Hướng Dẫn Về Các Mô Hình Biểu Đồ Cổ Điển Cho Người Mới Bắt Đầu
Trang chủ
Bài viết
Hướng Dẫn Về Các Mô Hình Biểu Đồ Cổ Điển Cho Người Mới Bắt Đầu

Hướng Dẫn Về Các Mô Hình Biểu Đồ Cổ Điển Cho Người Mới Bắt Đầu

Người mới
Đã đăng Apr 8, 2020Đã cập nhật Oct 18, 2022
7m

Nội dung


Các mô hình biểu đồ cổ điển là gì?

Ngay cả trong  phân tích kỹ thuật (TA), vẫn có nhiều cách khác nhau để phân tích thị trường tài chính. Một số nhà giao dịch sẽ sử dụng các chỉ báo và bộ dao động, trong khi những người khác sẽ chỉ dựa trên phân tích của họ trên hành động giá.
Biểu đồ hình nến trình bày tổng quan lịch sử biến động giá theo thời gian. Ý tưởng là bằng cách nghiên cứu hành động giá trong lịch sử của một tài sản, các mô hình lặp lại có thể xuất hiện. Mô hình nến có thể đem lại nhiều thông tin hữu ích về tài sản qua các biểu đồ. Vì vâỵ, không ít nhà đầu tư cố gắng tận dụng những thông tin này để hỗ trợ cho các quyết định đầu tư vào cổ phiếu, ngoại hối, hay tiền mã hoá.
Các mẫu biểu đồ phổ biến nhất thường được gọi chung với cái tên: các mô hình biểu đồ cổ điển. Đây là các mô hình biểu đồ nổi tiếng nhất trong phân tích kỹ thuật. Nhiều nhà giao dịch cũng coi chúng là các chỉ báo giao dịch đáng tin cậy. Tại sao lại có điều này? Không phải trong giao dịch và đầu tư, chúng ta luôn tìm kiếm các lợi thế mà người khác đã bỏ qua sao? Một trong những lợi thế đó chính là tâm lý đám đông. Vì các mẫu kỹ thuật không bị ràng buộc bởi bất kỳ nguyên tắc khoa học hay quy luật vật lý nào, nên hiệu quả của chúng phụ thuộc nhiều vào phản ứng của một số lượng người tham gia thị trường.


Mô hình lá cờ

Cờ được định nghĩa là một khu vực hợp nhất đi ngược lại với xu hướng dài hạn và xảy ra sau một động thái giá mạnh. Mẫu biểu đồ này trông giống như một lá cờ với một cột cờ. Trong đó, cột là xung động di chuyển, và lá cờ là khu vực hợp nhất.

Cờ có thể được sử dụng để xác định khả năng tiếp tục của xu hướng. Khối lượng giao dịch (volume) là một con số khá quan trọng khi xem xét biểu đồ. Lý tưởng nhất là sự di chuyển xung động nên xảy ra với khối lượng lớn, trong khi giai đoạn hợp nhất nên có khối lượng thấp hơn, giảm dần.


Cờ tăng


Cờ tăng giá (bull flag) xảy ra trong một xu hướng tăng, theo sau một động thái tăng mạnh và nó thường tiếp tục diễn biến về phía tăng.


Cờ giảm


Cờ giảm giá (bear flag) xảy ra trong một xu hướng giảm, theo sau một động thái giảm mạnh và nó thường được diễn biến tiếp theo phía giảm giá.


Cờ đuôi nheo


Cờ đuôi nheo về cơ bản là một biến thể của mô hình cờ. Trong đó, khu vực hợp nhất có các đường xu hướng hội tụ, giống với hình tam giác hơn. Cờ đuôi nheo là một đội hình trung lập; việc giải thích nó phụ thuộc nhiều vào bối cảnh của mẫu đang xem xét.


Mô hình tam giác

Mô hình tam giác là một dạng biểu đồ đặc trưng bởi một phạm vi giá hội tụ, thường được theo sát bởi diễn biến của xu hướng. Bản thân hình tam giác cho thấy sự tạm dừng trong xu hướng cơ bản nhưng có thể cho thấy sự đảo ngược hoặc tiếp tục.


Tam giác tăng dần


Tam giác tăng dần hình thành khi có một vùng kháng cự nằm ngang và một đường xu hướng tăng được vẽ trên một loạt các mức giá thấp cao hơn. Về cơ bản, mỗi khi giá bật ra khỏi ngưỡng kháng cự ngang, người mua bước vào vùng giá cao hơn, tạo ra mức giá thấp cao hơn. Khi sự căng thẳng đang hình thành tại vùng kháng cự, nếu giá cuối cùng bị phá vỡ, giá có xu hướng tăng nhanh với khối lượng lớn . Do đó, tam giác tăng dần là một mô hình tăng giá.


