Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008
Trang chủ
Bài viết
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008

Người mới
Đã đăng Dec 31, 2018Đã cập nhật Jun 9, 2023
4m

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008: Quá khứ và Hiện tại

Vào năm 2008, khủng hoảng tài chính nổ ra làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu. Sau 10 năm, người ta vẫn băn khoăn về sự thay đổi cuộc chơi, và quan trọng hơn là làm sao để tránh khỏi điều tương tự trong tương lai.

Nguồn cơn cuộc khủng hoảng được nhen nhóm từ thị trường thế chấp dưới chuẩn, từ đó lây lan nhanh trên quy mô lớn, cuối cùng trở thành cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Ban đầu chỉ là các gói cứu trợ lớn và hệ quả dẫn tới là sự tụt dốc không phanh của nền kinh tế, người ta bắt đầu hoài nghi về tính ổn định và minh bạch của hệ thống ngân hàng toàn cầu vốn rất được tin tưởng. 


Điều gì đã xảy ra trong suốt thời gian khủng hoảng?

Được xem là thảm họa kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại Khủng Hoảng, khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tàn phá nền kinh tế thế giới một cách nặng nề. Hậu quả của nó cho tới ngày nay vẫn được xem là cuộc Đại Suy Thoái, gồm có việc làm sụt giảm giá bất động sản, thất nghiệp tràn lan. Hậu quả của nó nghiêm trọng đến mức vẫn còn những tác động nhất định đến hệ thống tài chính cho tới ngày hôm nay. 

Tại Mỹ, hơn 8 triệu người mất việc làm, xấp xỉ 2.5 triệu doanh nghiệp phá sản và có tới gần 4 triệu ngôi nhà bị thu hồi trong vòng 2 năm. Bất ổn về an ninh lương thực cùng với sự mất cân bằng thu nhập làm cho nhiều người cảm thấy mất niềm tin vào cơ chế. 

Cuộc suy thoái được công bố là chính thức kết thúc vào năm 2009, nhưng trong một thời gian dài sau đó nhiều người dân vẫn phải chịu những hậu quả nặng nề, đặc biệt là tại Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức 10% vào năm 2009, và chỉ mới trở lại mức như trước khủng hoảng vào năm 2016 vừa rồi. 


Nguyên nhân gây ra cuộc Đại Suy Thoái? 

Có rất nhiều nguyên nhân được người ta đem ra để giải thích cho vấn đề này. Khi “cơn bão khủng hoảng” đã hình thành và đạt đến điểm ngưỡng của nó, thì đó chính là lúc khủng hoảng tài chính nổ ra. Các tổ chức tài chính liên tục đưa ra các khoản vay mạo hiểm (phần lớn là các khoản vay thế chấp), là nguyên nhân chính của một gói cứu trợ khổng lồ xuất hiện để giải cứu cho những người tham gia. 

Lý do thực sự của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 rất phức tạp, nhưng có thể nói rằng đó là do thị trường bất động sản Mỹ đã khởi đầu cho một chuỗi phản ứng dây chuyền - khi một mắt xích trong hệ thống tài chính bị phá vỡ. Kéo theo đó, tuyên bố phá sản của hãng tài chính Lehman Brothers đã làm tê liệt toàn bộ nền kinh tế Mỹ và Châu Âu. Từ đó, người ta nhận ra được những thiếu sót tiềm tàng của hệ thống ngân hàng, những gián đoạn hệ thống trên toàn thế giới mà nguyên nhân đến từ chính tính kết nối toàn cầu của nền kinh tế.


Vì sao sự ảnh hưởng của nó còn tiếp diễn đến ngày nay?

Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra cách đây đã hơn 1 thập kỷ, tuy nhiên hậu quả của nó vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ. Ảnh hưởng của cuộc suy thoái vẫn hiện hữu làm cho tốc độ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu là khá yếu khi đem ra so sánh với các dẫn chứng từ lịch sử. Các khoản vay rủi ro lớn đang xuất hiện trở lại và mặc dù lãi suất mặc định là ở mức khá thấp, nhưng nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào. 

