Các Ứng dụng Của BlockChain: Chuỗi Cung Ứng
Trang chủ
Bài viết
Các Ứng dụng Của BlockChain: Chuỗi Cung Ứng

Các Ứng dụng Của BlockChain: Chuỗi Cung Ứng

Người mới
Đã đăng Feb 13, 2019Đã cập nhật Apr 8, 2024
7m

Các Ứng dụng Của BlockChain: Chuỗi Cung Ứng

Khám phá cách blockchain cách mạng hóa việc quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và tiết kiệm chi phí trên toàn mạng lưới.

Các điểm chính

  • Chuỗi cung ứng là một quá trình phức tạp chuyển đổi nguyên liệu thô thành hàng hóa và giao đến khách hàng.

  • Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiện tại thiếu minh bạch, hiệu quả và tích hợp.

  • Công nghệ blockchain là công cụ hiệu quả để giải quyết những vấn đề này, nhưng phải vẫn còn nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ này trong chuỗi cung ứng.

Giới thiệu

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới những người và doanh nghiệp tham gia vào việc tạo và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể - tất cả các cách từ các nhà cung cấp ban đầu đến người dùng cuối và khách hàng. Một hệ thống chuỗi cung ứng cơ bản thường liên quan đến các nhà cung cấp thực phẩm hoặc nguyên liệu thô, các nhà sản xuất (công đoạn chế biến), các công ty logistics và các nhà bán lẻ.

Hiện tại, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng đang bị cản trở bởi sự thiếu hiệu quả và minh bạch và hầu hết các mạng đều gặp khó khăn khi cố gắng tích hợp tất cả các bên liên quan. Lý tưởng nhất khi các sản phẩm và vật liệu, cũng như tiền và dữ liệu cần có thể di chuyển liền mạch trong các giai đoạn khác nhau của chuỗi.

Tuy nhiên, mô hình hiện tại gây khó khăn cho việc duy trì một hệ thống chuỗi cung ứng nhất quán và hiệu quả - điều này tác động tiêu cực không chỉ đến lợi nhuận của các công ty mà còn cả giá bán lẻ đến khách hàng.

Đại dịch COVID năm 2020 đã khiến các vấn đề này xuất hiện trở lại và nghiêm trọng hơn trước. Người tiêu dùng đã hiểu nhiều hơn về thuật ngữ "chuỗi cung ứng" khi họ phải chờ đợi hàng hóa đến lâu hơn bình thường do các hạn chế toàn cầu.

Một số vấn đề cấp bách nhất của chuỗi cung ứng có thể được giải quyết thông qua việc sử dụng công nghệ blockchain vì nó cung cấp những cách mới để ghi lại, truyền tải và chia sẻ dữ liệu.

Lợi ích của việc sử dụng blockchain cho chuỗi cung ứng

Vì các blockchain được thiết kế như các hệ thống phân tán, nên sẽ có có khả năng chống sửa đổi cao và phù hợp với mạng lưới chuỗi cung ứng. Một blockchain bao gồm một chuỗi các khối dữ liệu, được liên kết thông qua các kỹ thuật mã hóa đảm bảo dữ liệu được lưu trữ không thể bị thay đổi hoặc giả mạo - trừ khi được toàn bộ mạng lưới đồng ý.

Do đó, các hệ thống blockchain cung cấp một kiến trúc an toàn và đáng tin cậy để truyền tải thông tin. Mặc dù thường chỉ được sử dụng để ghi lại các giao dịch tiền mã hóa, công nghệ blockchain có thể cực kỳ hữu ích trong việc bảo mật tất cả các loại dữ liệu kỹ thuật số và áp dụng công nghệ này vào mạng lưới chuỗi cung ứng có thể mang lại nhiều lợi ích.

Các bản ghi minh bạch và bất biến

Ví dụ khi có nhiều công ty và tổ chức làm việc cùng nhau. Các công ty và tổ chức này có thể sử dụng hệ thống blockchain để ghi lại dữ liệu về vị trí và quyền sở hữu các nguyên liệu và sản phẩm. Bất kỳ thành viên nào trong chuỗi cung ứng đều có thể theo dõi diễn khi các nguồn tài nguyên di chuyển từ công ty này sang công ty khác. Vì không thể thay đổi hồ sơ dữ liệu, nên sẽ không cần đặt câu hỏi ai là bên chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.

