Cách giao dịch tiền mã hóa có trách nhiệm
Trang chủ
Bài viết
Cách giao dịch tiền mã hóa có trách nhiệm

Cách giao dịch tiền mã hóa có trách nhiệm

Người mới
Đã đăng Aug 6, 2021Đã cập nhật Mar 15, 2023
10m

Tóm lược

Khi mua hoặc bán tiền mã hóa, bạn nên đặt ưu tiên hàng đầu là giao dịch có trách nhiệm. Phần lớn giao dịch có trách nhiệm là nhờ có kế hoạch phù hợp. Lập kế hoạch giao dịch có thể giúp bạn có trách nhiệm với các hành động sau này của mình.

Bạn có thể tránh để cảm xúc ảnh hưởng đến giao dịch bằng cách đưa ra quyết định khi đã suy nghĩ sáng suốt. Bạn cũng nên cân nhắc tự tìm hiểu, đa dạng hóa, sử dụng các lệnh giới hạn dừng và tránh FOMO (nếu có thể). 

Nếu giao dịch đòn bẩy, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ các rủi ro liên quan. Binance cũng đã có các tính năng giúp bạn có thêm quyền kiểm soát đối với số tiền bạn giao dịch, ví dụ Thời gian tạm dừng. Tùy chọn này cho phép bạn khóa tài khoản hợp đồng tương lai của mình trong một khoảng thời gian cố định.


Giới thiệu

Cho dù bạn đang giao dịch bao nhiêu, cách tốt nhất là đảm bảo bạn đang thực hiện một cách có trách nhiệm. Với những mẹo và phương pháp đơn giản, bạn có thể giảm thiểu rủi ro không cần thiết và đảm bảo chỉ giao dịch trong phạm vi ngân sách bạn có thể chấp nhận mất trắng. Một số người có tâm lý không vững vàng. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách quản lý giao dịch hiệu quả hơn, hãy đọc hướng dẫn của chúng tôi để xác định hạn mức chính xác và nâng cao trách nhiệm chung của bạn.


Giao dịch có trách nhiệm là gì?

Giao dịch tiền mã hóa có trách nhiệm không chỉ là theo dõi bạn đang mua và bán bao nhiêu. Bạn nên kiểm soát hành vi giao dịch của mình hơn là hành động theo cảm xúc. Bạn cũng cần hành động trách nhiệm và hiểu được giao dịch đang thực hiện có thực sự mang lại hiệu quả cho bạn hay không.

Có nhiều cách để bạn có thể đầu tư hoặc giao dịch  tiền mã hoá. Các lựa chọn thay thế như Hợp đồng Tương lai và Giao dịch Ký quỹ có thể mang lại lợi nhuận lớn thông qua đòn bẩy, nhưng cũng rủi ro hơn. Một số trader cố gắng sử dụng những công cụ này một cách có trách nhiệm. Mua tiền mã hóa trên  thị trường giao ngay và   HODLing an toàn hơn và có thể phù hợp hơn với khả năng chấp nhận rủi ro của bạn.

Các trader có trách nhiệm sẽ tránh những hành vi và hoạt động có thể dẫn đến giao dịch vô trách nhiệm. Một phần quan trọng trong giao dịch tiền mã hóa có trách nhiệm là nhận ra thời điểm mà quyết định của bạn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Kỹ năng này cần tích lũy theo thời gian và kinh nghiệm. Các trader mới thường giao dịch một cách bốc đồng hoặc dựa vào cảm giác cá nhân. Bạn càng tránh được điều này càng tốt.


Binance giúp mọi người giao dịch có trách nhiệm bằng cách nào?

Binance coi trọng trách nhiệm của mình trong việc đào tạo và hướng dẫn các phương pháp tốt nhất cho người dùng. Không chỉ tạo ra các sản phẩm tiền mã hóa có trách nhiệm, Binance còn là sàn giao dịch tiền mã hóa đầu tiên yêu cầu người dùng vượt qua các bài kiểm tra về tính năng giao dịch. Binance Academy cũng cung cấp thông tin miễn phí giúp hàng triệu độc giả toàn cầu tự học cách đầu tư và giao dịch theo hướng an toàn hơn. Ngoài ra, người dùng muốn đầu tư vào tiền mã hóa có thể xem các báo cáo chuyên sâu khách quan tại Binance Research.
Binance cũng triển khai các tính năng nhất định để kiểm soát giao dịch quá mức (chứng nghiện giao dịch) đối với các trader có khả năng gặp phải nguy cơ này và cần hỗ trợ. Ví dụ: Binance có thể tạm ngừng hoạt động giao dịch của bạn nếu bạn bị thua lỗ liên tục. Hệ thống này góp phần ngăn ngừa hành vi giao dịch bốc đồng. Đó chỉ là một cách mà  Binance thực hiện để đảm bảo Giao dịch có trách nhiệm .
Bạn có thể đọc thêm trên trang dành riêng cho Giao dịch có trách nhiệm của chúng tôi. 


