Stablecoin Là Gì?
Trang chủ
Bài viết
Stablecoin Là Gì?

Stablecoin Là Gì?

Người mới
Đã đăng Apr 24, 2023Đã cập nhật Jun 28, 2024
9m

Tóm lược

  • Stablecoin là các loại tiền mã hóa được gắn với một tài sản có giá cả ổn định, chẳng hạn như tiền pháp định hoặc kim loại quý. 

  • Các stablecoin được thiết kế để duy trì mức giá tương đối ổn định để người dùng có thể tránh được những rủi ro biến động phổ biến trên thị trường tiền mã hóa.

  • Có ba loại stablecoin: được đảm bảo bởi tiền pháp định, được đảm bảo bởi tiền mã hóa và theo thuật toán.

  • Do tính năng sử dụng thực tế của chúng và vốn hóa thị trường lớn, các cơ quan quản lý nhà nước đang bắt đầu rà soát kỹ lưỡng hơn với các stablecoin.

Giới thiệu

Không phải đồng tiền mã hóa nào cũng có tính chất biến động giá cả. Trên thực tế, một trong số chúng được thiết kế đặc biệt để duy trì một mức giá cố định, đó chính là các đồng stablecoin. Trong một không gian mà các đồng coin và token có thể sụp đổ chỉ sau một đêm, chúng ta có thể nhận ra một nhu cầu lớn về các loại tiền tệ kết hợp các lợi ích của blockchain mà vẫn giữ được mức giá ổn định. Nếu bạn chưa bắt đầu sử dụng stablecoin khi giao dịch hoặc đầu tư, bạn nên tìm hiểu thêm về chúng cũng như những lợi ích và hạn chế mà chúng mang lại.

Stablecoin là gì trong lĩnh vực tiền mã hóa?

Stablecoin là các tài sản kỹ thuật số theo sát giá của tiền pháp định hoặc các tài sản khác. Ví dụ: bạn có thể mua các token được neo giá với USD, Euro, Yên, thậm chí cả vàng và dầu. Một stablecoin cho phép chủ sở hữu chốt lãi và lỗ, chuyển giá trị ở mức giá ổn định trên các mạng blockchain ngang hàng.

Bitcoin (BTC), Ether (ETH) và các loại altcoin khác luôn biến động trong suốt thời gian chúng xuất hiện. Mặc dù điều này tạo ra nhiều cơ hội để đầu cơ, nhưng nó cũng có những nhược điểm. Sự biến động giá cả khiến việc sử dụng các đồng tiền mã hóa cho các khoản thanh toán hàng ngày trở nên khó khăn. Ví dụ: các cửa hàng có thể nhận 5 USD bằng BTC cho một ly cà phê một ngày, nhưng đến ngày hôm sau, giá trị của BTC đó có thể sẽ giảm đi một nửa. Điều này làm cho việc lập kế hoạch và vận hành một công việc kinh doanh chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa trở nên khó khăn hơn.

Trước đây, các nhà đầu tư và giao dịch tiền mã hóa không có cách nào để chốt lợi nhuận hoặc tránh sự biến động mà không chuyển đổi tiền mã hóa trở lại thành tiền pháp định. Việc tạo ra các stablecoin đã cung cấp một giải pháp đơn giản cho hai vấn đề này. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tham gia và thoát khỏi sự biến động của tiền mã hóa bằng cách sử dụng các loại stablecoin như TrueUSD (TUSD).

Stablecoin hoạt động như thế nào?

Tạo một đồng coin theo dõi giá cả hoặc giá trị của hàng hóa khác yêu cầu một cơ chế neo. Có nhiều cách để thực hiện việc này và hầu hết dựa vào một tài sản khác đóng vai trò là tài sản thế chấp. Một số phương pháp đã được chứng minh là thành công hơn những phương pháp khác, nhưng vẫn không có cái gì thực sự gọi là "neo chắc 100%" .

