Vay Nhanh Trong DeFi Là Gì?
Trang chủ
Bài viết
Vay Nhanh Trong DeFi Là Gì?

Vay Nhanh Trong DeFi Là Gì?

Người mới
Đã đăng Sep 9, 2020Đã cập nhật Feb 1, 2023
10m


Tóm lược

Một khoản vay từ người lạ mà không yêu cầu bạn phải thế chấp bất kỳ khoản tiền nào? Điều này có thể xảy ra với điều kiện các cá nhân phải hoàn trả tiền cho người cho vay trong cùng một giao dịch đã phát hành khoản vay. Nghe có vẻ lạ phải không? Bạn có thể làm gì với một khoản vay cần được trả lại vài giây sau đó?

Câu trả lời là bạn có thể dùng chún trong các hợp đồng thông minh ở cùng một giao dịch. Nếu bạn có thể kiếm tiền bằng cách sử dụng khoản vay của mình, bạn có thể trả lại tiền và bỏ túi lợi nhuận trong nháy mắt. Tuy nhiên, điều này không phải là dễ dàng. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về những bổ sung mới nhất trên hệ sinh thái DeFi.



Nội dung


Giới thiệu

Có nhiều sự rùm beng trong thế giới tiền mã hoá mỗi khi nó lại cố gắng đưa ra phát minh mới từ ý tưởng của hệ thống tài chính truyền thống sang thành blockchain. Những người hoài nghi có thể không đồng ý với ý kiến này, nhưng những cơ sở hạ tầng tài chính mới vẫn liên tục được xây dựng.
Thật vậy, toàn bộ mục đích của DeFi (hay tài chính phi tập trung) là mang lại sự sống động cho một hệ sinh thái tài chính không cần cấp quyền, phi tập trung và minh bạch trên các mạng blockchain. Tiền mã hoá đã chứng minh rằng điều này có thể làm được. Mỗi ngày, các hệ thống như Bitcoin được sử dụng để lưu chuyển giá trị trên toàn cầu.
Làn sóng công nghệ DeFi hứa hẹn bổ sung thêm nhiều ứng dụng trong ngành tài chính. Ngày nay, bạn có thể thực hiện các khoản vay được hỗ trợ bằng tiền mã hóa, trao đổi tài sản kỹ thuật số một cách đáng tin cậy và lưu trữ tài sản bằng các đồng tiền mã hóa bắt chước giá của tiền pháp định.
Trong phần sau, chúng ta sẽ xem xét một loại khoản vay cụ thể – khoản vay nhanh. Như chúng ta sẽ sớm thấy, đây là những bổ sung thực sự độc đáo cho nền tảng tài chính phi tập trung ngày càng phổ biến.


Các khoản vay thông thường hoạt động như thế nào?

Hầu hết chúng ta đều hiểu cách thức hoạt động của một khoản vay thông thường. Tuy nhiên, cần nhắc lại để chúng ta có thể dễ dàng so sánh.


Khoản vay không có bảo đảm

Vay tín chấp là khoản vay mà bạn không cần phải đưa ra bất kỳ tài sản thế chấp nào. Nói cách khác, không có tài sản nào của bạn được dùng để hoàn trả cho khoản vay trong trường hợp nó không được thanh toán. Ví dụ: giả sử bạn thực sự muốn có một sợi dây chuyền vàng trị giá 3.000 đô-la với logo Binance. Bạn không có sẵn tiền mặt, nhưng bạn sẽ có khi được trả lương vào tuần tới.

Bạn nói chuyện với bạn của mình là Bob. Bạn giải thích với anh ấy rằng bạn cực kỳ muốn sợi dây truyền này, và nỗ lực của bạn ít nhất có hiệu quả 20%, Bob đồng ý cho bạn vay tiền. Tất nhiên, với điều kiện, bạn phải trả nợ cho anh ta ngay khi tiền lương của bạn đến.

Bob là bạn tốt của bạn, vì vậy anh ấy đã không tính phí khi cho bạn vay 3.000 đô-la. Thực tế, không phải ai cũng tốt bụng như vậy – và họ cũng đâu nhất thiết phải cho bạn vay? Tuy nhiên, Bob tin tưởng rằng bạn sẽ trả lại tiền cho anh ta. Trong trường hợp khác, với một người lạ, họ sẽ không biết bạn có ôm tiền của họ rồi chạy trốn hay không.

