Yearn.finance (YFI) Là Gì?
Trang chủ
Bài viết
Yearn.finance (YFI) Là Gì?

Yearn.finance (YFI) Là Gì?

Trung cấp
Đã đăng Nov 9, 2020Đã cập nhật Aug 17, 2022
6m

Tác giả: Nick Chong


Tóm lược

YFI là đồng tiền mã hoá gốc của giao thức Yearn.finance. Nó là token quản trị cho phép người dùng bỏ phiếu quyết định hướng phát triển của giao thức.

Kể từ khi ra mắt vào tháng 7, nhờ vào các chiến lược tập trung khai thác lợi suất tự động, YFI đã trở thành một trong những token và giao thức lớn nhất được tạo trên Ethereum. Theo một cách nào đó, bạn có thể coi Yearn.finance là một chú robot luôn cố gắng tìm kiếm lợi tức tốt nhất giữa các nền tảng DeFi có trên Ethereum cho người dùng.


Giới thiệu

Tài chính phi tập trung – hay còn được gọi là DeFi – đã tăng trưởng rất nhanh như đường cong parabol, bởi các dự án sau lại lần lượt đưa ra lợi suất cao hơn cả những dự án trước. Một phần quan trọng của sự tăng trưởng này còn là do sự ra đời của các token quản trị, cho phép người dùng có quyền bỏ phiếu nhằm xác định hướng phát triển giao thức. Các token quản trị là một bước quan trọng trong việc phi tập trung hoá các giao thức DeFi.

Đi theo làn sóng token quản trị, Yearn.finance đã triển khai YFI vào tháng 7/2020. Token này đã nhanh chóng thu hút thị trường tiền mã hoá khi liên tục tăng giá, từ 3 đô-la lên đến 30.000 đô-la trong một tháng.


Yearn.finance là gì?

Trước khi tìm hiểu về YFI, chúng ta nên tìm hiểu về bối cảnh ra đời của Yearn.finance – hay còn được gọi là yEarn.

Được Andre Cronje ra mắt vào đầu năm 2020, Yearn.finance là một giao thức được tạo trên Ethereum, nhằm mục đích giúp người dùng đạt được lợi suất cao nhất khi gửi ether, các stablecoin và altcoin vào dự án DeFi. Andre Cronje là một nhà phát triển công nghệ tài chính người Nam Phi. Sau khi nhận thấy sự mâu thuẫn trong các mức lợi suất được cung cấp bởi các ứng dụng DeFi khác nhau, anh đã có động lực để tạo ra Yearn.finance.

Tuy vậy, giao thức này đã bị khai thác một vài lỗ hổng ngay sau khi mới ra mắt. Vì vậy, Cronje đã đại tu giao thức để cung cấp cho người dùng một bộ các sản phẩm mới.


Các tính năng chính khác

Tính năng chính của giao thức này được gọi là Vaults . Nó cho phép người dùng gửi tiền mã hoá và kiếm được lợi nhuận. Các khoản tiền gửi được quản lý theo chiến lược cố gắng tối đa hóa lợi tức và giảm thiểu rủi ro. Khi ra mắt, Vaults chủ yếu tập trung vào stablecoin, nhưng sau đó, Vaults đã mở rộng để hỗ trợ thêm đồng ether, các sản phẩm Bitcoin được token hoá, Chainlink và các đồng tiền khác. 
Vault rất quan trọng vì chúng giúp giảm thiểu chi phí giao dịch vốn khá cao trên Ethereum. Bằng cách gộp vốn, chỉ có một tài khoản (tức người kiểm soát mỗi Vault) phải trả phí giao dịch (gas) để khai thác lợi suất.
Yearn.finance cũng cung cấp các dịch vụ khác. Earn là một phiên bản thu gọn của Vaults, chỉ hỗ trợ các stablecoin và bitcoin được token hoá. Zap cho phép người dùng hoán đổi stablecoin truyền thống lấy token của nhà cung cấp thanh khoản đại diện cho stablecoin.
Yearn.finance còn đang cung cấp thêm các sản phẩm khác như yInsure, một giao thức bảo hiểm phi tập trung cho người dùng DeFi và StableCredit, tạo điều kiện vay và cho vay phi tập trung.


Tóm tắt về YFI

Tính đến tháng 7 năm nay, Yearn.finance vẫn nằm trong một thị trường rất ngách. Sau đợt bị khai thác vào đầu năm 2020 và sự sụp đổ của thị trường tiền mã hoá vào tháng 3, nhiều người dùng đã do dự khi sử dụng các giao thức mới.

Điều này đã thay đổi khi Cronje đăng tải một bài viết trên Medium để giới thiệu về YFI, một token ERC-20 được khởi chạy để người dùng có thể tự điều phối giao thức Yearn.finance.
YFI có thể được tạo ra từ một số cách, bao gồm cung cấp thanh khoản cho Balancer, một sàn giao dịch phi tập trung công cụ giúp gửi vốn vào các sản phẩm của Yearn.finance.

Trong khi bài đăng trên trang Medium đề cập rằng YFI "không có giá trị nội tại", thị trường vẫn tiếp tục săn đón đồng tiền này. Bắt đầu được giao dịch ở mức 3 đô-la trong một bể của Balancer, giá của đồng tiền mã hoá này đã tăng vọt khi các nhà đầu tư nhìn thấy giá trị của việc được góp phần quản trị Yearn.finance - một giao thức dần đạt được được hàng chục triệu USD tiền gửi.

