Giải Thích Về Điểm Cắt Vàng Và Điểm Cắt Tử Thần Trong Giao Dịch
Trang chủ
Bài viết
Giải Thích Về Điểm Cắt Vàng Và Điểm Cắt Tử Thần Trong Giao Dịch

Giải Thích Về Điểm Cắt Vàng Và Điểm Cắt Tử Thần Trong Giao Dịch

Trung cấp
Đã đăng Jul 15, 2020Đã cập nhật Dec 28, 2022
8m

Nội dung


Giới thiệu

Khi nói đến phân tích kỹ thuật, có rất nhiều các các mẫu biểu đồ để tham khảo. Chúng ta đã nói về điều này trong bài viết Hướng dẫn về các mẫu biểu đồ cổ điển dành cho người mới bắt đầu và 12 mẫu nến phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, còn có rất nhiều mô hình hữu ích khác để các nhà giao dịch trong ngàynhà giao dịch xoay vòng và nhà đầu tư dài hạn có thể sử dụng. Cụ thể, đó là mô hình điểm cắt vàng (golden cross) và điểm cắt tử thần (death cross).
Trước khi chúng ta tìm hiểu về điểm cắt vàng và điểm cắt tử thần là gì, hãy tìm hiểu về đường trung bình động (MA). Tóm gọn lại, đường trung bình động (MA) là một đường được vẽ trên biểu đồ giá, đo lường giá trung bình của tài sản trong một khung thời gian nhất định. Ví dụ: đường trung bình động 200 ngày sẽ đo lường giá trung bình của tài sản trong 200 ngày qua. Nếu bạn muốn đọc thêm về đường trung bình động, bạn có thể tham khảo bài viết: Giải thích về đường trung bình động.
Vậy, điểm cắt vàng và điểm cắt tử thần là gì, và các nhà giao dịch có thể sử dụng chúng như thế nào trong các chiến lược giao dịch?


Điểm cắt vàng là gì?

Một điểm cắt vàng (hay chữ thập vàng) là một mô hình biểu đồ đề cập đến việc đường trung bình động ngắn hạn vượt lên trên đường trung bình động dài hạn. Thông thường, đường MA 50 ngày được sử dụng làm đường trung bình ngắn hạn và đường MA 200 ngày được sử dụng làm đường trung bình dài hạn. Tuy nhiên, đây không phải là cách duy nhất để hiểu về một điểm cắt vàng. Nó có thể xảy ra trên bất kỳ khung thời gian nào - chỉ cần đường trung bình ngắn hạn vượt qua mức trung bình dài hạn và tạo ra điểm cắt.

Thông thường, một điểm cắt vàng xảy ra trong ba giai đoạn:

  1. MA ngắn hạn nằm dưới MA dài hạn trong xu hướng giảm.
  2. Có xu hướng đảo ngược và MA ngắn hạn vượt lên trên MA dài hạn.
  3. Xu hướng tăng bắt đầu khi MA ngắn hạn nằm trên MA dài hạn.


Một điểm cắt vàng cho thấy một xu hướng tăng mới của Bitcoin.


Trong nhiều trường hợp, điểm cắt vàng có thể được coi là một tín hiệu tăng giá. Tại sao điều này lại diễn ra? Câu trả lời khá đơn giản. Chúng ta biết rằng đường trung bình động đo lường giá trung bình của một tài sản trong khoảng thời gian mà nó vẽ ra. Theo nghĩa này, khi MA ngắn hạn nằm dưới MA dài hạn có nghĩa là hành động giá ngắn hạn đang giảm so với hành động giá dài hạn. 
Bây giờ, điều gì đang xảy ra khi mức trung bình ngắn hạn vượt qua mức trung bình dài hạn? Giá bình quân ngắn hạn cao hơn giá bình quân dài hạn. Điều này cho thấy một sự thay đổi tiềm năng theo xu hướng thị trường và đây là lý do tại sao một điểm cắt vàng được coi là dấu hiệu tăng giá.