Cắt giảm chi phí

Rất nhiều lãng phí xảy ra do thiếu hiệu quả trong mạng lưới chuỗi cung ứng. Vấn đề này đặc biệt phổ biến trong các ngành công nghiệp có hàng hóa dễ hỏng. Việc theo dõi và minh bạch dữ liệu được cải thiện giúp các công ty xác định các vấn đề gây lãng phí này để họ có thể đưa ra đúng các biện pháp tiết kiệm chi phí.
Blockchain cũng có thể loại bỏ các khoản phí liên quan đến tiền vào và ra khỏi các tài khoản ngân hàng và quá trình xử lý thanh toán khác nhau. Các khoản phí này cắt giảm tỷ suất lợi nhuận, vì vậy việc có thể loại bỏ các khoảng này rất quan trọng.

Tạo dữ liệu có thể tương tác

Một trong những vấn đề quan trọng nhất với chuỗi cung ứng hiện tại là không thể tích hợp dữ liệu trên mọi đối tác trong quy trình. Các blockchain được xây dựng như các hệ thống phân tán duy trì kho lưu trữ dữ liệu duy nhất và minh bạch. Mỗi node của mạng (mỗi bên) góp phần thêm dữ liệu mới và xác minh tính toàn vẹn của chúng. Điều này có nghĩa là tất cả thông tin được lưu trữ trên blockchain đều có thể truy cập được bởi tất cả các bên liên quan, vì vậy công ty này có thể dễ dàng xác minh thông tin đang được truyền bởi công ty khác.

Thay thế EDI

Nhiều công ty dựa vào hệ thống Electronic Data Interchange (EDI) để gửi thông tin kinh doanh cho nhau. Tuy nhiên dữ liệu này thường được gửi đi theo từng đợt, thay vì gửi đi lập tức theo thời gian thực. Nếu có lô hàng bị mất hoặc giá cả thay đổi nhanh chóng, những người tham gia khác trong chuỗi cung ứng sẽ chỉ nhận được thông tin này sau khi đợt EDI tiếp theo được gửi đi. Với blockchain, thông tin được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng được phân phối cho tất cả các pháp nhân liên quan.

Thỏa thuận kỹ thuật số và chia sẻ tài liệu

Một phiên bản thống nhất của sự thật rất quan trọng trong bất kỳ loại hình chia sẻ tài liệu chuỗi cung ứng nào. Các tài liệu và hợp đồng cần thiết có thể được liên kết với các giao dịch blockchain và chữ ký số, vì vậy tất cả những người tham gia đều có quyền truy cập vào phiên bản gốc của các bản thỏa thuận và tài liệu. 

Blockchain đảm bảo tính bất biến của tài liệu và các bản thỏa thuận chỉ có thể được thay đổi nếu tất cả các bên liên quan đạt được sự đồng thuận. Với cách này, các tổ chức có thể tốn ít thời gian để nhờ luật sư xem qua các thủ tục giấy tờ hoặc đàm phán tại bàn, thay vào đó tập trung vào phát triển sản phẩm mới hoặc thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Tăng chất lượng hàng hóa

Công nghệ blockchain có thể theo dõi chất lượng sản phẩm khi đi qua toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này cho phép phát hiện và loại bỏ sản phẩm bị lỗi nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều đó có lợi cho người tiêu dùng vì sẽ giảm khả năng nhận được hàng hóa hư hỏng. Các công ty sẽ được khuyến khích tập trung vào sản xuất dự trữ chất lượng cao vì hàng hóa lỗi luôn có thể được phát hiện và xử lý bởi các bên khác.

Những thách thức của việc áp dụng blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng

Mặc dù công nghệ blockchain rất tiềm năng trong ngành công nghiệp chuỗi cung ứng, nhưng cũng còn một số thách thức và hạn chế cần được xem xét.

