CoW DAO (COW) là gì?
Trang chủ
Bài viết
CoW DAO (COW) là gì?

CoW DAO (COW) là gì?

Trung cấp
Đã cập nhật Nov 11, 2024
7m

Các điểm chính

  • CoW DAO là dự án DeFi ra đời với mục đích nâng cao trải nghiệm và sự an toàn cho người dùng. Dự án này có 3 công cụ chính: CoW Protocol, MEV Blocker và CoW AMM.

  • CoW Protocol là công cụ giao dịch cung cấp cơ chế định giá hiệu quả và bảo vệ người dùng khỏi các mô hình giao dịch bất lợi.

  • MEV Blocker là công cụ bảo vệ giao dịch giúp người dùng tránh được frontrunning và cuộc tấn công sandwich.

  • CoW AMM là market maker tự động sử dụng mô hình mới để bảo vệ nhà cung cấp thanh khoản khỏi thủ đoạn trục lợi từ giá.

CoW DAO là gì?

CoW DAO tập trung tạo ra các sản phẩm trên Ethereum có thể giúp nâng cao sự an toàn và trải nghiệm giao dịch cho người dùng Web3. Dự án này có 3 công cụ chính: CoW Protocol, MEV Blocker và CoW AMM. Các công cụ này cũng hỗ trợ phát triển, cung cấp nguồn tài trợ và các nguồn lực khác cho các dự án này.

  1. CoW Protocol: Công cụ giao dịch sử dụng giao dịch theo nhóm để tìm ra mức giá tốt nhất và tối ưu thanh khoản.

  2. MEV Blocker: Công cụ bảo vệ giao dịch giúp ngăn chặn các cuộc tấn công vào giao dịch đồng thời cung cấp tiền hoàn lại cho người dùng.

  3. CoW AMM: Market maker tự động (AMM) bảo vệ nhà cung cấp thanh khoản khỏi thủ đoạn trục lợi từ giá.

CoW DAO sử dụng mô hình quản trị phi tập trung cho phép thành viên cộng đồng kiểm soát sự phát triển của giao thức.

CoW Protocol

Mong muốn giao dịch

Khi giao dịch bằng CoW Protocol, thay vì đặt lệnh giao dịch trực tiếp, bạn sẽ ký “mong muốn giao dịch”. Mong muốn này mô tả loại tài sản và số lượng tài sản bạn muốn giao dịch, sau đó solver (người xử lý) sẽ tìm cách tốt nhất để thực hiện mong muốn đó.

Lợi ích tài chính

Solver sẽ cố gắng giúp bạn có được mức giá tốt nhất bằng cách khớp giao dịch peer-to-peer (gọi là Mong muốn trùng khớp) hoặc tìm kiếm các giao dịch ngoài chuỗi. Phương pháp này giúp giảm phí và ngăn hành vi thao túng giá đồng thời bảo vệ người dùng khỏi các cuộc tấn công MEV (Giá trị có thể trích xuất tối đa).

Lợi ích kỹ thuật

Giao thức hỗ trợ đấu giá theo lô, cho phép người dùng gửi nhiều giao dịch và trả phí gas bằng các token khác không phải là ETH. Giao thức cũng loại bỏ phí nếu giao dịch không thành công.

Solver và đấu giá theo lô

Solver sẽ cạnh tranh để xử lý các mong muốn giao dịch của bạn theo lô, nhằm mục đích giúp bạn đạt được mức giá tốt nhất. Đấu giá theo lô giúp ngăn ngừa hành vi thao túng và thống nhất một mức giá cho các giao dịch. Hệ thống này ngăn bot lợi dụng thứ tự giao dịch và hỗ trợ khớp giao dịch peer-to-peer, từ đó giúp giảm chi phí và cải thiện hiệu quả giao dịch.

Xử lý lệnh

CoW Protocol xử lý lệnh theo 4 bước chính:

  1. Gửi mong muốn: Thay vì đặt lệnh trực tiếp, người dùng gửi "mong muốn giao dịch" đã ký kèm thông tin chi tiết về loại tài sản và số lượng tài sản.