Theo cách hiểu thông thường, điểm cắt vàng là điểm mà đường MA 50 ngày vượt lên trên đường MA 200 ngày. Tuy nhiên, ý tưởng chung đằng sau điểm cắt vàng là đường trung bình động ngắn hạn cắt đường trung bình động dài hạn. Theo nghĩa này, chúng ta có thể có các điểm cắt vàng xảy ra trên các khung thời gian khác (15 phút, 1 giờ, 4 giờ, v.v.). Tuy nhiên, các tín hiệu khung thời gian cao hơn có xu hướng đáng tin cậy hơn các tín hiệu khung thời gian thấp hơn.

Đến đây, chúng ta đã xem xét một điểm cắt vàng với một thứ được gọi là đường trung bình động đơn giản (SMA). Tuy nhiên, có một cách phổ biến khác để tính toán đường trung bình động, được gọi là đường trung bình động hàm mũ (EMA). Nó sử dụng một công thức khác biệt, chú trọng nhiều vào dữ liệu giá gần đây hơn.

Các đường EMA cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm sự giao nhau giữa xu hướng tăng và giảm, bao gồm cả điểm cắt vàng. Khi các đường EMA phản ứng nhanh hơn với các biến động giá gần đây, các tín hiệu giao nhau mà chúng tạo ra có thể kém tin cậy hơn và đưa ra nhiều tín hiệu sai hơn. Mặc dù vậy, sự giao nhau giữa các đường EMA được các nhà giao dịch yêu thích sử dụng như một công cụ để xác định sự đảo ngược xu hướng.


Điểm cắt tử thần là gì?

Điểm cắt tử thần về cơ bản là đối lập với điểm cắt vàng. Đó là một mô hình biểu đồ trong đó đường MA ngắn hạn cắt xuống dưới đường MA dài hạn. Ví dụ: đường MA 50 ngày cắt xuống dưới đường MA 200 ngày. Do đó, một điểm cắt tử thần thường được coi là một tín hiệu giảm giá.

Thông thường, một điểm cắt tử thần xảy ra trong ba giai đoạn:

  1. Đường MA ngắn hạn nằm trên MA dài hạn trong xu hướng tăng.
  2. Xu hướng đảo ngược và đường MA ngắn hạn cắt xuống dưới đường MA dài hạn.
  3. Xu hướng giảm bắt đầu khi MA ngắn hạn nằm dưới MA dài hạn.


Một điểm cắt tử thần xác nhận xu hướng giảm của Bitcoin.


Bây giờ chúng ta đã hiểu điểm cắt vàng là gì, khá dễ hiểu tại sao điểm cắt tử thần lại là một tín hiệu giảm giá. Đường trung bình ngắn hạn đang cắt xuống dưới mức trung bình dài hạn, điều này cho thấy khả năng thị trường sẽ giảm giá.

Điểm cắt tử thần đã cung cấp một tín hiệu giảm giá trước những đợt suy thoái kinh tế lớn trong lịch sử, chẳng hạn như năm 1929 hoặc 2008. Tuy nhiên, nó cũng có thể cung cấp các tín hiệu sai, chẳng hạn như những điều diễn ra vào năm 2016.


Tín hiệu điểm cắt tử thần trên SPX năm 2016.


Như bạn có thể thấy trên ví dụ, thị trường đã tạo ra một điểm cắt tử thần, chỉ để tiếp tục xu hướng tăng và in một điểm cắt vàng ngay sau đó.


Điểm cắt vàng và điểm cắt tử thần - đâu là sự khác biệt?

Chúng ta đã thảo luận về cả hai khái niệm này, vì vậy sự khác biệt giữa chúng không khó hiểu. Thực chất, chúng là hai cực đối lập của nhau. Điểm cắt vàng có thể được coi là một tín hiệu tăng giá, trong khi điểm cắt tử thần cắt ngang một tín hiệu giảm giá. 

Cả hai đều có thể được xác nhận bởi khối lượng giao dịch cao. Một số nhà phân tích kỹ thuật cũng có thể kiểm tra các chỉ báo kỹ thuật khác khi xem xét bối cảnh các đường giao nhau. Các ví dụ phổ biến bao gồm Phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) và Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI
Điều quan trọng cần nhớ là đường trung bình động là  chỉ báo trễ, do đó nó không có sức mạnh dự đoán. Điều này có nghĩa là cả hai sự giao nhau thường sẽ cung cấp một xác nhận mạnh mẽ về một sự đảo ngược xu hướng đã xảy ra – không phải là một sự đảo ngược vẫn đang diễn ra.