Các nhà quản lý nhất mực cho rằng hệ thống tài chính toàn cầu đã cải thiện rất nhiều so với năm 2008 và các công cụ đảm bảo an toàn đã được tăng cường một cách đáng kể. Do đó, nhiều người tin rằng hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay mạnh mẽ hơn rất nhiều so với 1 thập kỷ trước. 

Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại rằng hình thái khủng hoảng kinh tế như vậy có thể nào tái xuất hiện không? Câu trả lời đơn giản là có, mọi khả năng đều có thể xảy ra. Dù có bao nhiêu thay đổi được thực hiện, bao nhiêu quy định mới được thực thi chăng nữa, thì vẫn tồn tại một số vấn đề cơ bản. 

Hãy nhớ rằng, chính cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của các chính sách. Toàn bộ các sự kiện xảy ra năm 2008 đều xuất phát từ các quyết định mà các nhà quản lý, chính trị già và các nhà hoạch định chính sách đưa ra từ nhiều năm trước đó. Từ các thể chế quản lý lỏng lẻo cho đến các tác động của văn hóa doanh nghiệp, người ta có thể đổ lỗi việc gây ra cuộc Đại Suy Thoái cho bất cứ thứ gì, trừ “quá khứ”.


Bước phát triển của Bitcoin và Các đồng tiền mã hóa

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nổi lên đánh dấu một số nguy cơ gắn liền với hệ thống ngân hàng truyền thống, và cũng chính năm đó, Bitcoin - đồng tiền mã hóa đầu tiên - đã được ra đời.

Trái ngược hoàn toàn với các loại tiền pháp định như đồng Đô la Mỹ hay đồng Bảng Anh, Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác mang tính phi tập trung, nghĩa là nó không hề bị kiểm soát bởi bất cứ chính phủ hay ngân hàng trung tâm nào cả. Thay vào đó, việc sinh ra các đồng coin mới phụ thuộc vào một bộ quy tắc thiết lập từ trước (giao thức). 

Giao thức của Bitcoin và thuật toán đồng thuận  Proof of Work lớp dưới của nó đảm bảo việc phát hành các đơn vị tiền mã hóa mới tuân theo một thời gian biểu thường xuyên. Cụ thể hơn, việc tạo ra các đồng coin mới phụ thuộc vào một quá trình gọi là “đào coin” - mining. Các thợ mỏ không chỉ chịu trách nhiệm giới thiệu các đồng coin mới lên hệ thống, mà còn có nghĩa vụ bảo mật cho hệ thống thông qua việc xác nhận và xác thực các giao dịch.
Thêm vào đó, giao thức sẽ thiết lập một lượng tổng cung cố định, đảm bảo rằng sẽ chỉ có duy nhất tổng cộng 21 triệu Bitcoin trên toàn thế giới. Do đó, khối lượng Bitcoin lưu hành trên thực tế và trong tương lai sẽ không có gì thay đổi. Hơn nữa, Bitcoin có mã nguồn mở nên bất cứ ai cũng có thể vừa kiểm tra, vừa đóng góp và tham gia và quá trình phát triển của nó. 


Kết Luận

Một thập kỷ đã trôi qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng người ta vẫn không thể quên được hệ thống ngân hàng thế giới thực tế mỏng manh dễ vỡ như thế nào. Có thể chính cuộc khủng hoảng này là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của tiền tệ số mã hóa như Bitcoin, dù không thể đảm bảo 100% là chính xác. 

Tiền mã hóa, dù vẫn còn một khoảng cách rất xa nữa, nhưng đã cho thấy nó hoàn toàn có thể làm một đại diện có thể thay thế cho hệ thống tiền pháp định truyền thống. Mạng lưới kinh tế thay thế như vậy có thể tạo ra sự tự do tài chính khi không một hình thức nào khác có thể và có tiềm năng tạo ra một xã hội tiến bộ hơn.