Thông thường, các khoản vay tín chấp từ các tổ chức sẽ yêu cầu các quy trình kiểm tra tín dụng. Họ sẽ xem xét hồ sơ theo dõi của bạn (điểm tín dụng) để tính toán khả năng trả nợ của bạn. Nếu họ thấy rằng bạn đã vay một vài khoản và đã trả đúng hạn, họ có thể nghĩ: "Người này thật khá tin cậy. Hãy cho họ vay một số tiền .
Tại thời điểm đó, tổ chức sẽ cung cấp cho bạn tiền, nhưng nó đi kèm với các điều khoản ràng buộc. Một trong những điều đó là lãi suất . Để nhận được tiền, bạn cần chấp nhận việc phải trả lại số tiền cao hơn mức đã mượn.

Bạn có thể đã quen với mô hình này nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng. Nếu bạn không thanh toán hóa đơn của mình trong một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ bị tính lãi suất cho đến khi bạn hoàn trả toàn bộ số dư (và các khoản phí bổ sung).


Khoản vay có đảm bảo

Đôi khi, điểm tín dụng tốt là không đủ. Ngay cả khi bạn đã hoàn trả tất cả các khoản vay đúng hạn trong nhiều thập kỷ, bạn vẫn gặp khó khăn khi vay những khoản tiền lớn nếu chỉ dựa trên mức độ tín nhiệm của mình. Trong những trường hợp này, bạn cần đưa ra tài sản thế chấp .

Nếu bạn yêu cầu ai đó cho vay một khoản lớn, có thể có ít khả năng họ sẽ chấp nhận. Để giảm thiểu rủi ro, bạn cần có thứ gì đó để thế chấp cho khoản vay. Một tài sản của bạn - có thể là bất cứ thứ gì, từ đồ trang sức đến tài sản - sẽ trở thành của người cho vay nếu bạn không trả lại chúng đúng hạn. Ý tưởng ở đây là người cho vay sau đó có thể thu hồi một số giá trị mà họ đã mất. Tóm lại, đó là tài sản thế chấp.

Giả sử, bạn muốn có một chiếc ô tô trị giá 50.000 đô-la. Bob tin tưởng bạn, nhưng anh ta không muốn đưa tiền cho bạn dưới hình thức cho vay tín chấp. Thay vào đó, anh ta yêu cầu bạn đưa ra một số tài sản thế chấp – bộ sưu tập đồ trang sức của bạn. Bây giờ, nếu bạn không trả được khoản vay, Bob có thể lấy bộ sưu tập của bạn và bán nó.


Vay nhanh hoạt động như thế nào?

Hãy gọi một khoản vay nhanh là một khoản vay không có thế chấp. Vì thực tế, bạn không cần cung cấp bất kỳ tài sản thế chấp nào. Và bạn cũng không cần phải vượt qua kiểm tra tín dụng hoặc bất cứ điều gì tương tự. Bạn chỉ cần hỏi người cho vay xem bạn có thể vay 50.000 đô la bằng ETH hay không, họ nói: Có! Của bạn đây! và bạn đã hoàn tất thủ tục vay.
Vay nhanh là một cuộc đuổi bắt? Khoản vay nhanh phải được hoàn trả trong cùng một giao dịch. Có vẻ hơi khó hiểu, vì chúng ta đã quen với định dạng của một giao dịch điển hình trong đó tiền di chuyển từ người dùng này sang người dùng khác. Giống như khi bạn thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc gửi token vào một sàn giao dịch .
Tuy nhiên, nếu bạn biết một chút về Ethereum, bạn sẽ biết rằng nền tảng này khá linh hoạt – đó là lý do tại sao một số người gọi nó là loại tiền có thể lập trình được. Với vay nhanh, bạn chỉ cần tưởng tượng đó là một "chương trình" gồm ba phần: nhận khoản vay, làm điều gì đó với khoản vay, hoàn trả khoản vay. Và tất cả điều này chỉ diễn ra trong nháy mắt !
Bây giờ, hãy xem điều kỳ diệu của công nghệ blockchain. Giao dịch được gửi đến mạng và tạm thời cho bạn vay khoản tiền đó. Bạn có thể thực hiện một số công việc trong phần hai của giao dịch. Làm bất cứ điều gì bạn muốn, miễn là bạn có đủ tiền cho phần ba. Nếu không, mạng sẽ từ chối giao dịch, có nghĩa là người cho vay sẽ lấy lại tiền của họ. Trên thực tế, vì trên cùng blockchain, nên luôn luôn có tiền.

Điều này giải thích tại sao người cho vay không yêu cầu bạn thế chấp. Hợp đồng hoàn trả được thực thi bằng code. 


Tại sao phải vay nhanh?

Ở giai đoạn này, bạn có thể tự hỏi tại sao bạn lại phải vay nhanh. Nếu tất cả những điều này chỉ xảy ra trong một giao dịch, bạn không thể kịp mua một chiếc Lambo, phải không?

