Hiệu ứng mạng là gì?
Trang chủ
Bài viết
Hiệu ứng mạng là gì?

Hiệu ứng mạng là gì?

Người mới
Đã đăng Jan 4, 2021Đã cập nhật Dec 27, 2022
6m

Tóm lược

Hiệu ứng mạng là hiện tượng giá trị của một sản phẩm tăng lên khi có thêm nhiều người sử dụng. Bạn có nhớ Orkut không? Nó đã bị đóng cửa vì không còn nhiều người sử dụng nữa. Tại sao không? Bởi vì không còn nhiều người sử dụng nó nữa. Hiển nhiên còn có các yếu tố khác, nhưng vì có quá ít người dùng nên giá trị dịch vụ của nó là rất nhỏ.

Hiệu ứng mạng là yếu tố vô cùng quan trọng cần xem xét khi nói đến tiền mã hóa. Suy cho cùng, tiền và blockchain hình thành cộng đồng, vì vậy, càng nhiều người sử dụng mạng thì mạng đó càng cung cấp nhiều tiện ích như một dịch vụ.


Giới thiệu

Điều gì quyết định dự án tiền mã hoá nào dẫn đầu thị trường trong một lĩnh vực nhất định? Chúng ta có thể cho rằng thị trường nhìn chung sẽ hướng tới các giải pháp tốt nhất trong dài hạn. Tuy nhiên, điều này không đơn giản như vậy. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng.

Các nhà phát triển có thể đưa ra một số công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, công nghệ đó sẽ không có sức hút nếu không phù hợp với thị trường tại thời điểm xuất hiện. 

Trong một số trường hợp, các dự án kém hơn về mặt công nghệ chiếm được thị phần lớn chỉ đơn giản là vì chúng xuất hiện vào đúng thời điểm. Đây là lúc các hiệu ứng mạng có tác động đáng kể.


Hiệu ứng mạng là gì?

Hiệu ứng mạng là một hiệu ứng kinh tế mô tả một sản phẩm hoặc dịch vụ mà càng có thêm người dùng thì giá trị của mạng lưới càng tăng. Khi có hiệu ứng mạng, mỗi một người dùng mới sẽ gia tăng giá trị cho sản phẩm khi họ tham gia vào mạng lưới. Đổi lại, điều này cũng khuyến khích người dùng mới tham gia vào mạng lưới và tăng thêm giá trị cho nó, cứ tiếp tục như vậy.

Một ví dụ kinh điển cho hiệu ứng mạng là điện thoại. Trong thời kỳ đầu của công nghệ, chỉ rất ít người có điện thoại trong nhà. Hơn nữa, để có thể sử dụng mạng, nhà của họ phải được kết nối thực tế với nhau. 

Khi công nghệ phát triển, ngày càng nhiều người có thể mua điện thoại, theo đó giá trị của toàn bộ mạng điện thoại cũng tăng lên. Khi số lượng người dùng tăng, giá trị và tiện ích của toàn bộ mạng lưới cũng tăng lên. Điều này tạo ra một vòng phản hồi tích cực, khi càng có nhiều người tham gia thì càng tăng thêm giá trị cho toàn bộ mạng lưới. Việc sử dụng tăng dẫn đến tăng trưởng theo cấp số nhân.


Các loại hiệu ứng mạng

Có hai loại hiệu ứng mạng chính – hiệu ứng mạng trực tiếp và hiệu ứng mạng gián tiếp.

Hiệu ứng mạng trực tiếp là những gì chúng ta vừa đề cập với điện thoại. Việc sử dụng tăng lên sẽ làm tăng giá trị cho tất cả những người dùng khác.

Hiệu ứng mạng gián tiếp khó xác định hơn. Thuật ngữ này đề cập đến các lợi ích bổ sung, thêm vào bắt nguồn từ việc là một hiệu ứng mạng ngay từ đầu. Ví dụ: Nhiều loại tiền mã hóa là mã nguồn mở

Một dự án với hiệu ứng mạng mạnh mẽ có thể thu hút nhiều nhà phát triển có kỹ năng tham gia kiểm tra mã vì rất nhiều giá trị đang được stake (bao gồm của chính họ). Giá trị gia tăng này là do có rất nhiều giá trị trong mạng lưới ngay từ ban đầu. Hiệu ứng này bắt đầu cộng gộp và chúng ta quyết định những đầu tầu chủ chốt xây dựng hiệu ứng mạng đáng kể, vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh của họ.


Ví dụ về hiệu ứng mạng

Các ví dụ về hiệu ứng mạng ngày nay xuất hiện trong một số loại sản phẩm khác nhau. Một ví dụ rõ ràng là mạng xã hội, nơi người dùng có xu hướng tham gia các dịch vụ mà mạng xã hội trước đó của họ đang sử dụng. Điều này khuyến khích mọi người tham gia vào các nền tảng giống nhau và một số dịch vụ có được vị trí độc quyền. 

Nếu các công ty mới muốn bắt đầu một nền tảng mạng xã hội mới, họ sẽ khó có được khối lượng tới hạn. Tại sao? Hiệu ứng mạng mà các công ty dẫn đầu thị trường đã xây dựng mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh đáng kể.

Một ví dụ điển hình khác về hiệu ứng mạng là dịch vụ đi chung xe. Các dịch vụ mới hơn có lượng người dùng nhỏ hơn khó cạnh tranh được với hiệu ứng mạng mà Uber hay Lyft đã gây dựng trong nhiều năm. 

Tương tự như vậy là Ebay và Amazon với dịch vụ bán hàng trực tuyến, Google với tìm kiếm trên internet, AirBNB với dịch vụ cho thuê trực tuyến, Microsoft với hệ điều hành doanh nghiệp và Apple với iPhone. Có phải chỉ những công ty vì lợi nhuận với mô hình kinh doanh được xác định rõ ràng mới đạt được hiệu ứng mạng? Không. Wikipedia là ví dụ điển hình về một dự án mã nguồn mở đã tạo dựng được hiệu ứng mạng đáng kể.


Hiệu ứng mạng và tiền mã hóa

Hiệu ứng mạng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi nói đến tiền mã hóa và blockchain. 

Hãy lấy Bitcoin làm ví dụ. Bitcoin có một số đặc tính đáng mong đợi và cũng có hiệu ứng mạng mạnh mẽ. 

Các thợ đào hỗ trợ bảo mật mạng lưới và có thanh khoản cao để duy trì hoạt động của họ. Nhưng giả sử có một mạng lưới khác được khởi chạy để phục vụ trường hợp sử dụng tương tự như Bitcoin. Những thợ đào có thể nhận phần thưởng cao hơn nhưng sẽ không có cùng thanh khoản để thoát khỏi vị thế của họ. Họ có thể tham gia canh bạc và hy vọng rằng thanh khoản sẽ được cải thiện trong tương lai. Hoặc họ có thể tiếp tục đào bitcoin với mức độ chắc chắn tương đối về khả năng tiếp tục công việc. Đây là cách hoạt động của hiệu ứng mạng. Ngay cả khi giải pháp thay thế có công nghệ vượt trội hơn hoặc mang lại nhiều phần thưởng hơn, người ta cũng không nhất thiết phải chuyển đổi.

Như đã nói, đây không chỉ là kết quả từ các hiệu ứng mạng của Bitcoin. Nhờ ra mắt công khai, Bitcoin sở hữu những đặc tính độc đáo vốn có mà ngay từ đầu đã rất khó sao chép. Hãy nghĩ đến ví dụ này như một thử nghiệm về suy nghĩ.

Hiệu ứng mạng cũng là một khía cạnh quan trọng cần xem xét trong không gian Tài chính phi tập trung (DeFi). Nếu một sản phẩm, dịch vụ hoặc thậm chí hợp đồng thông minh tạo nên một lợi thế lớn, các dự án khác có thể khó vượt qua điều đó. Tuy nhiên, DeFi mới ở giai đoạn rất sơ khai. Nhiều người tranh luận rằng chưa có sản phẩm nào đạt hiệu ứng mạng đến mức giành được chiến thắng mang tính quyết định.



Hiệu ứng mạng tiêu cực

Hiệu ứng mạng tiêu cực hoạt động theo hướng ngược lại. Điều đó có nghĩa là mỗi người dùng mới lấy bớt thay vì tăng thêm giá trị cho mạng lưới. Đây cũng là một điều quan trọng cần xem xét khi nói về thiết kế blockchain. Thiết kế tốt cần quy định rằng mỗi người dùng mới phải thêm giá trị cho mạng lưới. Tại sao? Điều này sẽ giúp mạng lưới đạt được quy mô. Nhưng nếu mỗi người dùng lại làm giá trị giảm bớt, điều đó sẽ dẫn đến tắc nghẽn mạng.
Ví dụ, gas Ethereum hoạt động bằng một hệ thống theo kiểu đấu giá. Nói một cách đơn giản, mỗi người dùng đặt giá thầu phí gas phải trả cho các thợ đào Ethereum. Khi có thêm nhiều người dùng và mức sử dụng tăng lên, phí gas có xu hướng cao hơn. Tại sao? Về cơ bản, mỗi người dùng đều cố gắng trả giá cao hơn người khác. Tuy nhiên điều này không thể tiếp diễn mãi. Khi phí gas trở nên quá cao, một số người dùng sẽ ngừng sử dụng mạng lưới hoàn toàn vì hoạt động không đáng với chi phí cao như vậy. Đây là một ví dụ về hiệu ứng mạng tiêu cực.
Như đã nói, đang có những biện pháp được tiến hành để khắc phục vấn đề này. EIP-1559 là một đề xuất Ethereum đưa ra những cải tiến cho hệ thống gas Ethereum. Ngoài ra, một loạt các nâng cấp trong ETH 2.0 cũng có thể tăng đáng kể thông lượng mà mạng Ethereum xử lý. Điều đó có thể giúp khắc phục vấn đề phí gas cao khi hoạt động gia tăng lên.


Tổng kết

Hiệu ứng mạng hiện diện trong nhiều phân khúc khác nhau của nền kinh tế, bao gồm cả tiền mã hóa. Ý tưởng là khi người dùng mới tham gia, họ sẽ làm tăng giá trị cho mạng lưới. 

Những người thiết kế mạng lưới blockchain và mạng lưới tiền mã hoá có thể được hưởng lợi rất nhiều từ việc nghiên cứu xem cơ chế nào tạo ra hiệu ứng mạng. Các dự án coin và token mới có thể mở rộng quy mô nhanh chóng hơn khi kết hợp các cơ chế đó vào quy trình thiết kế.

Bạn vẫn còn thắc mắc về hiệu ứng mạng và tiền mã hóa? Hãy theo dõi nền tảng hỏi đáp của chúng tôi là Ask Academy, cộng đồng Binance sẽ giải đáp cho bạn.