. Cùng với bộ máy khớp lệnh, sổ lệnh là cốt lõi của bất kỳ sàn giao dịch tập trung nào (CEX). Mô hình này là rất hiệu quả trong việc tạo ra các điều kiện trao đổi và cho phép các thị trường tài chính phức tạp hoạt động.
Tuy nhiên, giao dịch DeFi liên quan đến việc thực hiện các giao dịch trên chuỗi và không có một bên tập trung nào nắm giữ tiền. Điều này khiến cho sổ lệnh có vấn đề. Mỗi lần tương tác với sổ lệnh đều yêu cầu phí gas, điều này khiến việc thực hiện giao dịch trở nên đắt hơn đáng kể.
Nó cũng làm cho công việc của các nhà tạo lập thị trường, các nhà giao dịch cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch tốn kém chi phí hơn rất nhiều. Tuy nhiên, dù là như thế nhưng hầu hết các blockchain không có thông lượng cần thiết để xử lý hàng tỷ đô-la giao dịch mỗi ngày.
Điều này có nghĩa là trên một blockchain như Ethereum, việc để sổ lệnh hoạt động trên chuỗi thực tế là điều không thể. Để khắc phục điều này, nhiều nhà phát triển đang thử sử dụng các sidechain hoặc giải pháp layer 2. Những giải pháp này đang được thử triển khai. Tuy nhiên, với thông lượng hiện tại, mạng blockchain vẫn chưa thể xử lý được.
Trước khi chúng ta đi xa hơn, cần lưu ý rằng  những sàn giao dịch phi tập trung chỉ hoạt động tốt với các sổ lệnh trên chuỗi. Binance DEX được xây dựng trên Binance Chain và nó được thiết kế đặc biệt để giao dịch nhanh và rẻ. Một ví dụ khác là Project Serum được xây dựng trên blockchain Solana.
Mặc dù vậy, vì phần lớn tài sản trong thế giới tiền mã hoá nằm trên Ethereum, bạn không thể giao dịch chúng trên các mạng khác trừ khi bạn sử dụng một số loại cầu nối liên chuỗi.


Các bể thanh khoản hoạt động như thế nào?

Các công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM) đã thay đổi cuộc chơi. Chúng là một phát kiến cho phép giao dịch trên chuỗi mà không cần phải có sổ lệnh. Vì không cần đối tác trực tiếp để thực hiện giao dịch, các nhà giao dịch có thể ra vào các vị thế trên các cặp token có tính thanh khoản cao trên các sàn giao dịch có dùng sổ lệnh.

Bạn có thể xem đây là một sàn giao dịch dùng sổ lệnh ngang hàng, nơi người mua và người bán được kết nối với nhau bằng sổ lệnh. Ví dụ: giao dịch trên Binance DEX là giao dịch ngang hàng vì giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các ví của người dùng.
Giao dịch bằng AMM thì khác. Bạn có thể coi giao dịch trên AMM là một hoạt động giữa hợp đồng và người dùng.

Như chúng ta đã đề cập, bể thanh khoản là một loạt các khoản tiền được gửi vào một hợp đồng thông minh bởi các nhà cung cấp thanh khoản. Khi bạn thực hiện giao dịch trên AMM, bạn không có đối tác theo nghĩa truyền thống. Thay vào đó, bạn đang thực hiện giao dịch chống lại thanh khoản trong nhóm thanh khoản. Để mua, bạn không cần phải có sự xuất hiện của người bán tại thời điểm bạn muốn giao dịch mà chỉ cần thanh khoản trong bể còn đủ.

Khi bạn mua một đồng tiền mới xuất hiện trên Uniswap, theo nghĩa truyền thống, sẽ không có người bán ở phía bên kia. Thay vào đó, hoạt động của bạn được quản lý bởi thuật toán đang điều chỉnh những gì xảy ra trong bể. Ngoài ra, giá cũng được thuật toán này xác định dựa trên các giao dịch xảy ra trong bể. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách hoạt động của mô hình này, hãy đọc thêm bài viết về AMM của chúng tôi.

Tất nhiên, tính thanh khoản phải đến từ đâu đó và thực tế là bất kỳ ai cũng có thể là nhà cung cấp thanh khoản. Vì vậy, họ có thể được xem là đối tác của bạn theo một nghĩa nào đó. Tuy nhiên, nó không giống như trong trường hợp của mô hình sổ lệnh, vì thực tế là bạn đang tương tác với hợp đồng quản lý bể.


Các bể thanh khoản được sử dụng để làm gì?

Tính đến nay, chúng ta vẫn chủ yếu thảo luận về các AMM, thứ phổ biến nhất sử dụng các bể thanh khoản. Tuy nhiên, như chúng ta đã đề cập, bể thanh khoản là một khái niệm vô cùng đơn giản. Vì vậy, nó có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Một trong số đó là khai thác lợi suất, hay còn gọi là khai thác thanh khoản. Các bể thanh khoản là cơ sở của các nền tảng tạo ra lợi nhuận tự động như yearn, nơi người dùng có thể thêm tiền của họ vào các bể và sau đó nhận lãi suất.

