Tại Sao Các Stablecoin Lại "Mất Chốt"?
Trang chủ
Bài viết
Tại Sao Các Stablecoin Lại "Mất Chốt"?

Tại Sao Các Stablecoin Lại "Mất Chốt"?

Trung cấp
Đã đăng Oct 26, 2023Đã cập nhật Jun 28, 2024
6m


TL;DR

  • Stablecoin sử dụng cơ chế "chốt" để duy trì mức giá ổn định.

  • Các stablecoin có thể được thế chấp (được đảm bảo bởi tiền pháp định, tiền mã hoá hoặc hàng hóa) hoặc không được thế chấp (được quy định bởi các thuật toán).

  • Các trường hợp stablecoin mất chốt trong quá khứ như UST vào năm 2022, USDC và DAI vào năm 2023 và USDR vào năm 2023 là minh họa cho những lỗ hổng và sự phức tạp của việc duy trì tỷ giá chốt.

Chốt stablecoin là gì?

Stablecoin là một loại tài sản tiền mã hoá được thiết kế để có giá trị tương đối ổn định. Trong khi các đồng tiền mã hoá thường được biết đến là dễ biến động thì stablecoin đã được đặc biệt tạo ra để trở thành một hàng rào chống lại các biến động giá.

Stablecoin duy trì sự ổn định bằng cách sử dụng "chốt" (peg). Một "chốt" giống như một cái neo cho giá trị. Giống như các quốc gia có thể ràng buộc giá trị tiền của họ với tiền tệ của quốc gia khác để giữ ổn định, stablecoin cũng làm điều tương tự. Nhiều stablecoin, như USDTDAI, hướng tới mục tiêu có giá trị tương đương 1 USD.

Điều gì xảy ra khi stablecoin mất chốt?

Khi một stablecoin không còn được giao dịch với giá trị chốt đã được xác định trước đó, nó  được gọi là "sự kiện mất chốt hoặc depeg". Trong những năm qua, các stablecoin đã mang tới những lợi ích to lớn và hiện chiếm hàng tỷ USD trong khối lượng giao dịch hàng ngày. 

Đây là lý do tại sao một sự kiện depeg có thể gây ra những hậu quả sâu rộng. Ở phần sau của bài viết, chúng ta sẽ xem xét các trường hợp trong quá khứ của việc stablecoin mất chốt. Trước đó, hãy xem cách các stablecoin quản lý chốt của chúng.

Stablecoin duy trì chốt của nó như thế nào?

Stablecoin thường thuộc hai loại – được thế chấp và không được thế chấp.

1. Các stablecoin được thế chấp

Hầu hết các stablecoin đang lưu hành ngày nay đều là các stablecoin được thế chấp, có nghĩa là giá trị của chúng được hỗ trợ bởi các tài sản khác. Những stablecoin này được cho là được đảm bảo hoặc “thế chấp” bằng tiền pháp định, các loại tiền mã hoá khác hoặc hàng hóa như vàng. Trong những trường hợp này, về mặt lý thuyết, mỗi stablecoin được phát hành phải có một tài sản dự trữ tương ứng.

Đây là cách mà chúng hoạt động:

  • Được thế chấp bằng tiền pháp định: Mỗi token đang lưu hành phải được hỗ trợ bằng một lượng tiền pháp định tương đương, như đồng USD. Do đó, mỗi stablecoin được phát hành phải được đổi lấy tài sản cơ bản. FDUSD và USDT là ví dụ về các stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định.

  • Được thế chấp bằng tiền mã hoá: Những stablecoin này được thế chấp quá mức bằng một tài sản tiền mã hoá hoặc một rổ các tài sản tiền mã hoá. Điều này có nghĩa là nhiều tiền mã hoá được giữ làm tài sản thế chấp hơn giá trị của stablecoin, cung cấp một lớp đệm chống lại những biến động giá tiềm ẩn. DAI và crvUSD là những ví dụ về stablecoin được thế chấp bằng tiền mã hoá.

