Tóm lược
Lĩnh vực DeFi đang phát triển với tốc độ chóng mặt, khó có thể biết được đâu là những dự án thực sự có tiềm năng. Phân tích cơ bản là một cách để giúp xác định giao thức đang được định giá quá cao hay quá thấp so với giá trị "nội tại". Từ đó, các nhà đầu tư và nhà giao dịch có thể đưa ra quyết định tham gia vào các vị thế tốt hơn.
Vậy, làm thế nào để đo lường giá trị "nội tại" của một tài sản DeFi? Bài viết này sẽ cho bạn biết tới một số chỉ số quan trọng.
Nội dung
Theo kịp tốc độ phát triển của các dự án
tài chính phi tập trung (DeFi) là một việc rất khó, chưa nói đến việc đánh giá các dự án này một cách kịp thời. Điều này còn trở nên thách thức hơn vì chưa có cách tiếp cận nào được xem là tiêu chuẩn – có rất nhiều cách khác nhau để đo lường và so sánh các giao thức DeFi.
Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng. Chúng ta sẽ đề cập đến một số chỉ số thường được sử dụng. Đây là nguồn thông tin tốt để bạn đánh giá các dự án DeFi. Vì có rất nhiều dữ liệu được công khai trên chuỗi, nên bất kỳ nhà giao dịch hoặc đầu tư nào cũng có thể dễ dàng sử dụng các chỉ số này. Từ
bài viết của tác giả Spencer Noon, chúng ta sẽ điểm qua một số chỉ số quan trọng.
Như tên gọi, Tổng giá trị đã khóa (TVL) là tổng số tiền được khóa vào một giao thức DeFi. Bạn có thể coi TVL là tất cả
thanh khoản trong các bể thanh khoản của một thị trường tiền tệ nhất định. Ví dụ, trong
trường hợp của Uniswap, TVL có nghĩa là tổng số tiền được gửi vào giao thức để cung cấp thanh khoản.
Trong DeFi, TVL có thể là một điểm dữ liệu hữu ích, cho bạn ý tưởng về chung về mức hấp dẫn của dự án. TVL cũng có thể hiệu quả trong việc so sánh "thị phần" của các giao thức DeFi khác nhau. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với các nhà đầu tư đang tìm kiếm các dự án DeFi được định giá thấp.
Một điều đáng chú ý nữa là TVL có thể được đo bằng các mệnh giá khác nhau. Ví dụ: TVL bị khóa trong
các dự án Ethereum thường được đo bằng ETH hoặc USD.
Trong lĩnh vực đầu tư truyền thống, Tỷ lệ giá trên doanh số (P/S Ratio) là chỉ số so sánh giá cổ phiếu của công ty so với doanh thu của nó. Tỷ lệ này sau đó được sử dụng để xác định xem cổ phiếu đang được định giá thấp hay định giá quá cao .
Vì nhiều giao thức DeFi đã tạo ra doanh thu, nên chỉ số này cũng có thể được sử dụng. Làm thế nào để tính chỉ số này? Bạn cần chia
tổng vốn hóa thị trường của giao thức cho doanh thu của nó. Tỷ lệ này càng thấp thì nhiều khả năng giao thức đang bị định giá thấp.
Tuy vậy, hãy nhớ rằng công thức này không được sử dụng để xác định giá trị dự án. Nhưng nó cũng khá hữu ích trong việc cung cấp cho bạn nhận định chung về dự án trong thị trường để có thể định giá.
Một chiến lược khác là theo dõi nguồn cung token trên các sàn giao dịch tiền mã hoá. Người dùng thường sử dụng các sàn giao dịch tập trung (CEX) để bán các token. Điều đó có nghĩa rằng, ngoài các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) không yêu cầu một bên trung gian, sàn giao dịch tập trung vẫn là một lựa chọn phổ biến. Lý do là vì
tính thanh khoản cao của các sàn tập trung thường cao hơn so với các lựa chọn khác. Vì vậy, nhà đầu tư phải chú ý đến nguồn cung token trên các sàn giao dịch tập trung (CEX).
Đây là một giả định đơn giản về nguồn cung token. Nếu có một số lượng lớn token trên các sàn giao dịch, áp lực bán có thể tăng cao. Vì những người nắm giữ và
cá voi không giữ tiền trong
ví của riêng họ, nên có xu hướng là họ sẽ bán chúng.
Tuy vậy, điều này cũng không nên được hiểu theo kiểu quá đơn giản. Nhiều nhà giao dịch vẫn sử dụng số tiền nắm giữ của họ để làm
tài sản thế chấp trong giao dịch
ký quỹ hoặc
hợp đồng tương lai . Vì vậy, việc gửi một số tiền lớn lên một sàn giao dịch không nhất thiết có nghĩa là một đợt bán tháo lớn sắp xảy ra. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu mà bạn nên để mắt tới.
