Ứng dụng Blockchain: Chính phủ
Trang chủ
Bài viết
Ứng dụng Blockchain: Chính phủ

Ứng dụng Blockchain: Chính phủ

Người mới
Đã đăng Jun 24, 2019Đã cập nhật Aug 7, 2023
6m

Mặc dù công nghệ blockchain ban đầu được thiết kế để thực hiện chức năng là một kiến trúc của Bitcoin, nó hiện đang được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong số đó là phục vụ cho chính phủ nơi các hệ thống phân tán có nhiều tiềm năng tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng cho lĩnh vực công.


Vì sao các Chính phủ nên Cân nhắc việc Ứng dụng Công nghệ Blockchain?

Trong khi blockchain rất nhiều ưu điểm tiềm năng để có thể sử dụng trong công tác quản trị, có một vài lý do chính để các tổ chức chính phủ cân nhắc việc sử dụng công nghệ blockchain. Những lý do đó là để tăng tính phân quyền, sự toàn vẹn dữ liệu và tính minh bạch - cũng như để tăng mức độ hiệu quả và giảm chi phí vận hành.


Phân quyền và toàn vẹn dữ liệu

Có nhiều cách khác nhau để xây dựng một blockchain, tuy nhiên, với tính chất là các hệ thống phân tán, tất cả các blockchain chúng đều có một mức độ phân quyền nhất định. Đó là bởi vì một mạng blockchain được duy trì bởi nhiều node máy tính, những node này hoạt động đồng bộ để xác minh và xác thực tất cả dữ liệu. Về cơ bản, chúng cần đạt được sự đồng thuận và đồng ý về trạng thái của cơ sở dữ liệu để bảo tồn một phiên bản duy nhất của sự thật.

Do đó, các hệ thống blockchain có thể đạt đến mức độ bất biến cao và khung của chúng có thể được tùy chỉnh để đảm bảo rằng thông tin chỉ có thể được truy cập và - trong một số trường hợp - được sửa đổi bởi các bên được ủy quyền. Trong thực tế, các cơ quan quản lý khác nhau có thể đóng vai trò là tổ chức xác thực, mỗi tổ chức đóng góp vào quá trình phân phối và xác minh dữ liệu. Điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng giả mạo dữ liệu và gian lận.

Trong các kịch bản khác, các tổ chức phi chính phủ, trường đại học và người dân cũng có thể được đưa vào làm các node xác thực, điều này sẽ dẫn đến mức độ phân quyền cao hơn. Hơn nữa, các cơ chế xác minh này có thể ngăn ngừa các loại lỗi phổ biến khác, chẳng hạn như lỗi nhập dữ liệu (ví dụ: một khối dữ liệu thiếu thông tin cơ bản sẽ bị mạng lưới node phân tán từ chối).

Ngoài ra, một ngày nào đó blockchain có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bầu cử. Bầu cử công bằng và cởi mở là một trong những nền tảng của nền dân chủ và mức độ bất biến cao của blockchain giúp nó trở thành một giải pháp tuyệt vời để đảm bảo rằng phiếu bầu không thể bị can thiệp. Ngoài việc nâng cao tính bảo mật cho việc bỏ phiếu tại các địa điểm bỏ phiếu, blockchain còn có khả năng khiến việc bỏ phiếu trực tuyến an toàn trở thành hiện thực. Tiểu bang West Virginia đã thí điểm một ví dụ thực tế về một hệ thống như vậy trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 của Hoa Kỳ.


Sự minh bạch

Cơ sở dữ liệu blockchain có thể được sử dụng để lưu trữ và bảo vệ hồ sơ của chính phủ khiến không ai có thể thao túng hoặc che giấu thông tin. Theo mô hình hiện tại, hầu hết dữ liệu chính phủ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu tập trung, được kiểm soát trực tiếp bởi các cơ quan chức năng. Và một số cơ sở dữ liệu này nằm trong tay chỉ một vài người, khiến cho việc thao túng trở nên khá dễ dàng. Trong những trường hợp đó, blockchain có thể phù hợp bởi vì nó có thể phân phối quá trình xác minh và lưu trữ dữ liệu cho nhiều bên, nhờ đó có thể phân cấp quyền lực một cách hiệu quả.

Do đó, blockchains có thể được sử dụng như một cơ sở dữ liệu minh bạch giúp làm giảm (hoặc loại bỏ) nhu cầu tin tưởng giữa các cơ quan chính phủ và dân thường. Chẳng hạn, một số nhà chức trách châu Âu đang xem xét khả năng lập các sổ đăng ký dựa trên blockchain để giảm bớt các tranh chấp tài sản. Mô hình này có thể dựa trên một hệ thống phân tán mà cả các cơ quan chính phủ và người dân có thể truy cập và xác minh - và mỗi bên có thể giữ một bản sao các tài liệu và yêu cầu chính thức một cách an toàn.

Ngoài ra, các blockchain phân quyền có thể cung cấp quyền truy cập vĩnh viễn vào các hồ sơ mà các quan chức thực thi pháp luật và các tổ chức giám sát có thể cần sử dụng để phát hiện ra các vụ việc tham nhũng hoặc lạm quyền. Bằng cách giảm hoặc loại bỏ sự cần thiết của các trung gian trong chia sẻ dữ liệu và giao dịch tài chính, các hệ thống blockchain cũng có thể ngăn chặn việc các quan chức chính phủ che giấu hành vi sai trái bằng cách chuyển tiền thông qua một loạt các công ty tư nhân mờ ám.


