Lợi Suất Thực Trong DeFi Là Gì?
Trang chủ
Bài viết
Lợi Suất Thực Trong DeFi Là Gì?

Lợi Suất Thực Trong DeFi Là Gì?

Nâng cao
Đã đăng Jan 25, 2023Đã cập nhật Jun 16, 2023
6m

Tóm lược

Lợi suất thực của tiền mã hóa là chỉ số so sánh từ lợi suất mà dự án cung cấp với doanh thu của nó. Nếu tiền lãi từ việc stake lớn hơn với tiền lãi tạo ra được, thì lượng phát thải là vốn bị pha loãng. Điều này có nghĩa là lợi suất của chúng không bền vững hay có thể xem đó mới chính là lợi suất “thực tế”. Lợi suất thực tế không nhất thiết phải lớn hơn lượng tiền phát thải, thứ thường được sử dụng cho mục đích marketing. Tuy nhiên, chỉ số này có thể được xem như một công cụ hữu ích để đánh giá triển vọng mang lại lợi suất dài hạn của dự án.

Giới thiệu

Các dự án có APY khá lớn thường được thấy trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) và điều này chắc chắn rất hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng bắt gặp cơ hội stake với APY 100% hoặc thậm chí 1000%, thì bạn cũng nên đặt câu hỏi liệu điều này có quá tốt để trở thành sự thật hay không. Một phương pháp phổ biến để đánh giá lợi suất hứa hẹn là tính toán lợi suất thực tế của dự án. Cách tính đơn giản, nhanh chóng và tương đối hiệu quả này có thể giúp bạn đánh giá tính khả thi của những hứa hẹn trong nháy mắt và ước tính lợi suất thực tế của nó “thực” như thế nào.

Khai thác lợi suất DeFi là gì?

Khai thác lợi suất là hành động cho phép người dùng kiếm phần thưởng tiền mã hóa khi họ khóa tài sản của mình trong các bể mang lại lợi suất. Có nhiều cơ hội khác nhau để khai thác lợi suất, bao gồm các bể thanh khoản, stake trên mạng gốc và các giao thức cho vay. Điểm chung của tất cả chúng là chúng tạo ra lợi suất cho người dùng để đổi lấy việc dùng tiền của của họ. Thông thường, những người tham gia khai thác lợi suất sử dụng các giao thức giúp tối đa hóa lợi suất của họ. Chúng được gọi là công cụ tối ưu hóa lợi suất. Những người tham gia khai thác lợi suất cũng sẽ chuyển tiền của họ đi khắp nơi, nhằm tìm kiếm lợi suất tốt nhất hiện có trên thị trường.

Khi DeFi trở nên phổ biến hơn, nhiều giao thức bắt đầu cung cấp phần thưởng cao hơn để khuyến khích người dùng tham gia stake. Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến APY cao bất thường và không bền vững , một số thậm chí là hơn 1000%. Khi các APY này giảm xuống do kho bạc của dự án bị thu hẹp, giá token thường sẽ giảm mạnh khi người dùng đổ xô bán hết token được "nuôi". Hóa ra, nhu cầu về các token như vậy được thúc đẩy bởi lượng token phát thải hơn là tiện ích của chúng.

APY cao khá phổ biến trong DeFi. Vậy làm cách nào để ước tính giá trị thực của các dự án và tiềm năng tạo lãi của chúng? Một lựa chọn là xem xét lợi suất thực từ tế tiền mã hóa của một dự án.

Lợi suất thực tế và bền vững so với lượng phát thải pha loãng

Khi chúng ta mô tả lợi suất là “thực tế”, thì điều chúng ta đang nói đến là tính bền vững của nó. Nếu doanh thu của dự án bao gồm cả số lượng token được phân phối cho những người tham gia stake, thì tiền của dự án sẽ không bị cạn kiệt. Về mặt lý thuyết, dự án có thể duy trì cùng một APY trong điều kiện thực tế vô thời hạn nếu doanh thu không đổi. 

Tuy nhiên, họ thường dùng kiểu phát thải pha loãng – đó là cách một dự án phân phối APY theo cách không bền vững trong thời gian dài, và phần lớn là làm cạn kiệt ngân quỹ của nó. Nếu doanh thu không tăng, dự án sẽ không thể duy trì mức APY như cũ. APY như vậy thường được phân phối bằng token gốc của dự án, vì nguồn cung lớn của nó luôn sẵn có.

Những người tham gia stake cũng có thể đang canh tác các token này và bán chúng trên thị trường mở, do đó làm giảm giá của chúng. Điều này là một vòng luẩn quẩn bởi việc phải cung cấp nhiều token gốc hơn để duy trì APY còn làm cạn kiệt ngân quỹ nhanh hơn.

Lưu ý, mặc dù “lợi suất thực” tốt hơn nên được đưa ra bằng các token blue-chip, nhưng một dự án phân phối token gốc của nó cũng có thể làm như vậy một cách bền vững.

Chỉ số lợi suất thực tế của tiền mã hóa là gì?

Chỉ số lợi suất thực tế của tiền mã hóa là một cách nhanh chóng để đánh giá lợi suất được cung cấp của dự án so với doanh thu của nó. Điều này cho phép bạn biết bao nhiêu phần thưởng của dự án bị pha loãng hoặc chủ yếu được hỗ trợ bởi lượng phát hành token thay vì được tài trợ bởi doanh thu. Hãy cùng xem một ví dụ. 