  2. Gộp thành lô: CoW Protocol gộp nhiều mong muốn giao dịch thành một lô.

  3. Solver cạnh tranh với nhau: Solver có một khoảng thời gian ngắn để đề xuất giải pháp, nhằm mục đích mang lại cho người dùng mức giá tốt nhất. Solver có mức giá tốt nhất sẽ thắng.

  4. Thực hiện: Solver thắng sẽ thực hiện giao dịch và người dùng sẽ nhận được token của mình.

Phương pháp này được thiết kế để giảm bớt phí, tối ưu giá và ngăn ngừa thủ đoạn trục lợi từ MEV.

Các loại lệnh

Tính đến tháng 11 năm 2024, CoW cung cấp 6 loại lệnh: lệnh thị trường, lệnh limit, lệnh TWAP, lệnh được lập trình, lệnh Milkman và CoW Hook.

1. Lệnh thị trường

  • Mục tiêu là mua hoặc bán ngay lập tức ở mức giá hiện tại.

  • Solver phải khớp toàn bộ lệnh hoặc chờ thanh khoản.

  • Người dùng đặt mức độ trượt giá để tính đến biến động giá trong quá trình thực hiện.

2. Lệnh limit

  • Mua hoặc bán ở một mức giá cụ thể trước ngày hết hạn.

  • Nếu giá đạt mục tiêu, lệnh sẽ thực hiện; nếu không, lệnh sẽ hết hạn.

  • CoW Protocol xử lý các lệnh này mà không tốn phí gas và tối ưu hóa để đạt được mức giá tốt nhất có thể.

3. Lệnh TWAP

  • Chia lệnh lớn thành các lệnh nhỏ hơn theo thời gian để giảm thiểu tác động của giá.

  • Người dùng đặt tài sản, giới hạn giá, số lượng lệnh nhỏ và thời gian để kiểm soát việc thực hiện lệnh.

4. Lệnh được lập trình

  • Giao dịch tự động dựa trên các điều kiện cụ thể (ví dụ: điều kiện kích hoạt giá).

  • Hữu ích với các chiến lược phức tạp, DAO và giao dịch ở cấp độ giao thức.

5. Lệnh Milkman

  • Được Yearn Finance cùng với CoW Protocol tạo ra, lệnh Milkman dựa vào nguồn cấp giá theo thời gian thực thay vì giá cố định.

  • Lệnh Milkman có thể được thực hiện theo mức giá thị trường hợp lý ngay cả khi lệnh bị trễ đáng kể.

  • Hữu ích với DAO và các giao dịch phụ thuộc vào quản trị.

6. CoW Hook

  • CoW Hook cho phép người dùng thực hiện các hành động tùy chỉnh trước hoặc sau giao dịch, như chuyển tiền, stake hoặc nhận phần thưởng. 

  • CoW Hook thực hiện nhiều hành động trong một giao dịch đơn lẻ, cho phép người dùng ghép bất kỳ hành động nào liên quan đến Ethereum với lệnh CoW.

  • Nhà phát triển và nhà giao dịch có thể bày tỏ mong muốn của mình.

MEV Blocker

Được phát triển bởi CoW DAO, Beaver Builder và Gnosis DAO, MEV Blocker là công cụ bảo vệ người dùng khỏi frontrunning và cuộc tấn công sandwich. MEV Blocker gửi giao dịch đến một mạng lưới an toàn, tránh các bể công cộng vốn hay thu hút bot.

  • Frontrunning xảy ra khi bot phát hiện một giao dịch lớn trong hàng đợi và đặt lệnh trước giao dịch đó để tận dụng biến động giá dự kiến. Điều này thường khiến nhà giao dịch ban đầu phải chịu mức giá tệ hơn.