Tăng mức độ hiệu quả

Một lý do khác để sử dụng blockchain trong quản trị là để giảm chi phí vận hành bằng cách tối đa hóa hiệu quả công việc của các tổ chức quốc gia. Bởi vì các chính phủ dựa vào tiền thuế, họ cần phải sử dụng ngân sách của mình một cách khôn ngoan. Các hệ thống blockchain và hợp đồng thông minh có thể được sử dụng để tự động hóa các nhiệm vụ và quy trình công việc, điều này sẽ giúp giảm đáng kể thời gian và tiền bạc cho các quy trình quan liêu.

Mặc dù cắt giảm chi tiêu hành chính có ý nghĩa thực tế, chúng cũng đồng thời có thể giúp củng cố niềm tin và sự hài lòng của công dân. Hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn có thể giúp các cơ quan quản lý đạt được xếp hạng chấp thuận cao hơn. Và bằng cách cắt giảm chi phí vận hành, chính phủ có thể đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực khác, chẳng hạn như giáo dục, an ninh và y tế công cộng.

Công nghệ blockchain cũng có thể được áp dụng trong một lĩnh vực quản trị quan trọng khác là thu thuế. Sổ cái dựa trên blockchain có thể dễ dàng di chuyển tiền giữa các bên theo các điều kiện đặt trước. Điều này có thể giúp cắt giảm đáng kể những chi phí hành chính liên quan đến việc thu và phân phối tiền thuế và thi hành các luật lệ về thuế. Chẳng hạn, bằng cách lưu trữ hồ sơ và xử lý lợi nhuận trên các blockchain riêng, các cơ quan thu thuế cũng có thể bảo vệ người nộp thuế khỏi gian lận hoặc ăn cắp danh tính.


Nhược điểm và Hạn chế

Mặc dù blockchain có thể được sử dụng để cải thiện tính toàn vẹn dữ liệu, minh bạch và hiệu quả, việc sử dụng nó trong khu vực công cũng có một số hạn chế nhất định.

Thật thú vị là chính thuộc tính bất biến, nền tảng cho rất nhiều ưu điểm của blockchain, cũng có thể là một bất lợi trong một số trường hợp. Tính bất biến của dữ liệu khiến các bản ghi phải được nhập chính xác trước khi xác thực, nghĩa là cần có các biện pháp để đảm bảo việc thu thập dữ liệu ban đầu được thực hiện chính xác.

Mặc dù một số triển khai blockchain có thể được thiết kế theo cách linh hoạt hơn, cho phép thay đổi dữ liệu, điều này đòi hỏi phải có sự chấp thuận (đồng thuận) của hầu hết các node xác thực, điều này có thể gây ra câu hỏi về sự phân quyền của hệ thống và cuối cùng dẫn đến bất đồng. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được giải quyết nhanh chóng trên các blockchain riêng không yêu cầu mức độ phân quyền cao hơn.

Các lo ngại về quyền riêng tư cũng là điều cần nhắc, vì các hồ sơ được thêm vào blockchain sẽ trở nên có sẵn vĩnh viễn cho bất kỳ ai có quyền truy cập vào nó. Điều này có thể xung đột với các quy trình nhằm niêm phong các tài liệu, chẳng hạn như xóa bỏ hồ sơ tội phạm. Ở các quốc gia công nhận quyền kỹ thuật được phép lãng quên trong bộ luật của họ, những hồ sơ bất biến này cũng có thể xung đột với luật pháp hiện hành hoặc các tiền lệ tư pháp. Những vấn đề này có thể được giải quyết bằng việc sử dụng các hàm tiêu hủy và kỹ thuật mã hóa, chẳng hạn như zk-SNARK hoặc các loại bằng chứng không kiến thức khác.

Cuối cùng, cần lưu ý rằng chính các chính phủ có thể đưa ra những trở ngại cho việc áp dụng này. Trong một số trường hợp, các nhà chức trách chỉ đơn giản là không hiểu giá trị của công nghệ blockchain, điều đó dẫn đến việc họ bỏ qua những lợi ích tiềm năng. Trong các trường hợp cực đoan hơn, các chính phủ trong đó nạn tham nhũng là một thực tiễn phổ biến và cố thủ có thể phản đối việc sử dụng blockchain để bảo vệ lợi ích cho các quan chức của chính họ.


Kết luận

Bất chấp những nhược điểm tiềm năng này, các hệ thống blockchain vẫn có một số ứng dụng có thể trong quản trị. Từ việc tăng cường tính minh bạch đến hợp lý hóa quy trình thu thuế, các mạng phân quyền có thể giúp các chính phủ hoạt động hiệu quả hơn và xây dựng mức độ tin cậy cao hơn với người dân của họ. Mặc dù một số ứng dụng vẫn chỉ là giả thuyết, nhiều quốc gia đã thử nghiệm nó.

Điều đáng chú ý là các hệ thống số hóa đã được sử dụng để quản trị từ đầu những năm 2000, nhiều năm trước khi blockchain ra đời. Estonia là một ví dụ nổi bật, đất nước này đã khởi động chương trình nhận dạng kỹ thuật số vào năm 2002 và là quốc gia đầu tiên tổ chức bầu cử qua Internet vào năm 2005. Năm 2014, chính phủ Estonia đã phát động chương trình Thông tin cư trú điện tử, trong đó đề cập đến việc sử dụng công nghệ blockchain cho quản lý và bảo mật dữ liệu số.
Mặc dù công nghệ blockchain ban đầu được thiết kế để hoạt động như kiến trúc của Bitcoin, nhưng hiện tại nó đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những lĩnh vực này là quản trị, nơi các hệ thống phân quyền có tiềm năng thay đổi lớn khu vực công.