Nội dung
- Giới thiệu
- Phân tích cơ bản (FA) là gì?
- So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
- Các chỉ số phổ biến trong phân tích cơ bản
- Phân tích cơ bản và tiền mã hoá
- Ưu và nhược điểm của phân tích cơ bản
- Tổng kết
Giới thiệu
Khi nói đến giao dịch – dù là giao dịch cổ phiếu truyền thống hay tiền mã hoá mới ra đời – không có kỳ công thức cố định nào đảm bảo chắc chắn thu được lợi nhuận. Và nếu có một công thức như vậy, những nhà đầu tư hàng đầu cũng sẽ giữ kín nó như một bí mật của riêng mình.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu những khái niệm trong phân tích cơ bản.
Phân tích cơ bản (FA) là gì?
Phân tích cơ bản là một phương pháp được sử dụng bởi các nhà đầu tư và nhà giao dịch, với mục đích cố gắng xác định giá trị nội tại của tài sản hoặc doanh nghiệp. Để định giá những điều này một cách chính xác, các nhà đầu tư và giao dịch sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố nội tại và bên ngoài, để xác định xem tài sản hoặc doanh nghiệp đang xem xét có được định giá quá cao hay quá thấp hay không. Kết luận được đưa ra sau đó có thể giúp các nhà đầu tư và giao dịch có một chiến lược với nhiều khả năng mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Mục tiêu cuối cùng của loại phân tích này là đưa ra một ước lượng về giá trị "thật" của cổ phiếu; sau đó, so sánh với giá hiện tại. Nếu giá bạn tính cao hơn giá thị trường, bạn có thể kết luận rằng tài sản đầu tư đang được định giá thấp hơn thực tế. Nếu giá bạn tính thấp hơn giá thị trường, bạn có thể cho rằng nó hiện đang được định giá quá cao. Bằng những dữ liệu do chính mình phân tích, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc mua hay bán cổ phiếu của công ty cụ thể đó.
So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Trên thực tế, câu hỏi hợp lý hơn sẽ là mỗi phương pháp có ưu thế gì và nên dùng trong trường hợp nào. Về bản chất, các nhà phân tích cơ bản tin rằng giá cổ phiếu không nhất thiết biểu thị giá trị thực của cổ phiếu – một hệ tư tưởng làm nền tảng cho các quyết định đầu tư của họ.
Ngược lại, các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng chuyển động giá trong tương lai có thể được dự đoán phần nào từ dữ liệu khối lượng và hành động giá trong quá khứ. Họ không quan tâm đến việc nghiên cứu các yếu tố bên ngoài, thay vào đó họ thích tập trung vào biểu đồ giá, các mẫu và xu hướng trên thị trường. Mục đích có họ là xác định các điểm lý tưởng để vào và thoát các vị thế.
Có thể hiểu, không có chiến lược nào là tối ưu hơn chiến lược nào. Thực tế, mỗi chiến lược có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị theo các khía cạnh khác nhau. Trong nhiều trường phái giao dịch, nhiều nhà đầu tư và phân tích đã kết hợp cả hai phương thức này với nhau để cho ra một bức tranh toàn cảnh về thị trường. Điều này đúng đối với các giao dịch ngắn hạn cũng như đối với các khoản đầu tư dài hạn.
Các chỉ số phổ biến trong phân tích cơ bản
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là một số đo được thiết lập để đo lường khả năng sinh lời của một công ty. Chỉ số này cho chúng ta biết có bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành. Chỉ số này được tính bằng công thức sau:
(thu nhập ròng - cổ tức ưu đãi) / số lượng cổ phiếu
Giả sử, một công ty không trả cổ tức và lợi nhuận của nó là 1 triệu đô-la. Với 200.000 cổ phiếu được phát hành, EPS được tính như công thức là 5 đô-la. Phép tính EPS không quá phức tạp, nhưng nó có thể cung cấp cho chúng ta một số thông tin chi tiết để đánh giá các khoản đầu tư tiềm năng. Các doanh nghiệp có EPS cao hơn (hoặc đang phát triển) thường hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Như với tất cả các chỉ số, thu nhập trên mỗi cổ phiếu không nên là số liệu duy nhất được sử dụng để định giá một khoản đầu tư tiềm năng. Chúng ta chỉ có thể hiểu rằng, EPS là một công cụ tiện dụng để đánh giá cùng với các chỉ số khác.
Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E)
Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (gọi tắt là tỷ lệ P/E) định giá một doanh nghiệp bằng cách so sánh giá cổ phiếu với EPS của doanh nghiệp đó. Chỉ số này được tính bằng công thức:
giá cổ phiếu/thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Lấy lại ví dụ trước, công ty có EPS là 5 đô-la. Giả sử rằng mỗi cổ phiếu giao dịch ở mức 10 đô-la, điều này sẽ cho chúng ta tỷ lệ P/E là 2. Ý nghĩa của điều này là gì? Thực tế, nó còn phụ thuộc phần lớn vào những gì ta sẽ tính ở đoạn sau.
Nhiều người sử dụng hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu để xác định xem một cổ phiếu được định giá quá cao (nếu tỷ lệ này cao hơn) hay bị định giá thấp (nếu tỷ lệ này thấp hơn). Bạn nên xem xét con số này bằng cách so sánh nó với tỷ lệ P/E của các doanh nghiệp tương tự. Một lần nữa, quy tắc này không phải lúc nào cũng đúng, vì vậy tốt nhất nên sử dụng nó cùng với các kỹ thuật phân tích định lượng và định tính khác.
Giá trị sổ sách(P/B)
Giá trị sổ sách (còn được gọi là tỷ lệ giá trên vốn chủ sở hữu hoặc tỷ lệ P/B) có thể cho chúng ta biết về cách các nhà đầu tư đánh giá công ty so với giá trị sổ sách của nó. Giá trị sổ sách là giá trị của một doanh nghiệp được xác định trong các báo cáo tài chính của nó (thường là tài sản trừ đi nợ phải trả). Chỉ số này được tính bằng công thức:
giá mỗi cổ phiếu / giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu
Một lần nữa, hãy ghé thăm lại công ty của chúng ta đã xem xét từ các ví dụ trước. Ta giả định rằng công ty có giá trị theo sổ sách là 500.000 đô-la. Mỗi cổ phiếu giao dịch ở mức 10 đô-la và có 200.000 cổ phiếu. Do đó, giá trị sổ sách của chúng ta trên mỗi cổ phiếu là 500.000 đô-la chia cho 200.000, tương đương 2,5 đô-la.
Thế các con số này vào công thức, lấy 10 đô-la chia cho 2,5 đô-la, chúng ta có tỷ lệ giá trên sổ sách là 4. Nhìn bề ngoài, điều này có vẻ không quá tốt. Nó cho chúng ta biết rằng cổ phiếu đang giao dịch với giá gấp bốn lần giá trị thực sự của công ty trên giấy tờ. Nó có thể cho thấy rằng thị trường đang đánh giá quá cao doanh nghiệp, có lẽ là do kỳ vọng tăng trưởng lớn. Nếu chúng ta có một tỷ lệ nhỏ hơn 1, nó sẽ chỉ ra rằng doanh nghiệp có giá trị cao hơn so với thị trường hiện tại.
Một hạn chế của tỷ lệ giá trên sổ sách là nó phù hợp với việc đánh giá các doanh nghiệp sở hữu nhiều "tài sản thật”. Xét cho cùng, các công ty có ít tài sản vật chất thường không được thể hiện tốt trên mặt sổ sách.
Giá/lợi nhuận với tỷ lệ tăng trưởng (PEG)
Chỉ số giá/lợi nhuận trên tỷ lệ tăng trưởng (PEG) là phần mở rộng của tỷ lệ lợi nhuận trên thu nhập, mở rộng phạm vi để tính đến tỷ lệ tăng trưởng. Công thức được sử dụng:
hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu / tỷ lệ tăng trưởng thu nhập
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập là một chỉ số ước tính mức tăng trưởng thu nhập được dự đoán cho một công ty trong một khung thời gian nhất định. Chỉ số này được thể hiện dưới dạng phần trăm. Giả sử rằng, chúng ta ước tính mức tăng trưởng trung bình là 10% trong 5 năm tới cho công ty nói trên. Ta có thể lấy hệ số giá trên thu nhập (2) và chia cho 10 để đạt được tỷ lệ 0,2.
Tỷ lệ đó cho thấy rằng công ty này là một khoản đầu tư tốt vì nó được định giá thấp hơn rất nhiều khi chúng ta nhìn vào sự tăng trưởng của nó trong tương lai. Nói chung, bất kỳ doanh nghiệp nào có tỷ lệ nhỏ hơn 1 đều bị định giá thấp. Và bất kỳ doanh nghiệp có tỷ lệ trên 1 đều có khả năng đang được định giá quá cao.
