Trang chủ
Bảng thuật ngữ
Nhận biết khách hàng (KYC)

Nhận biết khách hàng (KYC)

Người mới

KYC đề cập đến một quy trình mà các ngân hàng và tổ chức tài chính khác sử dụng để thu thập dữ liệu nhận dạng và thông tin liên hệ từ các khách hàng hiện tại và tiềm năng. Mục đích của nó là ngăn chặn gian lận, rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp khác cũng như việc lạm dụng các tài khoản tài chính. 

Tại Mỹ, các Ngân hàng được ủy quyền hợp pháp sử dụng KYC để tuân thủ theo Đạo luật Yêu nước năm 2001. Năm 1989, Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) được thành lập để chống rửa tiền trên quy mô quốc tế. FATF đặt ra các tiêu chuẩn và đưa ra các khuyến nghị để hoàn thành mục tiêu này thông qua các hoạt động Chống rửa tiền (AML). Các quốc gia thành viên và khu vực pháp lý cũng thực thi nhiều luật, quy tắc và quy định khác nhau để tuân thủ các nguyên tắc AML. KYC và AML luôn đi kèm với nhau trong việc giúp ngăn chặn các hoạt động tài chính không trung thực và phạm pháp.

Thực tế thì KYC được thực hiện trước khi một cá nhân trở thành khách hàng. Các tổ chức tài chính trước tiên phải xác minh danh tính của khách hàng tiềm năng trước khi mở tài khoản. Vì không có tiêu chuẩn xác minh pháp lý nên quy trình này có thể khác nhau đối với mỗi ngân hàng. 


Một số tài liệu xác minh danh tính được yêu cầu trong quy trình KYC bao gồm: 

  • Giấy phép lái xe / ID ảnh do chính phủ cấp

  • Hộ chiếu

  • Số an sinh xã hội

  • Thẻ PAN

  • Thẻ căn cước

Xác minh địa chỉ cũng là điều cần thiết. Người nộp đơn có thể nộp các bằng chứng tài liệu khác nhau, tùy thuộc vào điều lệ của ngân hàng. Một số ví dụ bao gồm hóa đơn tiện ích, bảng sao kê tài khoản từ ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ tín dụng khác hoặc hợp đồng cho thuê.

Sau khi cung cấp tài khoản cho khách hàng, ngân hàng được yêu cầu thực hiện cập nhật hồ sơ định kỳ. Điều này có nghĩa là họ tiếp tục “chứng nhận lại” khách hàng của mình bằng các yêu cầu không liên tục về các thông tin KYC trong suốt mối quan hệ với ngân hàng của họ. Họ cũng ấn định mức độ rủi ro cho khách hàng của mình và giám sát các giao dịch của khách hàng để đảm bảo chúng phù hợp với hành vi dự kiến.

Thực tế KYC không chỉ giới hạn ở các tổ chức ngân hàng. Ngành đầu tư tài chính sử dụng các quy trình KYC để tuân thủ Quy tắc KYC 2090 của Cơ quan quản lý ngành tài chính (FINRA). Nhưng thay vì cố gắng chống rửa tiền, những hoạt động KYC này giúp các công ty đầu tư hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng.

Khi nói đến các giao dịch tiền mã hoá, người dùng thường có thể tạo tài khoản trước khi kết thúc quá trình KYC. Tuy nhiên, những tài khoản chưa được xác minh này có những chức năng hạn chế.

Giảm thiểu và loại bỏ hoạt động rửa tiền và gian lận tài chính là lợi thế rõ ràng của các hoạt động KYC. Mặc dù nó khiến mọi việc trở nên phức tạp và mất thời gian hơn - đặc biệt đối với ngành ngân hàng và khách hàng của họ - nhưng lợi ích có thể lớn hơn sự bất tiện. Mặc dù các thông lệ được tiêu chuẩn hóa có thể sẽ giúp hợp lý hóa quy trình.

Trong lĩnh vực tiền mã hoá, việc sử dụng tiền kỹ thuật số để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp đã nhận được rất nhiều sự chú ý. Việc hạn chế những việc này chắc chắn có lợi cho tiền mã hoá và danh tiếng của lĩnh vưc này. Việc tuân thủ tốn nhiều thời gian nhưng cần luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, người dùng không nên cung cấp các thông tin nhận dạng nhạy cảm khi chưa đảm bảo rằng các công ty đã thực hiện các tiêu chuẩn bảo mật cần thiết để giữ an toàn cho dữ liệu hay chưa.
Chia sẻ bài đăng
Các thuật ngữ liên quan
Đăng ký tài khoản
Áp dụng kiến thức vào thực tế bằng cách mở tài khoản Binance ngay hôm nay.