  • Được thế chấp bằng hàng hóa: Những stablecoin này được neo vào giá của hàng hóa như vàng. Những coin này có khả năng cung cấp một hàng rào chống lại lạm phát và giá trị chịu rủi ro hàng hóa. Pax Gold (PAXG) là một ví dụ về stablecoin được thế chấp bằng hàng hóa, được hỗ trợ bằng vàng.

Lưu ý: Mặc dù các dự án stablecoin thường đưa ra các tuyên bố về dự trữ và cơ chế chốt của họ, nhưng tính xác minh và chính xác của các tuyên bố đó có thể khác nhau. Do đó, điều quan trọng là phải thận trọng và thừa nhận rằng mức độ tài sản thế chấp có thể không phải lúc nào cũng đạt 100% như đã khẳng định.

2. Các stablecoin không được thế chấp

Các stablecoin không thế chấp, còn được gọi là các stablecoin thuật toán, sử dụng các thuật toán được mã hóa và các hợp đồng thông minh để tự động điều chỉnh nguồn cung dựa trên nhu cầu thị trường, đảm bảo giá của stablecoin vẫn ở gần mức chốt của nó. 

Nếu giá giảm xuống dưới giá trị của loại tiền pháp định mà nó theo dõi, thuật toán sẽ giảm nguồn cung lưu thông, nhằm mục đích đẩy giá tăng trở lại. Mặt khác, nếu giá vượt quá giá trị của tiền pháp định, các token mới sẽ được giới thiệu để hạ giá trị của stablecoin. TerraUSD (UST) là một stablecoin thuật toán.

Vậy nên, điều gì sẽ xảy ra khi những stablecoin này mất đi giá trị chốt và bắt đầu giao dịch dưới giá trị thị trường? Chúng ta hãy xem một số ví dụ.

Các trường hợp stablecoin mất chốt trong quá khứ

Dưới đây là một vài sự cố nổi tiếng nhất liên quan đến việc stablecoin mất chốt.

Tháng 05/2022 - UST

Vào tháng 05/2022, thế giới tiền mã hoá đã trải qua một sự kiện lịch sử khi stablecoin UST của Terra mất chốt. Trước sự cố này, token gốc của Terra, LUNA, là đồng tiền lớn thứ 8 trên toàn cầu, có vốn hóa thị trường là 40 tỷ USD. Việc mất chốt này khiến cả UST và LUNA gần như vô giá trị, gây ra "sự lây lan tiền mã hoá", một phản ứng dây chuyền trong đó nhiều dự án và doanh nghiệp tiền mã hoá kết nối với Terra phải đối mặt với tổn thất nặng nề. Trong giai đoạn đầy biến động này, các stablecoin khác như USDD của Tron và USN của Near Protocol cũng tạm thời mất chốt trước khi trở lại trạng thái ngang giá. 

Tháng 03/2023 - USDC và DAI

Vào tháng 03/2023, hai loại stablecoin hàng đầu là USDC và DAI đã bị mất chốt do sự sụp đổ của ba ngân hàng Hoa Kỳ: Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB), Ngân hàng Signature và Ngân hàng Silvergate. Nhà phát hành USDC Circle tiết lộ rằng 3,3 tỷ USD dự trữ tiền mặt được sử dụng để thế chấp stablecoin đã được giữ tại SVB. Kết quả là USDC tạm thời mất chốt, giảm hơn 12% chỉ trong một ngày.

DAI cũng trải qua những biến động về giá trị, chủ yếu là do hơn một nửa dự trữ tài sản thế chấp của nó được gắn với USDC và các công cụ liên quan vào thời điểm đó. Tình hình ổn định hơn khi Cục Dự trữ Liên bang tuyên bố hỗ trợ cho các chủ nợ của ngân hàng, dẫn đến USDC và DAI quay trở lại mức chốt tương ứng. 