Tỷ lệ PEG được nhiều người ủng hộ hơn P/E vì nó được coi là một biến số khá quan trọng mà P/E không phản ánh hết.
Phân tích cơ bản và tiền mã hoá
Các chỉ số nói trên không thực sự áp dụng được trong thị trường tiền mã hoá. Thay vào đó, bạn có thể xem xét các chỉ số khác để đánh giá tiềm năng của từng dự án. Trong phần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu một số chỉ số được các nhà giao dịch tiền mã hoá sử dụng.
Tỷ lệ giá trị trên giao dịch (NVT) của mạng
Chỉ số này thường được coi như tỷ lệ P/E trong thị trường tiền mã hoá, tỷ lệ NVT đang nhanh chóng trở thành một chri số quan trọng trong thị trường tiền mã hoá. Chỉ số này được tính như sau:
giá trị mạng / khối lượng giao dịch hàng ngày
NVT cố gắng diễn giải giá trị của một mạng nhất định dựa trên giá trị của các giao dịch mà nó xử lý. Giả sử rằng bạn có hai dự án: Đồng A và Đồng B. Cả hai đều có vốn hóa thị trường là 1.000.000 đô-la. Tuy nhiên, Đồng A có khối lượng giao dịch hàng ngày trị giá 50.000 đô-la, trong khi Đồng B là 10.000 đô-la.
Tỷ lệ NVT của Đồng A là 20 và NVT của Đồng B là 100. Nhìn chung, tài sản có tỷ lệ NVT thấp hơn được coi là được định giá thấp, trong khi những tài sản có tỷ lệ này cao hơn có thể bị coi là định giá quá cao. Chỉ riêng những giá trị này đã cho thấy rằng đồng A được định giá thấp hơn so với đồng B.
Các địa chỉ hoạt động
Tỷ lệ hòa vốn giữa giá bán và chi phí khai thác
giá tiền trên thị trường /chi phí để khai thác một đồng tiền
Do các ưu đãi, bạn có thể dự đoán rằng tỷ lệ sẽ có xu hướng bằng 1 theo thời gian. Đối với Đồng A, những thợ đào có thể bị thua lỗ và sẽ rời khỏi mạng lưới trừ khi giá tăng. Đồng B có một phần thưởng hấp dẫn hơn, vì vậy bạn có thể mong đợi sẽ nhiều thợ đào tham gia hơn để cho đến khi nó không còn sinh lời nữa.
Hiệu quả của chỉ số này còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nó cung cấp cho bạn một ý tưởng về nền kinh tế khai thác tiền mã hoá, và bạn có thể đưa tỷ lệ này vào đánh giá tổng thể của mình về một tài sản kỹ thuật số.
Sách trắng, đội ngũ và lộ trình phát triển
Ưu và nhược điểm của phân tích cơ bản
Ưu điểm của phân tích cơ bản
Khi được thực hiện một cách chính xác, phân tích cơ bản cung cấp nền tảng để xác định các cổ phiếu hiện đang bị định giá thấp và sẵn sàng tăng giá theo thời gian. Các nhà đầu tư hàng đầu như Warren Buffett và Benjamin Graham đã liên tục chứng minh rằng nghiên cứu nghiêm ngặt về các doanh nghiệp theo cách này có thể mang lại kết quả to lớn.
Nhược điểm của phân tích cơ bản
Thực hiện phân tích cơ bản khá dễ, nhưng phân tích đúng thì lại khó. Việc xác định “giá trị nội tại” của một cổ phiếu là một quá trình tốn nhiều thời gian, đòi hỏi nhiều công sức hơn là chỉ thế số vào các công thức. Nhiều yếu tố cần được đánh giá, và lộ trình học tập để làm chủ kỹ năng phân tích cơ bản cũng là một thử thách không nhỏ. Hơn nữa, phương pháo này hiệu quả với các giao dịch dài hạn hơn là các giao dịch ngắn hạn.
Loại phân tích này cũng xem xét các xu hướng và lực thị trường mạnh mẽ mà phân tích kỹ thuật có thể xác định. Như nhà kinh tế học John Maynard Keynes đã từng nói:
Thị trường có thể tồn tại bất hợp lý lâu hơn mức bạn có thể duy trì.
Cổ phiếu có thể được định giá thấp (theo mọi số liệu) và không có gì đảm bảo nó sẽ tăng giá trị trong tương lai.