Các stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định

Một stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định sẽ dự trữ một loại tiền pháp định, chẳng hạn như USD hoặc GBP. Ví dụ: mỗi TUSD được đảm bảo bằng một USD ngoài đời thực, làm tài sản thế chấp. Sau đó, người dùng có thể chuyển đổi từ tiền pháp định thành một stablecoin và ngược lại với tỷ giá neo.

Các loại stablecoin được đảm bảo bởi tiền mã hoá

Các stablecoin được đảm bảo bởi tiền mã hoá tương tự như các stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định. Nhưng thay vì sử dụng đô-la Mỹ hoặc một loại tiền tệ khác làm tài sản dự trữ, tiền mã hóa hoạt động như một tài sản thế chấp. Khi thị trường tiền mã hóa có nhiều biến động, các stablecoin được đảm bảo bằng tiền mã hóa thường được thế chấp quá mức như một biện pháp chống lại sự biến động giá.

Các stablecoin được hỗ trợ bởi tiền mã hóa sử dụng các hợp đồng thông minh để quản lý việc đúc thêm tiền và đốt tiền. Điều này làm cho quy trình đáng tin cậy hơn vì người dùng có thể kiểm tra các hợp đồng một cách độc lập. Tuy nhiên, một số stablecoin được hỗ trợ bởi tiền mã hóa được điều hành bởi các Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO), nơi cộng đồng có thể bỏ phiếu cho những thay đổi trong dự án. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải tham gia hoặc chỉ tin tưởng vào DAO để đưa ra quyết định tốt nhất.

Hãy xem xét một ví dụ. Để đúc 100 DAI được neo giá với USD, bạn sẽ cần cung cấp 150 USD tiền mã hóa như tài sản thế chấp gấp 1,5 lần. Khi bạn đã có DAI của mình, bạn có thể sử dụng nó theo cách bạn muốn. Bạn có thể chuyển nó, đầu tư với nó, hoặc đơn giản là giữ nó. Nếu bạn muốn lấy lại tài sản thế chấp của mình, bạn sẽ cần trả lại 100 DAI. Tuy nhiên, nếu tài sản thế chấp của bạn giảm xuống dưới một tỷ lệ tài sản đảm bảo nhất định hoặc giá trị của khoản vay, nó sẽ bị thanh lý.

Khi stablecoin có giá dưới 1 USD, những người nắm giữ được khuyến khích trả lại stablecoin của họ để lấy tài sản thế chấp. Điều này làm giảm nguồn cung của stablecoin được đảm bảo bởi tiền mã hóa, khiến giá tăng trở lại 1 USD. Khi giá của nó lên trên 1 USD , người dùng được khuyến khích tạo token, tăng nguồn cung và làm giảm giá. DAI là một ví dụ, nhưng tất cả các stablecoin được hỗ trợ bằng tiền mã hóa đều là sự kết hợp giữa lý thuyết trò chơi và các thuật toán trên chuỗi để khuyến khích sự ổn định giá cả.

Các stablecoin thuật toán

Các stablecoin thuật toán có một cách tiếp cận khác bằng cách loại bỏ nhu cầu dự trữ. Thay vào đó, các thuật toánhợp đồng thông minh quản lý việc nguồn cung token đã phát hành. Mô hình này hiếm hơn nhiều so với các stablecoin được đảm bảo bởi tiền mã hóa hoặc tiền pháp định bởi để vận hành nó thành công khá khó.

Về cơ bản, một hệ thống stablecoin theo thuật toán sẽ làm giảm nguồn cung token nếu giá giảm xuống dưới giá của loại tiền pháp định mà nó theo dõi. Điều này có thể được thực hiện thông qua stake, đốt hoặc mua lại. Nếu giá vượt qua giá trị của tiền pháp định, các token mới sẽ được đưa vào lưu thông để làm giảm giá trị của stablecoin.

Ưu điểm của các stablecoin là gì?

Stablecoin là công cụ linh hoạt và mạnh mẽ dành cho các nhà đầu tư, nhà giao dịch và người dùng tiền mã hóa. Điểm mạnh chính của chúng gồm: 

1. Stablecoin có thể được sử dụng để thanh toán hằng ngày. Các doanh nghiệp và cá nhân coi trọng sự ổn định. Do tính biến động cao, tiền mã hóa không được sử dụng rộng rãi để xử lý thanh toán hằng ngày. Các stablecoin lớn có thành tích giữ ổn định giá cả, khiến chúng khá đáng tin cậy và phù hợp để sử dụng hàng ngày.