8 mẹo giúp bạn giao dịch tiền mã hóa có trách nhiệm

Giao dịch tiền mã hóa có trách nhiệm đòi hỏi bạn phải quản lý nhiều khía cạnh trong hành vi giao dịch của mình. Điều đó không bắt đầu và kết thúc bằng nút mua hoặc bán . Hãy thử và kết hợp thật nhiều các mẹo dưới đây vào thói quen của bạn. Có vẻ như là rất nhiều lời khuyên nhưng tất cả đều giúp bạn cải thiện kỹ năng giao dịch.


Bảo mật tài khoản giao dịch và ví

Trước khi bắt đầu giao dịch, điều tốt nhất bạn có thể làm là bảo mật tài khoản của mình. Cho dù kế hoạch giao dịch của bạn có trách nhiệm đến đâu, kế hoạch đó cũng sẽ đổ bể nếu tiền, tài khoản và mật khẩu của bạn bị lộ. Bạn có thể bảo mật bằng nhiều cách, bao gồm sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA), tạo mật khẩu mạnh và lập danh sách các địa chỉ rút tiền an toàn. Chúng tôi còn thu thập 15 mẹo tăng cường bảo mật cho tài khoản Binance để đảm bảo tiền mã hóa của bạn SAFU .
Nếu bạn sử dụng ví tiền mã hoábên ngoài, các quy tắc giống như vậy cũng áp dụng cho  khóa riêng tư của bạn. Bạn không bao giờ được cho người khác biết khóa riêng tư hoặc cụm từ ghi nhớ (seed phrase) của mình, giống như thông tin tài khoản ngân hàng của bạn vậy. Tùy thuộc vào nhu cầu và độ bảo mật, bạn có thể chọn một ví kỹ thuật số trong danh sách ví Binance Smart Chain được đề xuất của chúng tôi. Nếu được quyền chọn, bạn có thể cất trữ tiền trên ví cứng để đảm bảo số tiền đó an toàn.


Lập kế hoạch giao dịch

Cách tốt nhất để tránh giao dịch theo cảm xúc là lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó một cách nhất quán. Bằng cách này, các khoản lợi nhuận, lỗ, tin đồn hoặc FUD đột biến không thể làm gián đoạn việc ra quyết định của bạn. Vậy nội dung kế hoạch giao dịch gồm những gì?

Kế hoạch cần xác định rõ loại giao dịch bạn muốn thực hiện, điều kiện giao dịch và mục tiêu giao dịch của bạn. Khả năng chấp nhận rủi ro và kiểu giao dịch sẽ xác định giới hạn của bạn. Bạn nên lập kế hoạch giao dịch của mình khi suy nghĩ sáng suốt và sau đó, vui vẻ thực hiện những gì đã quyết định. Kế hoạch giao dịch của bạn có thể bao gồm:

  • Bạn muốn sử dụng tất cả bao nhiêu đòn bẩy (nếu có)
  • Giá vào lệnh và giá thoát lệnh đối với các giao dịch cụ thể

  • Số tiền đầu tư tối đa theo tỷ lệ phần trăm đối với tổng vốn

  • Danh mục đầu tư của bạn  đa dạng đến mức nào
  • Phân bổ tài sản mã hóa của bạn

  • Khi nào dừng giao dịch (thời gian, khối lượng, v.v.)

  • Lỗ tối đa

  • Các sản phẩm hoặc tài sản bạn giao dịch


Dùng lệnh giới hạn dừng

Bạn có thể dễ dàng sử dụng các lệnh giới hạn dừng trên Binance để kiểm soát giao dịch chặt chẽ hơn. Không phải lúc nào bạn cũng theo dõi thị trường 24/7; với sự biến động mạnh của tiền mã hóa, bạn có thể bị thua lỗ bất ngờ. Để mặc một lượng lớn tiền mã hóa mà không có bất kỳ biện pháp nào bảo vệ khỏi biến động thị trường không phải là cách giao dịch có trách nhiệm. Khi đã đặt ra kế hoạch giao dịch, bạn có thể dễ dàng sử dụng các lệnh giới hạn dừng để tuân theo đúng kế hoạch.

Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn đã mua 1 Bitcoin (BTC) với giá 15.000 đô la (đô la Mỹ) và giá Bitcoin hiện là 40.000 đô la. Bạn muốn đảm bảo rằng nếu giá giảm, bạn sẽ không bán với giá thấp hơn 30.000 đô la. Điều này sẽ mang lại cho bạn 15.000 đô la lợi nhuận. Để tự động hóa, bạn có thể đặt lệnh giới hạn dừng bán.