Chúng ta đã biết rằng theo dõi nguồn cung token có thể đem lại một số thông tin hữu ích. Nhưng chỉ nhìn vào số dư token có thể là không đủ. Bạn có thể nên xem xét những thay đổi gần đây trong các số dư đó. Những thay đổi lớn về số dư token trên các sàn giao dịch thường báo hiệu việc gia tăng
biến động trong tương lai gần.
Ví dụ: hãy xem xét kịch bản ngược lại với những gì chúng ta vừa thảo luận về số dư token. Nếu các khoản nắm giữ lớn đang được rút ra khỏi các CEX, điều đó có thể cho thấy rằng
cá voi đang tích lũy token. Nếu họ muốn bán sớm, tại sao họ lại rút về ví của chính mình? Việc giám sát các chuyển động của token có thể đem lại nhiều thông tin hữu ích.
Mặc dù có những hạn chế, nhưng số lượng địa chỉ nắm giữ có thể chỉ ra mức độ được sử dụng của một đồng tiền mã hoá hoặc token. Nhìn bề ngoài, có vẻ như nhiều địa chỉ hoạt động đồng nghĩa với việc có nhiều người dùng và sự chấp nhận ngày càng tăng.
Tuy nhiên, đây là một số liệu có thể gian lận được. Việc tạo ra hàng nghìn địa chỉ và phân phối tiền vào các địa chỉ đó khá dễ dàng. Do đó, rất dễ để tạo ra ấn tượng rằng một đồng tiền hoặc token đang được sử dụng rộng rãi. Như với bất kỳ số liệu nào được dùng trong phân tích cơ bản, bạn nên xem xét số lượng địa chỉ cùng với với các yếu tố khác để có những đánh giá khách quan.
Nếu bạn đang chú ý đến một số token vì những hứa hẹn lợi nhuận điên rồ, thì bạn cũng nên tự hỏi các token này thực sự
có tác dụng gì không? Mô hình đa cấp
Ponzi có thể khiến giá tăng, nhưng dự án sẽ không hề bền lâu.
Hiểu token được sử dụng để làm gì là một yếu tố rất quan trọng để tìm ra giá trị thực của nó. Tốt nhất, bạn nên đo lường điều này bằng cách xem xét số lượng giao dịch được thực hiện mà không vì mục đích đầu cơ. Điều này có thể khó khăn, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng việc xem xét rằng có các giao dịch được diễn ra trên các sàn giao dịch phi tập trung hoặc tập trung hay không. Mục đích ở đây là để kiểm tra xem mọi người có đang thực sự sử dụng token đó hay như thế nào khác.
Chà, một token với nguồn cung nhỏ! Đó là một dấu hiệu tốt, phải không?
Tuy nhiên, điều này là không chắc chắn. Một số liệu quan trọng khác cần theo dõi là tỷ lệ lạm phát. Nguồn cung nhỏ không có nghĩa là nó sẽ mãi mãi nhỏ, đặc biệt nếu các token mới được đúc ra liên tục. Một đặc tính đáng chú ý của Bitcoin là
tỷ lệ lạm phát liên tục giảm; về mặt lý thuyết, điều này sẽ ngăn chặn việc giảm giá các đơn vị hiện có trong tương lai.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi hệ thống đều nên bắt chước sự khan hiếm của Bitcoin. Lạm phát không hẳn là xấu, nhưng lạm phát quá nhiều có thể làm giảm miếng bánh lợi nhuận của bạn. Không có tỷ lệ phần trăm chuẩn hóa nào được coi là "tốt" hoặc "xấu"; vì vậy, một cách khôn ngoan là xem xét điều này với các chỉ số khác.
Nếu bạn là một nhà giao dịch tiền mã hoá kỳ cựu, bạn sẽ thấy rằng rất nhiều chỉ số được sử dụng trong phân tích cơ bản, đặc biệt là với các loại tiền mã hoá "truyền thống". Nếu bạn còn cảm thấy các khái niệm này tương đối xa lạ thì hãy đọc bài viết
Phân tích cơ bản (FA) là gì? để hiểu sâu sắc hơn về đầu tư trong thị trường tiền mã hoá.
Như mọi khi, không thể dự đoán trước được điều gì trong thị trường tiền mã hoá. Thị trường luôn hoạt động theo những cách không hợp lý và có xu hướng biến động mạnh. Vì vậy, đừng quên
thực hiện việc tự nghiên cứu của riêng bạn. Đây là điều rất quan trọng để bạn có thể đầu tư thành công.
Bạn vẫn có câu hỏi về DeFi và phân tích cơ bản? Hãy theo dõi nền tảng Hỏi Đáp -
Ask Academy của chúng tôi. Cộng đồng Binance sẽ giải đáp cho bạn.