Triển khai hệ thống mới hoàn toàn

Các hệ thống được xây dựng có dành riêng cho chuỗi cung ứng của các tổ chức có thể không tương thích với môi trường dựa trên blockchain. Thay đổi hoàn toàn cơ sở hạ tầng và quy trình kinh doanh của công ty là một công việc quan trọng có thể làm gián đoạn hoạt động và hao tổn thêm tài nguyên từ các dự án khác. Vậy nên các quản lý cấp cao có thể vẫn còn do dự trong việc quyết định đầu tư vào thay đổi này khi chưa thấy sự áp dụng rộng rãi của những đối thủ lớn trong ngành của mình.

Thu hút các đối tác tham gia

Các đối tác tham gia vào chuỗi cung ứng cũng cần sẵn sàng tham gia vào công nghệ blockchain. Mặc dù các tổ chức vẫn nhận được các lợi ích trên dù chỉ có một phần của quy trình sử dụng blockchain, nhưng sẽ không thể tận dụng tối đa lợi thế khi chưa thể thống nhất với các đối tác. Ngoài ra, không phải tất cả các công ty đều mong muốn tính minh bạch.

Quản lý sự thay đổi

Khi hệ thống dựa trên blockchain được đưa ra, các doanh nghiệp phải thúc đẩy việc áp dụng nó cho nhân viên của họ. Một kế hoạch quản lý thay đổi nên đề cập đến blockchain được dùng là gì, cách nó giúp cải thiện nhiệm vụ trong công việc của nhận viên và cách làm việc với các hệ thống mới bao gồm blockchain này. Có thể tạo một chương trình đào tạo có thể giải thích các tính năng hoặc đổi mới mới trong công nghệ blockchain, nhưng việc này đòi hỏi thời gian và nguồn lực.

Tổng kết

Một số tay chơi lớn của ngành công nghiệp chuỗi cung ứng đã nắm lấy các hệ thống phân tán dựa trên blockchain và thiết lập các tài nguyên để khuyến khích việc sử dụng các hệ thống này. Ví dụ, IBM Food Trust đã sử dụng công nghệ blockchain để tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Chúng ta có thể thấy các nền tảng chuỗi cung ứng toàn cầu tận dụng công nghệ blockchain để hợp lý hóa cách các công ty chia sẻ thông tin trong khi các sản phẩm và vật liệu đang được di chuyển.

Công nghệ Blockchain có thể thay đổi các tổ chức theo nhiều cách khác nhau, từ sản xuất và chế biến đến logistics và trách nhiệm giải trình. Mọi sự kiện đều có thể được đăng ký và xác minh để tạo hồ sơ ghi chép minh bạch và bất biến. Do đó, việc sử dụng blockchain trong mạng lưới chuỗi cung ứng chắc chắn có khả năng loại bỏ các vấn đề gây kém hiệu quả vốn rất phổ biến trong các mô hình quản lý truyền thống.

Đọc thêm:

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Nội dung này được trình bày cho bạn trên cơ sở "nguyên trạng" chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung và hướng dẫn, không phải là sự cam đoan hay bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào. Không nên coi nội dung này là nội dung tư vấn tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác, cũng như khuyến nghị mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên cho mình từ các cố vấn chuyên môn phù hợp. Trong trường hợp bài viết do cộng tác viên bên thứ ba đóng góp, xin lưu ý rằng những quan điểm được đưa ra thuộc về cộng tác viên bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Binance Academy. Vui lòng đọc toàn bộ tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi tại đây để biết thêm chi tiết. Giá tài sản kỹ thuật số có thể biến động. Giá trị khoản đầu tư của bạn có thể tăng hoặc giảm và bạn có thể không lấy lại được số tiền đã đầu tư. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các quyết định đầu tư của mình và Binance Academy không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất nào bạn có thể gặp phải. Không nên coi tài liệu này là nội dung tư vấn tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác. Để biết thêm thông tin, hãy xem qua Điều khoản sử dụngCảnh báo rủi ro.