Cách phát hiện lừa đảo trong các dự án tài chính phi tập trung (DeFi)
Trang chủ
Bài viết
Cách phát hiện lừa đảo trong các dự án tài chính phi tập trung (DeFi)

Cách phát hiện lừa đảo trong các dự án tài chính phi tập trung (DeFi)

Người mới
Đã đăng Nov 20, 2020Đã cập nhật Feb 1, 2023
6m

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bài viết này cung cấp những hướng dẫn chung giúp bảo vệ người dùng và nhà đầu tư DeFi. Tuy vậy, những lời khuyên dưới đây không phải là một danh sách lời khuyên đầy đủ, vì vậy việc hoàn toàn tuân thủ chúng cũng sẽ không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Binance Academy không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.


Tóm lược

Càng có nhiều người bị thu hút bởi lợi ích của DeFi, thì càng có nhiều kẻ lừa đảo cố gắng tìm ra chiêu trò và lỗ hổng để khai thác chúng hơn nữa.
Là nền tảng tài chính phi tập trung, DeFi là một hệ thống có cách hoạt động khác biệt. Tuy nhiên, nó cũng rất khắc nhiệt bởi thường không có cách nào để thu hồi tiền hoặc buộc các tác nhân gây hại phải chịu trách nhiệm, trong trường hợp người dùng bị lừa đảo và xảy ra thiệt hại. Vì vậy, trang bị những kiến thức cần thiết là cách để bạn bảo vệ tài khoản của mình và giảm khả năng bị lợi dụng.


Giới thiệu

Nền tài chính phi tập trung (DeFi) vốn tràn ngập sự đổi mới. Dù là bạn đã thực hiện việc tự nghiên cứu, thì các dự án DeFi vẫn ra đời liên tục, và rất khó để có thể nắm bắt kịp.
Tính chất của blockchain là phi tập trung và  không cần sự chấp thuận - nói cách khác, chúng hoàn toàn “mở cửa”. Để sử dụng, phát triển hoặc ra mắt các dự án trên blockchain, chúng ta không cần ai cho phép. Mặc dù đây là một tính chất tích cực và độc đáo của các loại tiền mã hóa như Bitcoin , nhưng nó cũng tồn tại những mặt tiêu cực.

Trên lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra các dự án - kể cả chúng là các dự án lừa đảo hoặc các dự án được thổi phồng thông tin, mà không có cách gì để ngăn chặn. Nhưng về mặt logic, chúng ta – với tư cách là một cộng đồng người dùng, có thể cùng nhau xác định những tiêu chuẩn để tách biệt những dự án, phát minh đột phá ra khỏi những dự án lừa đảo, hoặc các dự án sai lệch về thông tin.

Vậy, đâu là những khía cạnh bạn nên xem xét để đánh giá mức độ an toàn của các dự án?


Mục đích của dự án là gì?

Đây có vẻ như là một câu hỏi mà bạn xem là hiển nhiên, đặc biệt nếu bạn là người mới tham gia DeFi.

Dù nền tảng blockchain có rất nhiều sự đổi mới thú vị, nhưng phần đông các tài sản mã hóa – lại không chắc được tạo ra từ những điều mới mẻ! Trên thực tế, nhiều dự án mới chỉ cố gắng thu hút sự chú ý bằng danh xưng DeFi mà không hề có sự đổi mới nào.

Vì vậy, bạn có thể đặt câu hỏi rằng dự án này đã cố gắng làm điều gì đó mới và sáng tạo chưa? Hay họ có đang cố gắng đóng góp vào nền kinh tế kỹ thuật số mới với dự án của họ không? Đâu là điểm khác biệt của dự án với các đối thủ cạnh tranh? Đâu là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của dự án?

Đây là những câu hỏi rất đơn giản và thông thường. Tuy nhiên, bằng cách đặt câu hỏi này, ngay lập tức, bạn đã có thể loại bỏ một phần các dự án gian lận và lừa đảo.


Quá trình phát triển

Một điều khác bạn có thể xem xét là quá trình phát triển phần mềm. DeFi có các đặc tính của một phần mềm mã nguồn mở .

Vì vậy, nếu bạn biết một chút về lập trình, bạn có thể tự mình tìm hiểu về code của chúng. Hoặc đơn giản là nếu dự án đủ hấp dẫn, có thể có ai đó đã kiểm tra sự phát triển của các ứng dụng này. Điều này có thể giúp bạn nhanh chóng phát hiện những dự án xấu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhìn vào quá trình phát triển để kiểm tra. các nhà phát triển có liên tục cập nhập code mới hay không? Các dự án có thể có nhiều số liệu được đánh giá cao, nhưng cách kiểm tra này vẫn là một phong vũ biểu tốt để tìm hiểu xem liệu các nhà phát triển có thật sự hoạt động hay họ chỉ muốn kiếm tiền nhanh chóng.


Kiểm toán hợp đồng thông minh

Các hợp đồng thông minh và dự án DeFi thường được kiểm toán. Kiểm toán giúp đảm bảo rằng code được an toàn. Mặc dù, kiểm toán là một bước thiết yếu trong phát triển hợp đồng thông minh, nhưng nhiều nhà phát triển đã triển khai code của họ và bỏ qua bước này. Điều này có thể làm tăng đáng kể rủi ro khi sử dụng các hợp đồng thông minh.

Lưu ý là hoạt động kiểm toán thường rất tốn kém. Vì vậy, các dự án hợp pháp thường đủ khả năng và sẽ trả tiền cho việc kiểm toán. Trong khi đó, các dự án lừa đảo thường không bận tâm đến bước này.