Chà, bởi vì đó không phải là mục đích của vay nhanh. Hãy tập trung vào phần hai của giao dịch đã được mô tả ở đoạn trước, nơi bạn thực hiện điều gì đó với khoản vay. Ý tưởng của vay nhanh là việc cung cấp tiền vào một hợp đồng thông minh (hoặc chuỗi hợp đồng), chuyển lợi nhuận và sau đó trả lại khoản vay ban đầu khi kết thúc giao dịch. Như bạn có thể thấy, mục đích quan trọng của các khoản vay nhanh là thu lợi nhuận.



Có một số trường hợp sử dụng khiến cho điều này trở nên hữu ích. Rõ ràng là bạn không thể thực hiện bất kỳ công việc nào ngoài chuỗi trong thời gian chờ đợi, nhưng bạn có thể khai thác các giao thức DeFi để kiếm nhiều tiền hơn bằng cách sử dụng khoản vay của mình. Các ứng dụng phổ biến nhất của vay nhanh có ở trong kinh doanh chênh lệch giá, nơi bạn tận dụng sự chênh lệch giá giữa các địa điểm giao dịch khác nhau. 
Giả sử, một token được giao dịch với giá 10 đô la tại sàn giao dịch phi tập trung DEX A, nhưng lại được giao dịch 10,50 đô la ở DEX B. Nếu chưa tính phí, người mua mười token trên DEX A rồi bán lại chúng trên DEX B sẽ tạo ra lợi nhuận là 5 đô-la. Cách làm này không dễ cho bạn mua một hòn đảo riêng ngay lập tức, nhưng nó có thể cho bạn thấy cách kiếm tiền bằng giao dịch khối lượng lớn. Nếu bạn mua 10.000 token với giá 100.000 đô-la và bán chúng với giá 105.000 đô-la, bạn sẽ có lợi nhuận là 5.000 đô-la.
Nếu bạn có một khoản vay nhanh (ví dụ: thông qua giao thức Aave), bạn có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá như thế này trên các sàn giao dịch phi tập trung. Dưới đây là một ví dụ về những gì có thể trông như thế:
  • Vay 10.000 đô la
  • Sử dụng khoản vay để mua token trên DEX A
  • Bán lại các token trên DEX B
  • Trả lại khoản vay (cộng với lãi nếu có)
  • Chốt lời

Tất cả trong một giao dịch! Tuy nhiên, trên thực tế, các khoản phí giao dịch, kết hợp với cạnh tranh cao, lãi suất và trượt giá, làm cho lợi nhuận của chênh lệch giá trở nên mỏng như dao cạo. Bạn sẽ cần phải tìm cách thắng trò chơi chênh lệch giá để làm cho hoạt động này có lợi nhuận. Khi bạn cạnh tranh với hàng nghìn người dùng khác đang cố gắng làm điều tương tự; thực tế, không dễ để bạn sẽ là người may mắn.


Các cuộc tấn công vay nhanh

Tiền mã hóa và nói cách khác, DeFi, là một lĩnh vực mang tính thử nghiệm cao. Khi có quá nhiều tiền được đặt cược, vấn đề lỗ hổng được phát hiện chỉ còn là thời gian. Với Ethereum, chúng ta đã thấy một ví dụ tiêu biểu là vụ hack DAO 2017. Vì lợi ích tài chính, nhiều giao thức kể từ đó đã bị tấn công 51%.

Vào năm 2020, hai cuộc tấn công vào vay nhanh nổi tiếng đã khiến những kẻ tấn công kiếm được gần 1.000.000 đô-la giá trị vào thời điểm đó. Cả hai cuộc tấn công đều theo một mô hình tương tự. 



Cuộc tấn công vào vay nhanh lần đầu tiên

Với lần tấn công đầu tiên, người đi vay vay nhanh bằng ether trên dYdX (một DApp cho vay). Sau đó, họ chia khoản vay và gửi đến hai nền tảng cho vay khác: Compound và Fulcrum.
Trên Fulcrum (được xây dựng trên giao thức bZx), kẻ tấn công đã sử dụng một phần khoản vay để bán khống ETH với Bitcoin được bao bọc (WBTC), có nghĩa là Fulcrum bây giờ phải mua WBTC. Thông tin này đã được chuyển tiếp đến một giao thức DeFi khác - Kyber, giao thức này đã thực hiện lệnh trên Uniswapmột DEX xây trên Ethereum phổ biến. Tuy nhiên, do tính thanh khoản của Uniswap thấp, giá của WBTC đã tăng đáng kể, có nghĩa là Fulcrum đã trả quá nhiều cho WBTC mà nó đã mua.

Đồng thời, kẻ tấn công đã lấy một khoản vay Compound của WBTC bằng cách sử dụng phần còn lại của khoản vay dYdX. Giá tăng cao, họ chuyển WBTC đã vay trên Uniswap đi và kiếm được một khoản lợi nhuận kha khá. Cuối cùng, họ hoàn trả khoản vay của mình từ dYdX và bỏ túi số ETH còn lại.