Cách giao dịch điểm cắt vàng và điểm cắt tử thần

Ý tưởng cơ bản đằng sau những mẫu biểu đồ này khá đơn giản. Nếu bạn biết cách các nhà giao dịch sử dụng MACD, bạn sẽ dễ dàng hiểu cách giao dịch các tín hiệu giao nhau này.
Khi chúng ta đang nói về điểm cắt vàng và điểm cắt tử thần, chúng ta thường nhìn vào biểu đồ hàng ngày. Vì vậy, một chiến lược đơn giản có thể là mua ở điểm cắt vàng và bán ở điểm cắt tử thần. Trên thực tế, đây sẽ là một chiến lược tương đối thành công đối với Bitcoin trong vài năm qua – mặc dù đã có nhiều tín hiệu sai trong suốt chặng đường. Do đó, việc tuân theo một tín hiệu một cách mù quáng thường không phải là chiến lược tốt nhất. Vì vậy, bạn có thể muốn xem xét các yếu tố khác khi nói đến các kỹ thuật phân tích thị trường.
Nếu bạn muốn đọc về cách dễ dàng để áp dụng chiến lược này cho Bitcoin, bạn có thể đọc bài viết Giải thích Về Chiến Lược Trung Bình Hóa Chi Phí Đầu Tư (DCA).

Các điểm cắt được đề cập ở trên dựa trên sự giao nhau của các đường MA hằng ngày. Nhưng những khoảng thời gian khác thì sao? Điểm cắt vàng và điểm cắt tử thần xảy ra giống nhau, và các nhà giao dịch có thể tận dụng chúng. 

Tuy nhiên, như với hầu hết các kỹ thuật phân tích biểu đồ, tín hiệu trên khung thời gian cao hơn sẽ đáng tin cậy hơn tín hiệu trên khung thời gian thấp hơn. Một điểm cắt vàng có thể xảy ra vào khung giờ hàng tuần trong khi bạn đang xem một điểm cắt tử thần xảy ra vào khung giờ hàng giờ. Đây là lý do tại sao việc thu nhỏ và nhìn vào bức tranh lớn hơn trên biểu đồ luôn hữu ích.

Một thứ mà nhiều nhà giao dịch cũng sẽ tìm kiếm khi giao dịch điểm cắt vàng và điểm cắt tử thần là khối lượng giao dịch. Như với các mẫu biểu đồ khác, khối lượng có thể là một công cụ mạnh mẽ để xác nhận. Do đó, khi khối lượng tăng đột biến đi kèm với tín hiệu giao nhau, nhiều nhà giao dịch sẽ tin tưởng hơn tín hiệu đó là hợp lệ.
Một khi giao nhau vàng xảy ra, đường trung bình động dài hạn có thể được coi là vùng hỗ trợ tiềm năng. Ngược lại, một khi một điểm cắt tử thần xảy ra, nó có thể được coi là một vùng kháng cự tiềm năng.
Các nhà giao dịch có thể kiểm tra chéo các tín hiệu điểm cắt với các tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật khác để tìm kiếm sự hợp lưu. Các nhà giao dịch hợp lưu kết hợp nhiều tín hiệu và chỉ báo vào một chiến lược giao dịch nhằm làm cho các tín hiệu giao dịch đáng tin cậy hơn.


Tổng kết

Chúng ta đã thảo luận về một số tín hiệu giao nhau phổ biến nhất – điểm cắt vàng và điểm cắt tử thần.

Điểm cắt vàng là điểm cắt mà đường trung bình động ngắn hạn vượt lên trên đường trung bình động dài hạn. Điểm cắt tử thần là điểm cắt mà đường MA ngắn hạn nằm bên dưới đường MA dài hạn. Cả hai đều có thể được sử dụng như là công cụ đáng tin cậy để xác nhận xu hướng đảo chiều dài hạn, dù là trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, hoặc tiền mã hóa.
Bạn còn có câu hỏi về các tín hiệu giao nhau trong giao dịch như điểm cắt vàng và điểm cắt tử thần? Hãy theo dõi nền tảng  Ask Academy của chúng tôi, cộng đồng Binance sẽ giải đáp cho bạn.