Ngay sau khi ra mắt, cộng đồng đã quyết định nguồn cung tối đa của YFI là 30.000 đơn vị. Họ chọn cách để cho YFI khan hiếm thay vì cho phép số lượng của nó gia tăng nhiều hơn nữa. Những người dùng không hài lòng với quyết định này đã tách khỏi dự án, tạo ra một bản fork hiện được gọi là DFI.money hoặc YFII.



Yearn.finance phi tập trung

YFI rất quan trọng đối với Yearn.finance vì nó tạo ra các khoản tiền gửi và gây được sự chú ý. Tuy vậy, đồng tiền này còn được tạo ra bởi một mục đích khác: giúp cho việc phát triển được phi tập trung và chia quyền kiểm soát giao thức cho những người dùng. 

Cơ chế canh tác (farming) cho phép bất kỳ người dùng nào trong cùng một thời điểm, – cho dù có 100 đô-la hay 1.000.000 đ- la – kiếm được đều kiếm được YFI với cùng chi phí. Điều này có nghĩa là bất kỳ người dùng nào cũng có thể có được YFI để tạo ra ảnh hưởng đến Yearn.finance.

Kể từ khi ra mắt YFI, một cổng thông tin quản trị toàn diện đã ra mắt. Đây là nơi các chủ sở hữu token này có thể bỏ phiếu quyết định cho các đề xuất của các thành viên trong cộng đồng. 

Các quyết định đã được đưa ra cho đến nay bao gồm việc thuê một nhóm các nhà tiếp thị và nhà phát triển, cũng như việc bổ sung một số chiến lược nhất định cho Vaults. 

Một trong các quyết định quan trọng được phê chuẩn là việc cho phép những người nắm giữ YFI được quyền nhận một phần lợi nhuận của giao thức. Các khoản phí được triển khai trong các sản phẩm của Yearn.finance được tích lũy vào Treasury (Kho bạc), sau đó được phân phối cho các chủ sở hữu YFI và đội ngũ phát triển. Điều này làm cho YFI trở thành một tài sản mang lại cổ tức, khác với Bitcoin hoặc Ethereum.


Lý do khiến YFI trở nên quan trọng

Mặc dù nhiều người bị ấn tượng việc tăng giá của YFI, nhưng tác động lớn nhất của YFI chính là nó đã mở đầu cho một cách tiếp cận mới để phát triển người dùng cho giao thức. Người ta đã lập luận rằng sự ra mắt của YFI là "sự ra mắt công bằng nhất kể từ khi Bitcoin ra đời", vì bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào quá trình tạo ra đồng tiền này với một mức giá.

Thay vì sử dụng mô hình Phát hành tiền mã hóa lần đầu (ICO) - mà trong đó người dùng phải trả một mức giá nhất định cho mỗi đồng tiền mới, thì người dùng YFI lại cần thực sự tham gia vào giao thức. Cơ chế này cho phép nhanh chóng xây dựng một cộng đồng xung quanh dự án, vì mọi người dùng đều có khả năng tác động đến Yearn.finance như nhau thông qua token quản trị.
Dù trải qua biến động giá ban đầu, Yearn.finance vẫn sở hữu một trong những cộng đồng tích cực nhất trong không gian tài chính phi tập trung và tiền mã hoá nói chung. 


Các thách thức

Không phải là không những thách thức của riêng dành cho YFI. Vì Andre Cronje là "chủ tướng" đứng sau Yearn.finance và YFI trong một thời gian dài, nên các nhà đầu tư rất quan tâm đến từng động thái của nhà sáng lập này. Điều này có nghĩa là nếu anh ấy dành thời gian nghỉ ngơi, nhiều người có thể coi đó là một đòn giáng mạnh vào YFI. Do đó, một số người cho rằng dự án vẫn khá tập trung vào một người chơi chính (ít nhất là ở một mức độ nào đó).

Điều này đã được nhấn mạnh vào đầu năm nay khi có thông tin rằng Cronje muốn rời khỏi thế giới DeFi. Giá YFI tiếp tục giảm khi mọi người lo ngại về việc dự án có thể bị đóng cửa.

Xu hướng "Cronje Premium" này (như một số nhà giao dịch đã đặt tên cho nó) đang dần mất đi khi Yearn.finance giới thiệu các thành viên mới vào nhóm. Điều này dần không còn đáng lo ngại nếu việc quản trị phi tập trung tiếp tục phát triển và không cần có sức ảnh hưởng của Cronje.


Tổng kết

Sự ra mắt của YFI đã đánh dấu một bước ngoặt lớn cho toàn ngành về cách một dự án tiền mã hoá có thể phân phối đồng tiền của mình. Bằng cách khuyến khích những người dùng sớm, các dự án có thể được chấp nhận nhanh chóng tăng trưởng cộng đồng. Bởi bằng hình thức này, cộng đồng sẽ trở thành chủ nhân của dự án và họ có động lực phải làm tất cả những gì có thể để dự án được thành công.

Yearn.finance là một giao thức thú vị và nó đang xây dựng được các sản phẩm tài chính phi tập trung độc đáo. Tương lai có vẻ tươi sáng khi Yearn.finance đã thuê một loạt các nhà phát triển và nhà tiếp thị, nhưng chỉ thời gian mới có câu trả lời rằng liệu dự án có tồn tại bền vững và phát triển trong thế giới Defi trên Ethereum được hay không.