Cetus Protocol (CETUS) là gì?
Trang chủ
Bài viết
Cetus Protocol (CETUS) là gì?

Cetus Protocol (CETUS) là gì?

Trung cấp
Đã cập nhật Nov 6, 2024
5m

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bài viết này chỉ nhằm mục đích chia sẻ kiến thức. Thông tin được cung cấp qua Binance không phải là lời khuyên hoặc khuyến nghị đầu tư hoặc giao dịch. Binance không chịu trách nhiệm pháp lý cho bất kỳ quyết định đầu tư nào của bạn. Vui lòng tìm kiếm lời khuyên chuyên nghiệp trước khi chấp nhận rủi ro tài chính.

Các điểm chính

  • Cetus là sàn giao dịch phi tập trung và giao thức hệ thống thanh khoản. Giao thức được xây dựng trên blockchain Sui và Aptos.

  • Sứ mệnh của Cetus là xây dựng một mạng lưới thanh khoản linh hoạt và đáng tin cậy giúp người dùng DeFi giao dịch dễ dàng và hiệu quả hơn.

  • Cetus Protocol sử dụng mô hình người tạo thị trường thanh khoản tập trung (CLMM) có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách cho phép nhà cung cấp thanh khoản chọn vùng giá hẹp hơn cho vị thế.

biểu ngữ cta cetus là gì

Cetus là gì?

Cetus là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và giao thức thanh khoản tập trung được xây dựng trên blockchain Sui và Aptos. Mục tiêu chính của giao thức là giúp mọi người giao dịch dễ dàng và thuận tiện hơn bằng cách tạo ra một mạng lưới linh hoạt và vững chắc cho thanh khoản thị trường. 

Cetus cũng đặt mục tiêu cung cấp cho người dùng tài chính phi tập trung (DeFi) trải nghiệm giao dịch hàng đầu và giúp việc sử dụng thanh khoản trong không gian Web3 trở nên hiệu quả hơn.

Các tính năng chính của Cetus

Không cần cấp quyền

Cetus cho phép bất kỳ ai hoặc bất kỳ ứng dụng nào tự do sử dụng các công cụ và chức năng cốt lõi của giao thức. Ví dụ: người dùng có thể sử dụng Cetus để tạo bể giao dịch mới hoặc thiết lập các dịch vụ tùy chỉnh liên quan đến thanh khoản. Người dùng không cần quyền đặc biệt nào để bắt đầu.

Có thể lập trình

Cetus là giao thức thanh khoản linh hoạt dựa trên mô hình thanh khoản có tên là Người tạo thị trường thanh khoản tập trung (CLMM). Người dùng có thể thiết lập nhiều loại chiến lược giao dịch, bao gồm cả những chiến lược phức tạp thường thấy trên các sàn giao dịch tập trung. Mô hình CLMM cũng cho phép nhà cung cấp thanh khoản tăng tối đa hiệu quả sử dụng vốn.

Khả năng kết hợp

Cetus được xây dựng với mục đích tích hợp, cung cấp “Thanh khoản dưới dạng dịch vụ”. Điều này nghĩa là nhà phát triển có thể dễ dàng tận dụng thanh khoản của Cetus cho các dịch vụ của riêng họ như tạo kho tiền, sản phẩm phái sinh hoặc sản phẩm khai thác sử dụng đòn bẩy. Công cụ phần mềm của Cetus cũng cho phép các dự án mới nhanh chóng thiết lập giao diện giao dịch hoặc hoán đổi trên trang của riêng họ.

Tính bền vững

Hệ sinh thái Cetus sử dụng mô hình token kép để đảm bảo tính bền vững lâu dài của giao thức. Mô hình này được thiết kế để cung cấp phần thưởng lâu dài cho những người đóng góp và tích cực tham gia vào các hoạt động của mạng lưới. 

CETUS là token gốc chính còn xCETUS là liquidity staking token (LST) đại diện cho CETUS đã được stake.

Người tạo thị trường thanh khoản tập trung (CLMM)

Trong mô hình người tạo thị trường thanh khoản tự động (AMM) tiêu chuẩn, thanh khoản trải đều trên toàn bộ vùng giá. Tuy nhiên, điều này thường khiến phần lớn thanh khoản không được sử dụng, đặc biệt là trong các bể stablecoin nơi giá vẫn tương đối ổn định.

Trong mô hình người tạo thị trường thanh khoản tập trung (CLMM), nhà cung cấp thanh khoản (LP) có thể chọn vùng giá hẹp hơn khi hoạt động giao dịch ở mức cao để kiếm nhiều phí hơn nhờ sử dụng thanh khoản hiệu quả hơn.

Trong hệ thống CLMM, mỗi vùng giá mà LP lựa chọn được gọi là một vị thế và nhà cung cấp có thể thiết lập nhiều vị thế trong một bể thanh khoản để phù hợp với chiến lược giao dịch của họ. 

Khi giá thị trường di chuyển ra khỏi vùng giá của vị thế, thanh khoản đó sẽ không hoạt động, nghĩa là vị thế sẽ ngừng kiếm phí cho đến khi giá di chuyển trở lại về trong vùng giá. Cơ chế này giúp LP linh hoạt điều chỉnh chiến lược của mình dựa trên xu hướng thị trường và có khả năng tăng tối đa lợi nhuận của LP bằng cách nhắm vào các vùng giá đang hoạt động.

Tại sao Cetus chọn Sui và Aptos?

Cetus hoạt động trên mạng lưới blockchain Sui và Aptos. 

Sui được thiết kế để hỗ trợ giao dịch nhanh chóng và thanh toán tức thì nên phù hợp với các ứng dụng cần phản hồi nhanh. Kiến trúc độc đáo của mạng lưới cũng hỗ trợ các tính năng mới tiên tiến trong lĩnh vực Web3.

Aptos là blockchain mới có tham vọng đạt được tốc độ, khả năng mở rộng quy mô và khả năng phục hồi. Trong quá trình phát triển, Cetus có kế hoạch trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái của Aptos, giúp xây dựng mạng lưới hiệu quả hơn.

Nhà cung cấp thanh khoản có thể kiếm được gì trên Cetus?

Nhà cung cấp thanh khoản trên Cetus có thể kiếm tiền bằng nhiều cách:

  • Phí giao dịch: Nhà cung cấp có thể kiếm phí dựa trên vùng giá đang hoạt động khi thanh khoản của họ được sử dụng trong các giao dịch. Đây thường là phương pháp kiếm tiền chính của LP.

  • Khai thác thanh khoản: LP có thể nhận thêm phần thưởng dựa trên vị thế của họ khi kiếm phí giao dịch trong các bể và vùng giá cụ thể. Khai thác thanh khoản sẽ tạo ra các NFT cụ thể đại diện cho vị thế của nhà cung cấp thanh khoản.

  • Chương trình khách hàng thân thiết: Những người tích cực tham gia có thể nhận thêm phần thưởng thông qua các chương trình khách hàng thân thiết như khóa thanh khoản và sự kiện bảng xếp hạng.

Các token của Cetus

Cetus có 2 token: CETUS và xCETUS. 

  • CETUS là token chính của Cetus Protocol, được thiết kế dưới dạng token có thể tương tác để sử dụng làm phương tiện trao đổi trong mạng lưới. Người dùng có thể kiếm CETUS thông qua khai thác thanh khoản.

  • xCETUS là token lưu ký không thể chuyển được, đại diện cho CETUS đã stake. Người dùng có thể tham gia vào hệ thống quản trị của mạng lưới Cetus theo quyền biểu quyết của họ (được xác định bởi số lượng xCETUS nắm giữ).

Tổng kết

Cetus là một DEX tiên tiến trên Sui và Aptos sử dụng mô hình CLMM. Mục tiêu của Cetus là đơn giản hóa hoạt động giao dịch bằng cách xây dựng mạng lưới thanh khoản linh hoạt và vững chắc với các công cụ có thể giúp người dùng DeFi giao dịch suôn sẻ và sử dụng thanh khoản hiệu quả.

Đọc thêm:

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Nội dung này được trình bày cho bạn trên cơ sở “nguyên trạng” chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung và phổ biến kiến thức mà không phải là sự cam đoan hay bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào. Nội dung này không nên hiểu là lời khuyên tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác, cũng như không nhằm khuyến nghị mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn chuyên môn phù hợp. Trong trường hợp bài viết do cộng tác viên bên thứ ba đóng góp, xin lưu ý rằng những quan điểm thể hiện đó thuộc về cộng tác viên bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Binance Academy. Vui lòng đọc toàn bộ tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi tại đây để biết thêm chi tiết. Giá tài sản kỹ thuật số có thể biến động. Giá trị khoản đầu tư của bạn có thể tăng hoặc giảm và có thể bạn sẽ không lấy lại được số tiền đã đầu tư. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình và Binance Academy không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất nào bạn có thể gặp phải. Tài liệu này không nên hiểu là lời khuyên tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác. Để biết thêm thông tin, hãy xem Điều khoản sử dụngCảnh báo rủi ro của chúng tôi.