Đầu tiên, bạn đặt giá dừng là 32.000 đô la. Đây là mức giá sẽ kích hoạt lệnh giới hạn của bạn. Sau đó, bạn đặt giá giới hạn là 30.000 đô la, có nghĩa là 1 BTC của bạn sẽ được bán với giá 30.000 đô la hoặc cao hơn nếu đạt đến giá dừng.

Để lại một khoảng chênh lệch giữa giá dừng và giá giới hạn sẽ cho bạn cơ hội tuyệt vời để khớp lệnh giới hạn dừng. Nếu không có chênh lệch, giá thị trường có thể giảm xuống dưới giá giới hạn mà không khớp lệnh của bạn.

Lưu ý rằng không phải lúc nào cũng đảm bảo khớp được lệnh giới hạn dừng, nhưng một khi đã khớp bạn sẽ luôn nhận được giá đã đặt hoặc giá tốt hơn. Để biết thêm thông tin về cách sử dụng lệnh giới hạn dừng, hãy xem Lệnh Stop-Limit là gì?.


Tự tìm hiểu

Chúng tôi cung cấp các tài liệu hướng dẫn và nghiên cứu thông qua Binance Academy và Binance Research, nhưng chỉ nên coi đây là bước khởi đầu cho hoạt động phân tích của bạn. Tự tìm hiểu (DYOR) để xác thực và kiểm tra lại các thông tin tìm được.
Lời khuyên này áp dụng cho cả giao dịch và đầu tư vào coin thông qua sàn giao dịch và sử dụng các sản phẩm Tài chính phi tập trung (DeFi) . Chỉ bạn mới biết rõ nhất khả năng chấp nhận rủi ro của mình và những gì phù hợp với danh mục đầu tư của bạn. Trước khi bắt tay vào đầu tư và giao dịch, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ mình đang đầu tư tiền vào đâu.


Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Nếu quyết định lập một kế hoạch giao dịch, bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm rủi ro. Nếu bạn chỉ nắm giữ một hoặc hai tài sản trong danh mục đầu tư, bạn có xu hướng bị rủi ro cao hơn. Do đó, bạn có thể đa dạng hóa tài sản nắm giữ của mình bằng cách đầu tư vào nhiều tài sản khác nhau.
Với tiền mã hóa, bạn có thể bắt đầu bằng cách xác định phân bổ tài sản của mình. Bạn có thể phân bổ các khoản đầu tư vàobể thanh khoản DeFi, staking, phái sinh, stablecoin và altcoin. Bạn có thể giảm khả năng bị thua lỗ lớn bằng cách giảm mức độ tập trung vào một loại tiền mã hóa duy nhất. Ví dụ: Bạn có thể chịu tổn thất tạm thời từ một bể thanh khoản đã đầu tư nhưng lại được bù đắp tổn thất nhờ lợi nhuận staking.
Sau đó, bạn có thể đa dạng hóa các hạng tài sản của từng loại tài sản. Đối với stablecoin, bạn có thể giữ BUSD,  USDT và PAXG để giảm rủi ro danh mục đầu tư tổng thể của mình hơn nữa. Nhưng đây chỉ là những ví dụ. Có nhiều cách có trách nhiệm để lập danh mục đầu tư tiền mã hóa.


Tránh FOMO

Tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO) là cảm giác chung của nhiều trader. Tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng với ảnh hưởng của FOMO đến hành động của bạn. Tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư có thể khiến bạn bất chấp các giới hạn và kế hoạch giao dịch của mình, cũng như đưa ra những phán đoán hấp tấp. Ngày nay chúng ta có thể tiếp cận một lượng thông tin khổng lồ qua Internet, mạng xã hội và các kênh truyền thông khác; điều đó khiến tất cả chúng ta đều dễ bị xao động.

Dù có thể tìm hiểu và tìm thấy những cơ hội đầu tư tốt trên mạng, bạn cũng nên đề phòng lừa đảo (shilling). Những người dùng có động cơ tài chính mờ ám sẽ quảng bá coin hoặc dự án của họ, bất kể giá trị thực ra sao. Những kẻ lừa bịp (shiller) sẽ lợi dụng FOMO và thao túng cảm xúc của trader. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy mình đang bỏ lỡ một cơ hội chưa bao giờ biết đến, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng dự án trước khi mạo hiểm đầu tư số tiền của mình.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra FOMO. Nhận ra những nguyên nhân đó có thể giúp bạn nhận ra các yếu tố kích thích tâm lý này.