Chỗ này hơi nhiều bước và có vẻ khó hiểu. Tóm gọn lại thì kẻ tấn công đã tận dụng năm giao thức DeFi khác nhau để thao túng thị trường. Thật đáng kinh ngạc, tất cả những điều này có thể xảy ra trong thời gian khoản vay nhanh ban đầu được xác nhận.

Bạn đã xác định được vấn đề ở đâu chưa? Nó nằm trong giao thức bZx được sử dụng bởi Fulcrum. Bằng cách thao túng thị trường, kẻ tấn công có thể lừa giao thức nghĩ rằng WBTC đáng giá hơn rất nhiều so với thực tế.


Cuộc tấn công vào vay nhanh lần thứ hai

Đấy không phải là một tuần tốt cho bZx. Chỉ vài ngày sau, nó lại trải qua một đợt tấn công khác. Thủ phạm đã vay nhanh một khoản tiền và chuyển một phần của nó thành stablecoin (sUSD). Bạn biết rằng stablecoin theo sát giá các loại loại tiền pháp định. Dù sao thì nó cũng có USD trong tên của mình mà đúng không.

Bất chấp tên gọi như vậy, nhưng các hợp đồng thông minh không thể hiểu được. Hợp đồng thông minh không biết giá của stablecoin là gì. Vì vậy, khi kẻ tấn công đã đặt một lệnh lớn để mua sUSD (sử dụng ETH vay mượn), giá của sUSD trên Kyber đã tăng gấp đôi.

bZx nghĩ rằng sUSD đáng giá 2 đô-la thay vì 1 đô-la. Sau đó, kẻ tấn công đã thực hiện một khoản vay ETH lớn hơn nhiều so với mức bình thường được phép trên bZx vì đồng 1 đô-la của họ có sức mua là 2 đô-la. Cuối cùng, kẻ tấn công đã hoàn trả khoản vay nhanh ban đầu và bỏ chạy với phần còn lại.


Các khoản vay nhanh có rủi ro không?

Nếu không tính đến chuyện đúng hay sai thì chiến thuật tấn công chi tiết phía trên rất ấn tượng. Nó có thể cho thấy những kẻ tấn công có thể đi được bao xa. Thật dễ dàng để xem xét lại các phương pháp họ đã sử dụng và nói rằng bZx lẽ ra nên sử dụng một oracle giá khác để lấy dữ liệu cho chính nó. Nhưng thực tế là vụ trộm này được thực hiện cực kỳ dễ dàng: Nó không đòi hỏi nhiều sự đầu tư từ kẻ tấn công. Thực tế, không có rào cản nào ngăn cản họ thực hiện điều này.
Theo truyền thống, các cá nhân hoặc nhóm muốn thao túng thị trường cần một lượng tiền điện tử khổng lồ. Nhưng với các khoản vay chớp nhoáng, bất kỳ ai cũng có thể trở thành cá voi trong vài giây. Như chúng ta đã thấy, một vài giây là tất cả những gì bạn cần để kiếm tiền với số ether trị giá hàng trăm nghìn đô la.
Về mặt tích cực, những bài học đã được rút ra sau hai cuộc tấn công. Có khả năng chuyện này sẽ xảy ra một lần nữa, bởi bây giờ ai cũng biết đến cách này? Có lẽ vậy. Oracles có một số điểm yếu, như đã thấy trong lần tấn công thứ hai, và họ cần phải làm việc đáng kể để loại bỏ các lỗ hổng này.

Nói chung, đây không phải là lỗi của các vay nhanh, mà vấn đề là – các lỗ hổng đã được khai thác khi sử dụng cùng lúc nhiều giao thức khác nhau, và khoản vay nhanh chỉ tài trợ cho cuộc tấn công. Hình thức cho vay DeFi này có thể có nhiều trường hợp sử dụng thú vị trong tương lai, đặc biệt là vì nó mang lại rủi ro thấp cho cả người đi vay và người cho vay.


Tổng kết

Các khoản vay nhanh là một lĩnh vực mới trong DeFi, nhưng chắc chắn chúng đã gây được dấu ấn lâu dài. Khái niệm về các khoản cho vay phi tập trung, chỉ được thực thi bằng code, mở ra cơ hội để thế giới xây dựng một hệ thống tài chính mới.

Các trường hợp sử dụng hiện nay của vay nhanh còn khá hạn chế, nhưng xét cho cùng, các hình thức này đã đặt nền tảng cho các ứng dụng mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính phi tập trung.

Các câu hỏi khác về các khoản vay nhanh hoặc DeFi? Hãy đến với Ask Academy, nơi cộng đồng sẽ trả lời cho bạn.