Ethereum Với Proof-of-Stake: Những Gì Holder Ethereum Cần Biết
Trang chủ
Bài viết
Ethereum Với Proof-of-Stake: Những Gì Holder Ethereum Cần Biết

Ethereum Với Proof-of-Stake: Những Gì Holder Ethereum Cần Biết

Trung cấp
Đã đăng Sep 7, 2022Đã cập nhật Mar 16, 2023
7m

Tóm lược

Sự kiện Hợp nhất trên Ethereum là một phần của quá trình chuyển đổi Ethereum từ một blockchain Proof of Work sang blockchain sử dụng Proof of Stake. Nhìn chung, cơ chế đồng thuận Proof of Stake mang lại nhiều lợi ích về khả năng mở rộng và tính bền vững cho Ethereum. 

Khi Ethereum chuyển sang cấu trúc phân đoạn mới, trạng thái của mainnet ban đầu cũng sẽ được chuyển. Điều này có nghĩa là những người nắm giữ ETH sẽ không cần phải làm bất cứ điều gì với tiền của họ và người dùng nên cảnh giác với những kẻ lừa đảo nói với họ rằng họ cần “chuyển” token. 

Giới thiệu

Đối với nhiều HODLer, việc Ethereum chuyển sang cơ chế đồng thuận Proof of Stake đặt ra một câu hỏi quan trọng: Người dùng cần làm gì với ETH của mình? Đây là một câu hỏi hay, vì sự an toàn cho tiền của mình bạn phải hiểu đầy đủ những gì đang diễn ra. Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu những lý do gì đã khiến Ethereum chuyển sang dùng Proof of Stake (PoS).

Cơ chế Proof of Stake mà Ethererum vừa chuyển sang là gì?

Từ lúc Ethereum (ETH) được tạo ra, nó đã sử dụng một hệ thống tạo ra sự đồng thuận trên các khối giao dịch mới tương tự như Bitcoin (BTC), đó cũng là cơ chế Proof of Work (PoW). Cơ chế đồng thuận này cho phép các thợ đào đạt được thỏa thuận mà không cần cơ quan trung ương, ngay cả khi hệ thống đối mặt với những kẻ xấu đang làm nhiều thứ để chống lại họ. 

Proof of Work, do Satoshi Nakamoto triển khai trong mạng Bitcoin, đã tạo ra một phương pháp hiệu quả, đáng tin cậy để đạt được sự đồng thuận trên các mạng phi tập trung. Cho đến ngày nay, mạng Bitcoin vẫn chưa lần nào bị tấn công thành công.

Tuy nhiên, đến nay PoW đã không còn được ưa chuộng đối với một số nhà phát triển và người dùng. Các lý do được liệt kê gồm:

  1. Không hiệu quả về mặt năng lượng. PoW ngăn cản những kẻ xấu thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vì điều đó rất tốn kém về mặt năng lượng. Mặc dù đây là một cách để bảo mật mạng, nhưng việc stake hiện được xem là một giải pháp thay thế bền vững hơn.

  2. Không hiệu quả với các hợp đồng thông minh. Việc sử dụng hợp đồng thông minh có thể yêu cầu một số lượng lớn các tương tác mạng. Những thứ này phải được thêm vào một khối (block) và được xác nhận vào mạng. PoW thường có thời gian khối lâu hơn và phí giao dịch cũng cao hơn, khiến việc tương tác với các hợp đồng thông minh thường chậm và đắt.

  3. Khó khai thác một cách độc lập. Trở thành một thợ đào trên một hệ thống PoW phổ biến có thể là một thách thức đối với một cá nhân vì việc khai thác tiền mã hóa thường bị chi phối bởi một số hội nhóm thợ đào lớn. Điều này có thể dẫn đến việc tập trung hóa sức mạnh đào, khiến các công ty thợ đào riêng lẻ hoặc các nhóm nhỏ hơn khó có thể cạnh tranh.

  4. Khó mở rộng quy mô. Khi mạng trở nên phổ biến hơn, số lượng giao dịch đang chờ xử lý cũng tăng lên. Mạng PoW sẽ có kích thước khối hạn chế chỉ có thể bao gồm rất nhiều giao dịch. Khoảng thời gian lưu lượng truy cập cao có thể khiến người dùng phải đợi hàng giờ và thậm chí hàng ngày để giao dịch của họ được thêm vào một khối và xử lý.

Với Ethereum 2.0, mạng sẽ chuyển sang PoS và loại bỏ nhu cầu đào tiền. Mục tiêu của nâng cấp là cải thiện khả năng mở rộng của Ethereum, cũng như tạo thêm lợi ích cho người dùng.

Tại sao là Proof of Stake?

Proof of Stake đã được chứng minh là sự lựa chọn phổ biến nhất cho các mạng blockchain mới. Nó có một số lợi thế rõ ràng và dẫn đầu về khả năng tiếp cận và khả năng mở rộng. Proof of Stake cũng có những điểm hạn chế, nhưng không đáng kể nếu so sánh với những lợi ích của nó.

Quyền lợi

Hạn chế

Một người dùng mạng PoS trung bình có thể tham gia vào quá trình xác thực chỉ với token gốc của mạng.