Vậy, điều này có đồng nghĩa với việc nếu một dự án đã được kiểm toán, nó sẽ hoàn toàn an toàn để được sử dụng? Câu trả lời là không. Bởi kiểm toán là cần thiết, nhưng không có hoạt động kiểm toán nào đồng nghĩa với an toàn tuyệt đối. Vì vậy, bạn hãy luôn cân nhắc những rủi ro khi gửi tiền của mình vào một hợp đồng thông minh.


Những người sáng lập có ẩn danh không?

Thế giới tiền mã hóa nằm sâu trong quyền tự do ẩn danh (hoặc biệt danh) do Internet tạo ra. Sau tất cả, rất có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết danh tính của Satoshi Nakamoto - người (hoặc nhóm người) đã tạo ra những đồng tiền mã hóa đầu tiên.

Tuy nhiên, các nhóm phát triển với những người sáng lập ẩn danh cũng là một rủi ro mà bạn nên xem xét. Nếu họ là kẻ lừa đảo, việc ẩn danh sẽ giúp họ không cần chịu bất kỳ trách nhiệm nào. Mặc dù các công cụ phân tích trên chuỗi ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, nhưng việc xác định được những người sáng lập là người có uy tín, danh tính của họ gắn liền với thế giới thực vẫn là yếu tố tạo ra sự khác biệt.

Mặc dù vậy, hãy lưu ý rằng không phải tất cả các dự án được dẫn dắt bởi các nhóm ẩn danh đều là lừa đảo. Bởi có rất nhiều ví dụ về các dự án hợp pháp nhưng được tạo ra bởi các nhóm ẩn danh ngoài kia. Tuy nhiên, bạn vẫn nên xem xét yếu tố ẩn danh khi đánh giá một dự án.

Tóm lại, các dự án có người sáng lập ẩn danh là lừa đảo? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, nếu câu hỏi là: "Các dự án có người sáng lập ẩn danh sẽ khó bị quy trách nhiệm hơn nếu hành vi xấu?", thì câu trả lời là: "Có."



Cách phân phối các token?

Khi nghiên cứu một dự án DeFi, chúng ta cũng nên xem xét chúng dưới khía cạnh kinh tế học token. Một trong những cách mà các kẻ lừa đảo có thể kiếm tiền là nắm giữ một số lượng lớn token, tìm cách tăng giá và sau đó bán phá giá trên thị trường. 

Điều gì xảy ra nếu, 40-50-60% nguồn cung đang lưu thông đã bán sạch trên thị trường mở? Giá token sẽ giảm xuống và mất gần như tất cả giá trị. Mặc dù việc người sáng lập nắm giữ một cách đáng kể số lượng token không phải là một dấu hiệu gây quan ngại, nhưng chúng vẫn có thể dẫn đến nhiều vấn đề. 
Ngoài việc phân bổ, bạn còn cần xem xét cách phân bổ các token. Việc phân bổ này thường có được thực hiện trong đợt bán trước độc quyền, dành cho những người trong cuộc - những người sau đó quảng cáo dự án trên phương tiện truyền thông xã hội? Nó có phải là một đợt chào bán tiền mã hóa ban đầu (ICO)? Hoặc, đó có phải là cách thức bán và niêm yết token trực tiếp trên sàn giao dịch (IEO), và sàn giao dịch có đang dùng chính uy tín của mình để đảm bảo? Họ có đang phân phối token thông qua một đợt airdrop và có khả năng gây ra áp lực bán hay không?

Các mô hình phân phối token có rất nhiều khía cạnh cần xem xét. Trong nhiều trường hợp, người dùng bình thường khó có thể có thông tin đầy đủ về cách token được phân phối. Nhưng bản thân việc không minh bạch trong cách phân phối token có thể xem là một dấu hiệu nguy hại. Tóm lại, nếu bạn muốn có một bức tranh đầy đủ về dự án, thì cách token được phân phối như thế nào sẽ là một thông tin hoàn toàn cần thiết.


Dấu hiệu về một vụ lừa đảo"ôm tiền rồi bỏ chạy"?

Khai thác lợi suất (hay còn gọi là khai thác thanh khoản) là một cách để ra mắt token mới trong DeFi. Nhiều dự án DeFi mới sử dụng phương pháp này vì nó có thể tạo ra các chỉ số đẹp có lợi cho dự án. Ý tưởng của cách thức này là người dùng khóa tiền của họ vào các hợp đồng thông minh, đổi lại họ sẽ nhận được một phần trong số các token mới được tạo ra.

Chính vì vậy, điều này có thể tạo ra cơ hội để một số dự án rút tiền từ bể thanh khoản. Hoặc một số khác có thể sử dụng các phương pháp phức tạp hơn, hay có một mỏ token chưa đào khổng lồ. 

Ngoài ra, các altcoin mới thường được niêm yết trên các công vụ tạo lập thị trường tự động (AMM) như Uniswap hoặc Sushiswap trước tiên. Nếu nhóm dự án là bên cung cấp một phần thanh khoản tốt cho cặp thị trường trên AMM, họ cũng có thể loại bỏ nó và bán các token trên thị trường. Điều này thường dẫn đến giá token trở về gần bằng không. Vì về cơ bản, thị trường cho đồng tiền này đã không còn hoạt động, đây thường được gọi là sự rug bull - hay còn gọi là "qua cầu rút ván".


Tổng kết

Nếu bạn muốn tham gia vào vào vùng đất khai thác lợi suất còn rất sơ khai, hay chỉ đơn giản là sử dụng các giao thức phi tập trung để trao đổi và mua bán, thì bạn có thể gặp phải rất nhiều trò lừa đảo trong DeFi. Hy vọng rằng những hướng dẫn tổng quan này có thể giúp bạn phát hiện các dự án lừa đảo và những kẻ xấu tốt hơn.