Tam giác giảm dần


Tam giác giảm dần là nghịch đảo của tam giác tăng dần. Nó hình thành khi có một vùng hỗ trợ nằm ngang và một đường xu hướng giảm được vẽ trên một loạt các mức cao thấp hơn. Tương tự như hình tam giác tăng dần, mỗi khi giá bật ra khỏi ngưỡng hỗ trợ ngang, người bán bước vào với giá thấp hơn, tạo ra mức giá cao thấp hơn. Thông thường, nếu giá phá vỡ vùng hỗ trợ ngang, thì nó sẽ nhanh chóng giảm mạnh kèm với khối lượng lớn . Điều này làm cho nó trở thành một mô hình giảm giá. 


Tam giác đối xứng


Tam giác đối xứng được vẽ bởi một đường xu hướng phía trên giảm và một đường xu hướng tăng phía dưới, cả hai đường đều có một độ dốc gần bằng nhau. Tam giác đối xứng không phải là mô hình tăng giá cũng không phải là mô hình giảm giá, vì cách diễn giải của nó còn phụ thuộc nhiều vào bối cảnh (cụ thể là xu hướng cơ bản). Về bản chất, nó được coi là một mô hình trung lập, chỉ đơn giản là đại diện cho một thời kỳ hợp nhất.


Cái nêm

Một mô hình nêm được vẽ bởi các đường xu hướng hội tụ, cho thấy hành động giá đang thắt chặt. Trong trường hợp này, các đường xu hướng cho thấy mức cao và mức thấp nhất đang tăng hoặc giảm với một tốc độ khác nhau.
Nó có thể có nghĩa là một sự đảo chiều sắp xảy ra, vì xu hướng cơ bản đang trở nên yếu hơn. Mô hình nêm (wedge) có thể đi kèm với khối lượng giảm, cũng cho thấy rằng xu hướng có thể đang mất đà .


Nêm tăng


Nêm tăng là một mô hình đảo chiều giảm giá. Nó cho thấy rằng khi giá thắt chặt, xu hướng tăng ngày càng yếu đi và cuối cùng có thể phá vỡ đường xu hướng thấp hơn. 


Nêm rơi


Nêm giảm là một mô hình đảo chiều tăng. Nó chỉ ra rằng căng thẳng đang gia tăng khi giá giảm và các đường xu hướng đang thắt chặt. Một nêm giảm thường dẫn đến sự bứt phá về phía tăng với một động thái xung động.




Bạn muốn bắt đầu cùng tiền mã hoá? Mua Bitcoin trên Binance ngay hôm nay!




Hai đỉnh và hai đáy

Mô hình hai đỉnh và hai đáy là các mô hình xảy ra khi thị trường di chuyển theo hình dạng “M” hoặc “W”. Cần lưu ý rằng những mô hình này có thể hợp lệ ngay cả khi các điểm giá có liên quan không hoàn toàn giống nhau nhưng gần nhau.

Thông thường, hai điểm thấp hoặc cao phải đi kèm với khối lượng lớn hơn phần còn lại của mô hình.


Hai đỉnh


Đỉnh kép là một mô hình đảo chiều giảm giá trong đó giá đạt mức giá cao hai lần và nó không thể tăng cao hơn trong lần thử thứ hai. Đồng thời, độ lùi giữa hai đỉnh nên vừa phải. Mô hình được xác nhận khi giá phá vỡ mức giá thấp nhất của pullback giữa hai đỉnh.


Hai đáy


Đáy kép là một mô hình đảo chiều tăng giá trong đó giá giữ mức thấp hai lần và cuối cùng tiếp tục với mức giá cao hơn. Tương tự như đối với mô hình hai đỉnh, khoảng cách giữa hai mức giá thấp phải vừa phải. Mô hình này được xác nhận khi giá đạt đến mức cao hơn đỉnh của mức tăng giữa hai mức thấp.


Đầu và vai


Đầu vai là một mô hình đảo chiều giảm giá với một đường cơ sở (đường viền cổ) và ba đỉnh. Hai đỉnh bên phải gần bằng cùng một mức giá, trong khi đỉnh ở giữa phải cao hơn hai đỉnh còn lại. Mô hình được xác nhận khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đường viền cổ.


Đảo ngược đầu và vai


Như tên gọi, điều này ngược lại với đầu và vai - và như vậy, nó cho thấy sự đảo chiều tăng giá. Đầu và vai nghịch đảo được hình thành khi giá giảm xuống mức thấp hơn trong xu hướng giảm, sau đó bật lên và tìm thấy hỗ trợ ở mức gần giống với mức thấp đầu tiên. Mô hình được xác nhận khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đường viền cổ.


Tổng kết

Các mẫu biểu đồ cổ điển là những mẫu biểu đồ phân tích kỹ thuật nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, như với bất kỳ phương pháp phân tích thị trường nào, không nên xem xét chúng một cách riêng lẻ. Dù việc một vài mô hình tỏ ra hiệu quả trong một vài chu kỳ thị trường, nhưng có thể nó sẽ không hiệu quả trong một vài chu kỳ thị trường khác. Vì vậy, hãy luôn xem xét kỹ lưỡng và xác nhận thường xuyên, đồng thời thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro thích hợp.
Nếu bạn muốn đọc thêm về các mô hình hình nến, bạn có thể đọc bài viết 12 Mô hình nến phổ biến được sử dụng trong phân tích kỹ thuật .