Sau vụ việc, cả hai stablecoin đều điều chỉnh thành phần dự trữ của mình, trong đó USDC chủ yếu đặt dự trữ tiền mặt cùng với Ngân hàng New York Mellon và DAI đa dạng hóa dự trữ của mình trên nhiều stablecoin và tăng tỷ lệ nắm giữ tài sản trong thế giới thực.

Tháng 10/2023 - USDR

USDR, hay Real USD, là một loại stablecoin được ra mắt bởi Tangible (token gốc TNGBL) vào năm 2022. Đây là một loại stablecoin được chốt bằng USD nhằm sử dụng sự kết hợp giữa bất động sản được mã hóa và stablecoin DAI làm tài sản thế chấp. 

USDR cũng có cơ chế tái thế chấp tự động, trong đó một nửa lợi tức cho thuê thu được từ người thuê sẽ được tự động chuyển đến kho bạc. Đây được cho là một cơ chế ổn định chốt. Thật không may, bất chấp những biện pháp ổn định này, USDR đã bị mất chốt vào ngày 11/10/2023.

Đây là những gì đã xảy ra:

  • Vào ngày 11/10, USDR đã nhận thấy yêu cầu mua lại tăng vọt, cuối cùng đạt tổng cộng 10 triệu USDR.

  • Yêu cầu mua lại khổng lồ này đã làm cạn kiệt kho bạc USDR của tất cả các khoản dự trữ stablecoin DAI thanh khoản được của nó.

  • Vì tài sản thế chấp còn lại là dự trữ bất động sản được mã hóa kém thanh khoản hơn nên Tangible không thể đáp ứng ngay các yêu cầu mua lại.

  • Cuộc khủng hoảng thanh khoản đột ngột này đã gây ra FUD lớn cho những người nắm giữ USDR khi coin này bị mất chốt.

Theo các nhà nghiên cứu độc lập và thành viên của cộng đồng USDR, bất động sản được token hóa được USDR sử dụng làm tài sản thế chấp đã sử dụng tiêu chuẩn token ERC-721, tiêu chuẩn này không linh hoạt như tiêu chuẩn ERC-20 thường được sử dụng. Vì các token ERC-721 không thể dễ dàng phân chia thành từng phần nên việc quy đổi kịp thời trở nên khó khăn.

Tổng kết

Trong thế giới đầy biến động của tiền mã hoá, sự ổn định được hứa hẹn giúp các stablecoin trở thành nơi trú ẩn an toàn và quan trọng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, như lịch sử đã chỉ ra, những stablecoin này chắc chắn không thể tránh khỏi những thách thức. Các sự cố mất chốt lớn của UST và USDR cho thấy chúng dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực tài chính bên ngoài và các lỗi thiết kế vốn có. Giống như bất cứ điều gì trên thị trường tài chính, điều quan trọng là bạn phải tự nghiên cứu trước khi có thể chấp nhận rủi ro.

Đọc thêm:

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung này được cung cấp cho bạn trên cơ sở “nguyên trạng” chỉ nhằm mục đích thông tin chung và giáo dục mà không có đại diện hay bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào. Nó không nên được hiểu là lời khuyên về tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác, cũng như không nhằm mục đích khuyến nghị mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên của riêng bạn từ các cố vấn chuyên môn thích hợp. Trong trường hợp bài viết được đóng góp bởi người đóng góp bên thứ ba, xin lưu ý rằng những quan điểm thể hiện đó thuộc về người đóng góp bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Binance Academy. Vui lòng đọc tuyên bố từ chối trách nhiệm đầy đủ của chúng tôi ở đây để biết thêm chi tiết. Giá tài sản kỹ thuật số có thể biến động. Giá trị khoản đầu tư của bạn có thể giảm hoặc tăng và bạn có thể không lấy lại được số tiền đã đầu tư. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình và Binance Academy không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào bạn có thể phải gánh chịu. Tài liệu này không nên được hiểu là lời khuyên về tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác. Để biết thêm thông tin, hãy xem Điều khoản sử dụng Cảnh báo rủi ro của chúng tôi.