2. Stablecoin có những lợi ích được hưởng từ công nghệ blockchain. Bạn có thể gửi stablecoinlecoin cho bất kỳ ai trên toàn cầu có ví tiền mã hóa tương thích (có thể được tạo miễn phí trong vài giây). Việc chi tiêu gấp đôi và giao dịch sai hầu như không thể thực hiện được. Những phẩm chất này và hơn thế nữa đã khiến các stablecoin trở nên cực kỳ linh hoạt.

3. Các nhà giao dịch và nhà đầu tư có thể sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư của họ. Phân bổ một tỷ lệ phần trăm nhất định của danh mục đầu tư cho stablecoin là một cách hiệu quả để giảm rủi ro tổng thể. Toàn bộ danh mục đầu tư của bạn sẽ có khả năng chống lại sự biến động giá của thị trường tốt hơn và bạn cũng sẽ có sẵn tiền trong trường hợp cơ hội tốt xuất hiện. Bạn cũng có thể bán tiền mã hóa để lấy stablecoin trong thời kỳ thị trường suy thoái và mua lại chúng với giá thấp hơn (tức là bán khống). Stablecoin cho phép bạn nhập và thoát các vị thế một cách thuận tiện mà không cần phải rút tiền ra ngoài chuỗi.

Nhược điểm của các stablecoin là gì?

Mặc dù có tiềm năng hỗ trợ việc sử dụng tiền mã hoá rộng rãi, nhưng stablecoin vẫn có những hạn chế: 

1. Stablecoin không phải lúc nào cũng giữ được giá cả ổn định. Trong khi một số dự án lớn có thành tích tốt, thì cũng có nhiều dự án thất bại. Khi một stablecoin gặp vấn đề liên tục trong việc duy trì neo, nó có thể mất giá trị đáng kể.

2. Thiếu minh bạch. Không phải tất cả các stablecoin đều phát hành kiểm toán công khai đầy đủ và nhiều loại chỉ cung cấp chứng thực thông thường. Kế toán tư nhân thực hiện những việc này, thay mặt cho các nhà phát hành stablecoin.

3. Các loại stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định thường có tính tập trung hơn so với các loại tiền mã hóa khác. Một tổ chức trung tâm nắm giữ tài sản thế chấp và cũng có thể phải tuân theo các quy định tài chính bên ngoài. Điều này cho phép họ kiểm soát đáng kể đồng tiền. Bạn cũng cần phải đặt niềm tin rằng tổ chức phát hành có các khoản dự trữ mà họ yêu cầu. 

4. Cả stablecoin được thế chấp và không được thế chấp dựa rất nhiều vào cộng đồng của chúng để hoạt động. Việc có các cơ chế quản trị mở trong các dự án tiền mã hóa là điều phổ biến, có nghĩa là người dùng có tiếng nói trong việc phát triển và vận hành mỗi dự án. Do đó, bạn cần phải tham gia hoặc tin tưởng vào các nhà phát triển và cộng đồng để điều hành dự án một cách có trách nhiệm.

Các ví dụ về stablecoin

Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền mã hóa: MakerDAO (DAI)

DAI là một trong những stablecoin được đảm bảo bằng tiền mã hóa nổi tiếng nhất neo theo giá USD trên Ethereum. Đồng tiền này được quản lý bởi cộng đồng MakerDAO nắm giữ token quản trị MKR. Bạn có thể sử dụng MKR để tạo và bỏ phiếu cho các đề xuất thay đổi dự án. DAI được thế chấp quá mức để đối phó với sự biến động của tiền mã hóa và người dùng tham gia vào Vị trí nợ thế chấp (CDP) để quản lý tài sản thế chấp của họ. Toàn bộ quá trình diễn ra trên hợp đồng thông minh.

Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền pháp định: TrueUSD (TUSD)

TUSD là một stablecoin được neo bằng USD có thể kiểm chứng độc lập. Đây là stablecoin đầu tiên kiểm soát việc đúc tiền theo chương trình với xác minh trực tuyến ngay lập tức về dự trữ USD được giữ ngoài chuỗi. Dự trữ của TUSD được theo dõi bằng cách sử dụng Bằng chứng dự trữ Chainlink để chủ sở hữu có thể tự xác minh rằng TUSD của họ được hỗ trợ bởi USD được giữ trong dự trữ.

Các stablecoin có được quản lý không?

Các stablecoin đã thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý trên toàn thế giới do sự kết hợp độc đáo giữa tiền pháp định và tiền mã hóa. Khi duy trì mức giá ổn định, chúng hữu ích vì nhiều lý do hơn chỉ là đầu cơ. Chúng cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tốc độ cao trên phạm vi quốc tế với chi phí thấp. Một số quốc gia thậm chí đang thử nghiệm tạo ra các stablecoin của riêng họ. Vì stablecoin là một loại tiền mã hóa, nó có thể sẽ cần tuân theo các quy định tương tự như tiền mã hóa theo khu vực tài phán địa phương của bạn. Việc phát hành stablecoin với dự trữ tiền pháp định có thể sẽ cần sự chấp thuận của cơ quan quản lý.

Tổng kết

Ngày nay, thật khó để tìm thấy một nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch không nắm giữ một stablecoin nào đó. Stablecoin thường được sử dụng trong các sàn giao dịch tiền mã hóa để các nhà giao dịch có thể nhanh chóng tận dụng các cơ hội thị trường mới. Như chúng ta đã thảo luận, chúng cũng rất hữu ích để nhà đầu tư có thể vào và thoát các vị thế mà không cần phải rút tiền thành tiền pháp định. Ngoài giao dịch và đầu tư, các stablecoin có thể được sử dụng để thanh toán và chuyển khoản quốc tế.

Mặc dù các stablecoin là một phần không thể thiếu của tiền mã hóa và cho phép tạo ra một hệ thống tài chính mới, bạn không nên đánh giá thấp những rủi ro. Chúng ta đã thấy vẫn có các dự án stablecoin không thể giữ giá trị của mình ổn định, thiếu dự trữ và gặp các vấn đề pháp lý. Vì vậy, mặc dù các stablecoin là công cụ cực kỳ linh hoạt, nhưng đừng quên chúng vẫn là một loại tiền mã hóa và có những rủi ro tương tự. Bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, nhưng hãy đảm bảo tự nghiên cứu trước khi đầu tư hoặc giao dịch và không đầu tư nhiều hơn số tiền bạn có thể để mất.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm và Cảnh báo rủi ro: Nội dung này được trình bày cho bạn trên cơ sở "nguyên trạng" chỉ nhằm mục đích thông tin chung và giáo dục, không có bất kỳ hình thức đại diện hay bảo đảm nào. Nó không nên được hiểu là tư vấn tài chính, pháp lý hoặc chuyên nghiệp khác, cũng như không nhằm khuyến nghị mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên của riêng bạn từ các cố vấn chuyên nghiệp thích hợp. Trong trường hợp bài viết được đóng góp bởi cộng tác viên bên thứ ba, xin lưu ý rằng những quan điểm thể hiện đó thuộc về cộng tác viên bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Binance Academy. Vui lòng đọc tuyên bố từ chối trách nhiệm đầy đủ của chúng tôi tại đây để biết thêm chi tiết. Giá tài sản kỹ thuật số có thể biến động. Giá trị khoản đầu tư của bạn có thể tăng hoặc giảm và bạn có thể không lấy lại được số tiền đã đầu tư. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình và Binance Academy không chịu trách nhiệm pháp lý cho bất kỳ tổn thất nào mà bạn có thể phải gánh chịu. Tài liệu này không nên được hiểu là tư vấn tài chính, pháp lý hoặc chuyên nghiệp khác. Để biết thêm thông tin, hãy xem Điều khoản sử dụng Cảnh báo rủi rocủa chúng tôi.