  • Phương tiện truyền thông xã hội: Twitter, Telegram, Reddit và các nền tảng xã hội khác có tin đồn, thông tin sai lệch và shiller. Bạn nên tự tìm hiểu. Nhiều người có ảnh hưởng được trả tiền để quảng bá các dự án và altcoin, đồng thời những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng FOMO để đánh cắp tiền của bạn.
  • Lợi nhuận: Nếu bạn đang trên thu lời liên tiếp, rất có thể bạn sẽ bị hưng phấn quá đà và muốn liều lĩnh với lợi nhuận vừa có được. Bạn cũng có thể quá tự tin vào kỹ năng của mình và đưa ra những lựa chọn sai lầm. Ngay cả khi bạn vừa thu được một khoản lợi nhuận lớn, điều này có thể làm tăng FOMO với các cơ hội đầu tư “lớn” khác.
  • Lỗ : FOMO có thể tăng lên khi bạn nỗ lực bù lỗ. Bạn thậm chí có thể tham gia một vị thế, thoát sau khi thua lỗ và rồi lại tham gia vị thế này do FOMO. Cả hai điều này, cuối cùng còn gây tổn thất lớn hơn.
  • Tin ngoài lề và tin đồn: Thông tin từ các trader khác hoặc qua Internet khiến cho khoản đầu tư có vẻ thật hấp dẫn. Tuy nhiên, tin đồn, lời khuyên đầu tư hoặc lời giới thiệu về một loại tiền mã hóa phổ biến không bao giờ thay thế được các nghiên cứu và phân tích thấu đáo.
  • Biến động: Biến động giá lớn theo cả hai hướng đều mang lại cơ hội kiếm lời. Cho dù đang đầu tư và hi vọng giá sẽ tăng hay đang bán khống tiền mã hóa trong thời kỳ thị trường suy thoái, bạn đều có thể dễ dàng mất bình tĩnh. Bạn cũng có thể thấy thị trường giảm giá là cơ hội tốt để đầu tư, nhưng cuối cùng lại bắt phải dao rơi.


Hiểu đòn bẩy

Ý tưởng vay tiền kí quỹ hoặc hợp đồng tương lai để tạo ra lợi nhuận lớn hơn nghe có vẻ thật hấp dẫn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nguy cơ bị thanh lý và mất trắng rất nhanh vì khoản lỗ của bạn cũng nhiều hơn. Thanh lý không hẳn là xấu nếu bạn ở trong giới hạn của mình. Tuy nhiên, mất nhiều hơn dự tính hoặc liều lĩnh với số tiền quá lớn không phải là hành vi giao dịch có trách nhiệm. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu chính xác cách thức hoạt động của đòn bẩy trước khi bắt đầu sử dụng.

Bạn thấy đòn bẩy được hiển thị dưới dạng hệ số nhân như 10x, tức là nó sẽ nhân số vốn ban đầu của bạn với 10. 10.000 đô la với đòn bẩy 10x cho phép bạn giao dịch 100.000 đô và số vốn ban đầu dùng để bù lỗ. Khi cháy tài khoản, sàn giao dịch sẽ thanh lý vị thế của bạn.

Giao dịch đòn bẩy có thể bị lạm dụng một cách vô trách nhiệm. Giao dịch đòn bẩy có rủi ro cao hơn nhiều nên hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng Hợp đồng tương lai ký quỹ bằng Coin  và Hợp đồng tương lai ký quỹ bằng USDT để hiểu rõ những rủi ro đi kèm. Binance cũng bảo vệ người dùng mới bằng cách giới hạn đòn bẩy của họ để khuyến khích hành vi giao dịch có trách nhiệm.


Sử dụng Thời gian tạm dừng

Để giúp các trader sử dụng đòn bẩy một cách có trách nhiệm, Binance đưa ra một tính năng tạo sẵn cho Binance Futures để giúp bạn kiểm soát số tiền giao dịch. Bạn có thể sử dụng Thời gian tạm dừng để tuân theo kế hoạch giao dịch và đảm bảo rằng bạn chỉ giao dịch trong phạm vi khả năng của mình. Khi bật tính năng này, bạn có thể chọn khóa tài khoản của mình trong tối đa một tháng. Sau khi bật Thời gian tạm dừng, bạn không thể hoàn tác cho đến khi đồng hồ bấm giờ kết thúc.


Tổng kết

Mọi người, bao gồm cả các sàn giao dịch, đều nên giao dịch một cách có trách nhiệm. Binance rất coi trọng vai trò của mình trong việc góp phần hướng dẫn trader đưa ra lựa chọn đúng đắn. Cho dù bạn đang giao dịch tài sản kỹ thuật số, cổ phiếu hay hàng hóa, hãy luôn áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro phù hợp và tự tìm hiểu. Nếu bạn lo lắng về hoạt động giao dịch của mình, cảm thấy quá căng thẳng hoặc mất nhiều tiền hơn khả năng bạn có thể chấp nhận, hãy liên hệ với Bộ phận Hỗ trợ Khách hàng của Binance.