Quyền lực vẫn có thể được tập trung xung quanh những người nắm giữ nhiều token. 

Tốn ít điện năng hơn. 

Làm mai một ngành công nghiệp khai thác tiền mã hóa vốn đang có lợi nhuận.

Thời gian giao dịch và hoàn thành nhanh hơn.

Đối với một số người phản đối, PoS kém an toàn hơn so với việc sử dụng các câu đố mật mã để tạo ra sự đồng thuận.

Con đường dẫn đến PoS của Ethereum 

Việc chuyển sang PoS không thể thực hiện ngay trong một lần. Trong vài năm qua, Ethereum đã bắt đầu quá trình chuyển đổi để chuyển sang cấu trúc phân đoạn mới thành công. Cuộc hành trình của Ethereum có thể được chia thành một loạt các giai đoạn. Lưu ý, từ "Giai đoạn" không còn được Ethereum sử dụng chính thức nữa, nhưng thường được các phương tiện truyền thông khác gọi theo cách này.

Khởi động chuỗi Beacon (Giai đoạn 0)

Giai đoạn 0 sẽ chứng kiến sự ra mắt Chuỗi Beacon của Ethereum, một blockchain PoS sẽ quản lý tất cả các shard (phân đoạn) Ethereum. Cụ thể hơn, nó sẽ tổ chức các trình xác nhận và quy trình stake, tạo các ủy ban xác thực, quản lý việc tạo đồng thuận và điều hành các hoạt động chính khác.

Giới thiệu về sharding (Giai đoạn 1)

Giai đoạn 1 sẽ lấy blockchain Ethereum duy nhất và chia nó thành 64 blockchain phân đoạn. Các blockchain này sau đó sẽ được quản lý bởi Beacon Chain đã ra mắt trong Giai đoạn 0. Tuy nhiên, theo thời gian, Ethereum thay vào đó đã tập trung vào việc hợp nhất, điều này sẽ xảy ra trước khi triển khai việc phân đoạn.

The Merge (Giai đoạn 1.5)

Giai đoạn 1.5, còn được gọi là The Merge (Hợp nhất), sẽ kết nối trạng thái của mạng chính Ethereum với hệ thống Proof of Stake mới. Các hợp đồng thông minh từ mạng chính Ethereum cũ sẽ có sẵn trên mạng Ethereum mới và Beacon Chain sẽ là đơn vị tổ chức chính thức sản xuất khối.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 sẽ cho phép các chuỗi shard tạo giao dịch mới và hợp đồng thông minh, điều này có nghĩa là chúng đã có đầy đủ chức năng. Giai đoạn 2 là giai đoạn cuối cùng với một kế hoạch được xác định trước, giai đoạn 3 sẽ được sử dụng để giải quyết mọi vấn đề xảy ra từ khi ra mắt Ethereum 2.0

Điều gì sẽ xảy ra với ETH của tôi?

Tóm lại, tiền của bạn sẽ an toàn và bạn sẽ không cần phải làm gì cả. Trạng thái từ Ethereum hoàn chỉnh sẽ được chuyển sang Ethereum 2.0. Nếu bạn đang giữ BETH vì bạn đã khóa ETH trong sản phẩm staking Ethereum 2.0 của Binance, bạn sẽ sớm có thể đổi lấy ETH sau hợp nhất. Vitalik đã đề cập rằng việc mở khóa sẽ diễn ra khoảng sáu tháng sau The Merge. BETH là một token được bọc và neo theo tỷ lệ 1: 1 với ETH, được phân phối cho những người dùng đã khóa ETH của họ bằng Binance. Điều này giúp cho tài sản BETH của nhà đầu tư có tính thanh khoản, trong lúc ETH của họ bị khóa. Đối với những người dùng muốn thay đổi ý định, họ sẽ có thể hoán đổi BETH của mình trở lại ETH.

Kỳ vọng từ người dùng và cộng đồng

Đối với nhiều người, việc Ethereum chuyển sang PoS rất đáng mong đợi. Vì hầu hết các blockchain mới hiện nay đều sử dụng PoS, từng có thời điểm Ethereum gặp áp lực để bắt kịp với các mạng này. Cơ chế đồng thuận mới cũng không mâu thuẫn với mạng Ethereum trước đây. Vì PoS thân thiện với môi trường hơn, Ethereum cũng sẽ góp phần xóa bỏ sự kỳ thị liên quan đến việc sử dụng năng lượng trước đây của nó. Nhìn chung, điều này có thể giúp cải thiện hình ảnh của lĩnh vực blockchain nói chung.

Tổng kết

Tóm lại, điều các HODLer của Ethereum cần ghi nhớ là bạn không cần phải làm bất cứ điều gì với số lượng ETH mà mình đang nắm giữ sau sự kiện The Merge. Vì vậy, hãy cảnh giác với bất kỳ ai nói rằng bạn cần “chuyển” hoặc “nối” ETH của bạn sang mạng mới. Ngoài điều này ra, việc Ethereum chuyển sang Proof of Stake có vẻ sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho người dùng.