Phân phối các token mới đến tay đúng người là một vấn đề rất khó khăn đối với các dự án tiền mã hoá mới. Tuy nhiên, khai thác thanh khoản là một trong những cách giúp việc này trở nên dễ dàng hơn. Về cơ bản, các token được phân phối theo thuật toán cho người dùng đã đặt các token của họ vào bể thanh khoản. Phí thu được từ bể sẽ được phân bổ theo tỷ lệ đóng góp thanh khoản của từng nhà cung cấp thanh khoản trong bể.

Ghi nhớ; phí này còn có thể là các token từ một bể thanh khoản khác gọi là token bể (pool token) . Ví dụ: nếu bạn đang cung cấp thanh khoản cho Uniswap hoặc cho vay vốn trên Compound, bạn sẽ nhận được các token đại diện cho phần của bạn trong bể. Bạn có thể gửi các token đó vào một bể khác và kiếm được lợi nhuận. Các chuỗi này có thể trở nên khá phức tạp, vì các giao thức tích hợp các token của các giao thức bể khác vào sản phẩm của họ, v.v.

Chúng ta cũng có thể xem quản trị là một trường hợp sử dụng. Trong một số trường hợp, cần có ngưỡng phiếu bầu rất cao để đưa ra một đề xuất quản trị chính thức. Thay vào đó, nếu các quỹ được gộp lại với nhau, những người tham gia có thể tập hợp vì một lý do chung mà họ cho là quan trọng đối với giao thức.

Một lĩnh vực DeFi mới nổi khác là bảo hiểm chống lại rủi ro từ hợp đồng thông minh. Nhiều thành phần để giúp nó hoạt động cũng được cung cấp bởi các bể thanh khoản.

Một cách sử dụng khác, thậm chí còn tiên tiến hơn của các bể thanh khoản là để chia phần (tranching). Đó là một khái niệm vay mượn từ tài chính truyền thống, liên quan đến việc phân chia các sản phẩm tài chính dựa trên rủi ro và lợi nhuận của chúng. Như bạn mong đợi, các sản phẩm này cho phép LP lựa chọn lợi tức tài chính và tùy chỉnh rủi ro.
Việc đúc các tài sản tổng hợp trên blockchain cũng dựa vào các bể thanh khoản. Thêm một số tài sản thế chấp vào một bể thanh khoản, kết nối nó với một oracle đáng tin cậy thì bạn đã có thể tạo ra cho mình một token tổng hợp có thể gắn vào bất kỳ tài sản nào bạn muốn. Dù trên thực tế, việc này vẫn khá phức tạp, nhưng ý tưởng cơ bản đơn giản là thế.

Còn điều gì chúng ta có thể nhắc đến khi nói đến lợi ích của các bể thanh khoản? Có lẽ còn tồn tại nhiều ứng dụng khác của các bể thanh khoản nhưng chúng ta vẫn chưa được khám phá hết. Tất cả đều phụ thuộc vào sự khéo léo của các nhà phát triển DeFi.



Rủi ro của các bể thanh khoản

Nếu bạn cung cấp tính thanh khoản cho một AMM, bạn sẽ cần phải biết về một khái niệm gọi là "lỗ tạm thời". Ngắn gọn thì đây là khoản lỗ tính bằng đô-la của việc thêm thanh khoản cho một AMM so với việc chỉ  HODLing.
Nếu bạn đang cung cấp tính thanh khoản cho một AMM, có thể bạn phải chịu khoản lỗ tạm thời này. Đôi khi, khoản lỗ này rất nhỏ; đôi khi nó có thể rất lớn. Bạn có thể đọc bài viết của chúng tôi về vấn đề này nếu đang cân nhắc việc đổ tiền vào bể thanh khoản.
Một điều khác cần lưu ý là rủi ro đến từ hợp đồng thông minh. Khi bạn gửi tiền vào một bể thanh khoản, tiền của bạn sẽ ở trong hợp đồng thông minh. Vì vậy, về mặt kỹ thuật không có người trung gian nào giữ tiền của bạn, hợp đồng có thể được coi là người giám sát các khoản tiền đó. Ví dụ: nếu có một lỗi hoặc một số hình thức khai thác hợp đồng thông qua vay nhanh, tiền của bạn có thể bị mất vĩnh viễn.
Ngoài ra, hãy cảnh giác với các dự án mà các nhà phát triển có thể đột ngột thay đổi các quy tắc quản lý bể. Đôi khi, các nhà phát triển có thể dùng quyền quản trị hoặc một số quyền truy cập đặc biệt trong mã hợp đồng thông minh. Điều này có thể cho phép họ có khả năng gây hại, chẳng hạn như kiểm soát các khoản tiền trong bể. Đọc bài viết về các vụ lừa đảo trên DeFicủa chúng tôi để tránh khỏi các trò gian lận có thể xảy ra.


Tổng kết

Bể thanh khoản (liquidity pool) là một trong những nền tảng công nghệ đứng sau hệ sinh thái DeFi hiện tại. Chúng cho phép giao dịch phi tập trung, cho vay, tạo lợi nhuận và nhiều hơn thế. Các hợp đồng thông minh này cung cấp năng lượng cho hầu hết mọi hoạt động trên DeFi và dường như chúng sẽ tiếp tục hoạt động như vậy trong tương lai.

Bạn vẫn có câu hỏi về bể thanh khoản và Tài chính phi tập trung? Hãy theo dõi nền tảng Hỏi Đáp, Ask Academy của chúng tôi. Cộng đồng Binance sẽ giải đáp cho bạn.