Trong hơn một tháng, dự án X đã phân phối 10.000 token của mình với mức giá trung bình là 10 USD, đưa tổng giá trị phát thải của chúng lên 100.000 USD. Trong cùng khoảng thời gian đó, dự án đã kiếm được 50.000 USD doanh thu. Chỉ với 50.000 USD doanh thu nhưng 100.000 USD được trả cho phát thải, sẽ có thâm hụt lợi suất thực tế là 50.000 USD. Do đó, rõ ràng là APY được cung cấp phụ thuộc nhiều vào lượng phát thải pha loãng hơn là tăng trưởng thực. Ví dụ đơn giản của chúng tôi ở đây không xem xét chi phí hoạt động, nhưng nó vẫn là một ước tính sơ bộ hợp lý để sử dụng khi đánh giá lợi suất.

Bạn có thể nhận thấy rằng lợi tức thực về mặt khái niệm tương tự như cổ tức trên thị trường chứng khoán. Một công ty trả cổ tức cho các cổ đông không được hỗ trợ bởi doanh thu tương ứng rõ ràng là không bền vững. Đối với các dự án blockchain, doanh thu chủ yếu đến từ phí từ một dịch vụ được cung cấp. Trong trường hợp của các nhà tạo lập thị trường tự động (AMM), đây có thể là phí giao dịch bể thanh khoản, trong khi trình tối ưu hóa lợi suất có thể chia sẻ phí hiệu suất của mình với những người nắm giữ token quản trị của nó.

Làm cách nào để đảm bảo lợi suất DeFi của bạn là thực?

Trước tiên, bạn sẽ cần tìm một dự án uy tín cung cấp dịch vụ đáng tin cậy và được sử dụng. Điều này sẽ cung cấp cho bạn điểm khởi đầu tốt nhất để kiếm được lợi suất bền vững. Tiếp theo, hãy xem tiềm năng lợi suất của dự án và chính xác cách bạn tham gia. Bạn có thể cần cung cấp thanh khoản cho một giao thức hoặc stake các token quản trị của nó trong một bể. Khóa các token gốc cũng là một cơ chế phổ biến. 

Đối với nhiều người tìm kiếm lợi suất, việc thanh toán lợi nhuận bằng các token blue-chip được yêu thích hơn do chúng là tài sản có tính biến động thấp hơn. Khi bạn đã tìm thấy một dự án và hiểu cơ chế của nó, hãy nhớ kiểm tra lợi suất thực của dự án bằng công thức trên. Chúng ta hãy xem xét một mô hình lợi suất có lợi suất thực được đưa vào hệ thống token của nó – cũng như cách kiểm tra mô hình đó bằng số liệu của chúng tôi.

Một giao thức tạo lập thị trường tự động mang lại lợi suất theo hai cách. Đầu tiên, dành cho những người nắm giữ các token quản trị, ABC và thứ hai, dành cho những người nắm giữ XYZ,token dành cho nhà cung cấp thanh khoản của nó. Theo thiết kế, mười phần trăm doanh thu nền tảng được giữ tại kho bạc và phần còn lại được chia 50/50 giữa những người nắm giữ hai token trong bể phần thưởng tương ứng và được thanh toán bằng BNB

Theo tính toán của bạn, dự án tạo ra doanh thu hàng tháng là 200.000 USD. Theo tokenomic của dự án, 90.000 USD bằng BNB được phân phối cho những người tham gia stake trong bể phần thưởng ABC và 90.000 USD cho những người stake trong bể phần thưởng XYZ. Chúng ta có thể tính toán lợi suất thực như sau:

200.000 USD – (90.000 USD X 2) = 20.000 USD

Tính toán của chúng ta cho thấy có thặng dư 20.000 USD và mô hình lợi suất này là bền vững. Mô hình tokenomic này phân phối lợi suất và đảm bảo rằng lượng phát thải sẽ không bao giờ nhiều hơn doanh thu. Chọn một dự án DeFi với mô hình phân phối bền vững là cách tuyệt vời để tìm kiếm lợi nhuận thực tế mà không cần phải tự mình làm việc với các số liệu.

Lợi suất thực có làm cho dự án DeFi tốt hơn không?

Ngắn gọn là không hẳn. Trong quá khứ, một số dự án đã thu hút người dùng thành công nhờ vào số tiền phát thải. Thông thường, các dự án này giảm dần lượng phát thải và chuyển sang các mô hình bền vững hơn. Sẽ là sai lầm khi cho rằng cố gắng đạt được lợi suất thực là điều tốt hơn và việc dựa vào phát thải là hoàn toàn không bền vững. Tuy nhiên, về lâu dài, chỉ các dự án DeFi có mô hình tạo ra doanh thu và các trường hợp sử dụng thực tế mới có thể tồn tại.

Tổng kết

Với những bài học được rút ra từ các chu kỳ DeFi trước đây, việc có nhiều giao thức triển khai thành công các tính năng thúc đẩy việc áp dụng và tạo doanh thu bền vững là một điều tích cực. Với lượng tiền phát thải, thông điệp về chúng cũng rất rõ ràng: người dùng cần hiểu rõ chúng là gì, cũng như vai trò của chúng trong việc mở rộng cơ sở người dùng và khả năng đạt được tính bền vững của dự án.

Đọc thêm: