Sự khác biệt giữa private, public và consortium blockchain?
Trang chủ
Bài viết
Sự khác biệt giữa private, public và consortium blockchain?

Sự khác biệt giữa private, public và consortium blockchain?

Trung cấp
Đã đăng Jan 6, 2020Đã cập nhật Feb 9, 2023
6m

Nội dung


Kể từ khi Bitcoin được ra mắt, nó đã đặt nền móng cho một ngành công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ đứng đằng sau giao thức blockchain. Những nhà sáng tạo đã phát hiện ra tiềm năng của công nghệ này và đang khám phá mọi ứng dụng có thể của nó trong các ngành công nghiệp.

Bitcoin được gọi là tiền mã hóa – một hình thức tiền mặt kỹ thuật số không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Nó sử dụng kết hợp công nghệ cơ sở dữ liệu phân tán, các khuyến khích tài chính và kỹ thuật mật mã để tạo ra một hệ sinh thái rộng lớn có thể hoạt động mà không cần các lãnh đạo hoặc quản trị viên.
Cấu trúc dữ liệu mà mạng Bitcoin sử dụng đã tạo ra sức thu hút lớn trong hơn 10 năm kể từ khi được tạo ra. Giờ đây, công nghệ blockchain đang được thử nghiệm trong các lĩnh vực từ tài chính và chuỗi cung ứng cho đến các hệ thống pháp lý và chính phủ.
Trong trường hợp bạn chưa đọc bài viết hướng dẫn về công nghệ blockchain dành cho người mới bắt đầu của chúng tôi: blockchain là một cấu trúc dữ liệu đơn giản, trong đó các mục nhập của nó không thể bị chỉnh sửa mà chỉ có thể được mở rộng. Bạn có thể hình dung về nó như một bảng tính, trong đó mỗi ô tham chiếu tới ô ở trước nó, bởi vậy có thể phát hiện ngay bất kỳ nỗ lực nào để thay đổi ô trước đó. Nhìn chung, một blockchain lưu trữ thông tin về các giao dịch tài chính, nhưng nó cũng có thể được sử dụng cho bất kỳ loại dữ liệu kỹ thuật số nào.

Hãy tiếp tục với so sánh giữa blockchain với một bảng tính. Bảng tính này được lưu giữ bởi nhiều bên. Mỗi bên chạy một phần mềm chuyên dụng trên thiết bị của họ, nó kết nối với các thiết bị khác chạy phần mềm để tất cả người tham gia đều giữ một cơ sở dữ liệu cập nhật. 

Những người tham gia không lấy thông tin này từ một nguồn trung tâm nào (đây là mạngphi tập trung). Điều này có nghĩa là việc truyền bá thông tin chậm hơn, nhưng nó làm cho mạng mạnh hơn về mặtbảo mật và dự phòng.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét ba loại blockchain – private (riêng tư), public (công khai) và consortium (kết hợp giữa hai loại trên). Trước đó, hãy nhắc lại một số đặc điểm chung của cả ba loại này:

  • Một sổ cái chỉ cho phép bổ sung – để đủ điều kiện là một blockchain, một hệ thống phải có cấu trúc chuỗi khối, trong đó mỗi khối được liên kết đến khối trước nó. Nếu blockchain được ví như một tập hợp các ô trong bảng tính, thì mỗi khối là một ô riêng lẻ.
  • Một mạng lưới các peer (đồng đẳng) – mọi người tham gia trên mạng giữ một bản sao của blockchain. Những người tham gia này được gọi là các nút và họ tương tác theo kiểungang hàng.
  • Một cơ chế đồng thuận – các nút đạt được sự đồng thuận về tính chính xác của các giao dịch được truyền trên mạng dựa trên một cơ chế, điều này đảm bảo rằng không có dữ liệu sai trái nào được ghi vào chuỗi.

Bảng dưới đây tổng hợp một số khác biệt chính giữa các loại blockchain này.



Loại blockchain

Công khai

Riêng tư

Consortium

Có cần được cấp quyền để sửa đổi dữ liệu?

Không

Không

Ai có thể đọc dữ liệu trên blockchain?

Bất kỳ ai

Chỉ những người dùng được mời

Tùy thuộc

Ai có thể ghi dữ liệu?

Bất kỳ ai

Những người tham gia được chấp thuận

Những người tham gia được chấp thuận

Quyền sở hữu

Không ai

Một tổ chức duy nhất

Nhiều tổ chức

Người tham gia có bị tiết lộ danh tính

Không

Tốc độ giao dịch

Chậm

Nhanh

Nhanh


Public Blockchain (blockchain công khai)

Nếu bạn đã sử dụng một loại tiền mã hóa nào đó, rất có thể bạn đã tương tác với một public blockchain. Phần lớn các sổ cái phân tán ngày nay là các public blockchain. Chúng tôi gọi chúng là công khai vì bất kỳ ai cũng có thể xem các giao dịch diễn ra, và bạn chỉ cần tải xuống phần mềm cần thiết là có thể tham gia blockchain này.

Chúng tôi cũng thường sử dụng thuật ngữ permissionless (không cần được cấp quyền) để mô tả các blockchain công khai. Không người gác cổng nào có thể cản trở bạn tham gia và bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào cơ chế đồng thuận (ví dụ, bằng cách khai thác hoặc góp cổ phần). Vì bất kỳ ai cũng được tự do tham gia và được nhận tiền thưởng khi đóng góp vào quá trình đạt được sự đồng thuận, chúng ta hy vọng sẽ thấy một cấu trúc liên kết phi tập trung cao trên một mạng được thiết lập xung quanh chuỗi công khai.

Theo đó, chúng ta mong đợi blockchain công khai có khả năng chống lại sự kiểm duyệt cao hơn so với blockchain riêng tư (hoặc bán riêng tư). Vì bất kỳ ai cũng có thể tham gia mạng, nên giao thức phải kết hợp một số cơ chế nhất định để ngăn chặn các tác nhân độc hại tấn công ẩn danh.

Tuy nhiên, cách tiếp cận theo định hướng bảo mật trên các chuỗi công khai thường phải đi kèm với sự đánh đổi về hiệu suất vận hành. Nhiều chuỗi khối gặp phải trở ngại về mở rộng và hiệu suất vận hành tương đối thấp. Hơn nữa, việc đưa ra các thay đổi trên một mạng mà không phân tách nó có thể là một thách thức, vì hiếm khi tất cả những người tham gia đồng ý về các thay đổi được đề xuất.


Private Blockchain (blockchain riêng tư)

Trái ngược hoàn toàn với tính chất không cần được cấp quyền (permissionless) của các blockchain công khai, các blockchain riêng tư đặt ra các quy tắc về việc ai có thể tham gia và ghi dữ liệu vào chuỗi (chúng lànhững môi trườngcần được cấp quyền). Chúng không phải là hệ thống phi tập trung, vì có một hệ thống phân cấp rõ ràng xét về mặt kiểm soát. Tuy nhiên, chúng là các mạngphân tán, trong đó nhiều nút vẫn duy trì một bản sao của chuỗi trên máy tính của họ.

Các chuỗi riêng tư phù hợp với thiết lập doanh nghiệp, trong đó một tổ chức muốn tận hưởng các thuộc tính của blockchain mà vẫn có thể bảo vệ mạng của họ không bị những người bên ngoài truy cập.

Yêu cầu Bằng chứng về công việc (Proof of Work) là hoang phí, nhưng nó đã được chứng minh là cần thiết cho một môi trường mở, dựa trên mô hình bảo mật. Tuy nhiên, trong một blockchain riêng tư, PoW không thể ngăn chặn các mối đe dọa quá nguy hiểm – danh tính của mỗi người tham gia được tiết lộ và việc quản lý mang tính chất trực tiếp. 
Trong trường hợp này, một thuật toán hiệu quả hơn là một thuật toán có các trình xác nhận được chỉ định, trong đó các nút được chọn để đảm nhận các chức năng nhất định để xác thực giao dịch. Nói chung, để làm điều này, các nút phải đăng xuất trên mỗi khối. Nếu các nút bắt đầu hành động độc hại, chúng có thể nhanh chóng bị bắt giữ và xóa khỏi mạng. Với sự kiểm soát từ trên xuống của blockchain, việc tạo ra một sự đảo ngược sẽ dễ dàng hơn.


Consortium Blockchain (kết hợp giữa hai loại blockchain công khai và riêng tư)

Consortium blockchain là sự kết hợp giữa các chuỗi công khai và riêng tư và kết hợp các yếu tố từ cả hai. Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa các loại blockchain này có thể được quan sát ở cấp độ đồng thuận. Thay vì một hệ thống mở trong đó bất kỳ ai cũng có thể xác nhận các khối hoặc một hệ thống đóng trong đó chỉ một tổ chức duy nhất chỉ định những người tạo ra các khối, thì chuỗi consortium bao gồm một số các bên có quyền lực ngang nhau hoạt động như các trình xác nhận.

Từ đó, các quy tắc của hệ thống rất linh hoạt: khả năng hiển thị của chuỗi có thể giới hạn ở các trình xác nhận, có thể được xem bởi những cá nhân được ủy quyền hoặc bởi tất cả. Với điều kiện các trình xác nhận có thể đạt được sự đồng thuận, các thay đổi có thể dễ dàng được đưa ra. Đối với chức năng của blockchain, nếu một số lượng nhất định các bên hoạt động trung thực, hệ thống sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào.

Một consortium blockcha sẽ có lợi nhất trong môi trường có nhiều tổ chức hoạt động trong cùng một ngành và yêu cầu một nền tảng chung để thực hiện các giao dịch hoặc để chuyển tiếp thông tin. Tham gia một consortium loại này có thể có lợi cho một tổ chức, vì nó sẽ cho phép họ chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về ngành của họ với những người chơi khác.


Loại nào tốt nhất?

Về cơ bản, các public, private, và consortium blockchain không mâu thuẫn &ndash chúng là những công nghệ khác nhau:

  • Các chuỗi công khai được thiết kế tốt có khả năng chống kiểm duyệt vượt trội tuy nhiên điều đó ảnh hưởng đến tốc độ và thông lượng. Loại blockchain này phù hợp nhất để đảm bảo bảo mật cho việc thực hiện các giao dịch (hoặc hợp đồng thông minh).
  • Chuỗi riêng tư có thể ưu tiên tốc độ của hệ thống vì nó không cần phải lo lắng về các điểm thất bại duy nhất gặp phải ở các chuỗi khối công khai. Chúng là lựa chọn lý tưởng trong các tình huống mà một cá nhân hoặc tổ chức phải kiểm soát và thông tin được giữ kín.
  • Chuỗi consortium giảm thiểu một số rủi ro từ phía đối tác mà chuỗi riêng tư gặp phải (bằng cách loại bỏ kiểm soát tập trung) và số lượng nút nhỏ hơn thường cho phép họ thực hiện điều đó hiệu quả hơn chuỗi công khai. Các consortium có khả năng thu hút các tổ chức muốn hợp lý các hình thức liên lạc với nhau.


Kết luận

Có nhiều lựa chọn blockchain cho các cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động khác nhau. Các phân loại public, private và consortium blockchain cũng có những sự khác biệt dẫn đến trải nghiệm người dùng khác nhau. Tùy thuộc vào trường hợp sử dụng, người dùng sẽ cần phải chọn loại blockchain phù hợp nhất để đạt được mục tiêu của riêng họ.