  • Backrunning xảy ra khi bot thực hiện giao dịch ngay sau một giao dịch lớn để kiếm tiền từ biến động giá còn sót lại từ giao dịch ban đầu. Trường hợp này ít gây hại hơn vì nó không ảnh hưởng đến giá của nhà giao dịch ban đầu.

  • Tấn công sandwich là sự kết hợp của cả hai, trong đó bot đặt giao dịch trước và sau giao dịch của người dùng, làm tăng giá và kiếm lời từ chi phí của người dùng.

Các chiêu thức này khai thác bản chất minh bạch của mạng lưới blockchain, nhưng chúng có thể bị ngăn chặn bằng các công cụ như CoW MEV Blocker.

Với MEV Blocker, người dùng cũng có thể kiếm được khoản tiền hoàn lên tới 90% từ giao dịch backrunning có được từ chính giao dịch của họ. Công cụ này nhanh hơn các quy trình giao dịch tiêu chuẩn và mang lại sự minh bạch cũng như khả năng theo dõi theo thời gian thực cho người dùng. Nhiều ví Web3 như UniswapTrust Wallet đã tích hợp MEV Blocker để giao dịch trở nên an toàn và hiệu quả hơn.

CoW AMM

Vấn đề LVR

Nhà cung cấp thanh khoản (LP) thường chịu thiệt vì hầu hết các AMM không điều chỉnh đủ nhanh để khớp với giá mới nhất trên các sàn giao dịch lớn, khiến giá trở nên lỗi thời và đây là cơ hội để các trader kinh doanh chênh lệch giá lợi dụng. Đây được gọi là vấn đề "loss-versus-rebalancing" (LVR), làm giảm lợi nhuận của LP.

Để giải quyết vấn đề LVR, CoW AMM sử dụng một cơ chế mới gọi là Function-Maximizing AMM (FM-AMM). Cơ chế này gộp các giao dịch thành lô và đặt một mức giá bù trừ duy nhất cho mỗi lô, đảm bảo các giao dịch diễn ra ở mức giá công bằng và mới nhất.

Token COW

Token COW đóng vai trò trung tâm trong CoW Protocol, hoạt động như một token quản trị cho phép các bên liên quan tham gia vào quá trình ra quyết định về sự phát triển và thay đổi của giao thức. Hệ thống quản trị này được thiết kế để thống nhất lợi ích của người dùng, nhà phát triển và người ủng hộ, thúc đẩy phương pháp tiếp cận cộng đồng làm chủ.

Tổng kết

CoW DAO cung cấp các giải pháp tiên tiến để bảo vệ người dùng Ethereum khỏi hành vi thao túng, đảm bảo giao dịch tốt hơn, bảo vệ thanh khoản và cơ chế quản trị phi tập trung. Thông qua CoW Protocol, MEV Blocker và CoW AMM, người dùng được hưởng mức phí thấp hơn, giảm bớt rủi ro và tăng khả năng kiểm soát giao dịch.

Đọc thêm:

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Nội dung này được trình bày cho bạn trên cơ sở “nguyên trạng” chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung và phổ biến kiến thức mà không phải là sự cam đoan hay bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào. Nội dung này không nên hiểu là lời khuyên tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác, cũng như không nhằm khuyến nghị mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn chuyên môn phù hợp. Trong trường hợp bài viết do cộng tác viên bên thứ ba đóng góp, xin lưu ý rằng những quan điểm thể hiện đó thuộc về cộng tác viên bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Binance Academy. Vui lòng đọc toàn bộ tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi tại đây để biết thêm chi tiết. Giá tài sản kỹ thuật số có thể biến động. Giá trị khoản đầu tư của bạn có thể tăng hoặc giảm và có thể bạn sẽ không lấy lại được số tiền đã đầu tư. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình và Binance Academy không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất nào bạn có thể gặp phải. Tài liệu này không nên hiểu là lời khuyên tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác. Để biết thêm thông tin, hãy xem Điều khoản sử dụngCảnh báo rủi ro của chúng tôi.