Tóm lược
Qtum là một mạng blockchain được thành lập vào năm 2016, kết hợp khả năng tạo ra hợp đồng thông minh của Ethereum và hệ thống tính toán tài khoản UTXO của Bitcoin. Nó thực hiện điều này thông qua một công nghệ được gọi là Account Abstraction Layer (Lớp trừu tượng tài khoản), mang lại cho Qtum lợi ích khi triển khai các bản cập nhật cả từ Bitcoin và Ethereum.
Qtum hoạt động một cách phi tập trung, có nghĩa là không cần yêu cầu quyền để xác thực các giao dịch. Bất kỳ ai cũng có thể chạy một node, chỉ cần có một thiết bị phù hợp và kết nối internet. Qtum sử dụng cơ chế đồng thuận Mutualized Proof of Stake (Bằng chứng cổ phần lẫn nhau) để ngăn chặn các cuộc tấn công theo kiểu hợp đồng rác. Phần thưởng được chia cho nhiều trình xác thực thành công và một phần trong số đó bị trì hoãn cho 500 khối.
Qtum có hỗ trợ riêng các tiêu chuẩn token như QRC-20, QRC-1155 và QRC-721. Tiền mã hóa QTUM là token gốc của mạng, được sử dụng cho phí giao dịch, stake (có thể được thực hiện ngoại tuyến) và quản trị. Bạn có thể mua QTUM trên Binance bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, hoặc trao đổi với một loại tiền mã hóa khác.
Qtum có trụ sở tại Singapore, với các văn phòng tại Miami và Stockholm.
Giới thiệu
Kể từ sự ra đời của Bitcoin, chúng ta đã tiến một bước dài trong công nghệ blockchain. Hầu hết các nền tảng Layer 1 mới đều sử dụng những đổi mới khác xa mô hình Bitcoin ban đầu. Tuy nhiên, Qtum đã tham khảo và chắt lọc những điểm tốt nhất của Ethereum và Bitcoin. Sự kết hợp này làm cho nó trở thành một dự án đặc biệt thú vị bởi kiến trúc độc đáo của nó. Vì vậy, nếu bạn từng thắc mắc điều gì làm cho Qtum trở nên đặc biệt, Binance Academy sẽ cùng bạn tìm hiểu những khía cạnh độc đáo đó.
Qtum là gì?
Qtum (phát âm là Quantum) được thành lập vào năm 2016 bởi Ashley Houston, Neil Mahl và Patrick Dai. Dự án đã chạy một ICO (Phát hành tiền mã hóa lần đầu) vào năm 2017, huy động được 15,6 triệu USD trước khi ra mắt mạng chính vào tháng 9 cùng năm. Ý tưởng của Qtum là kết hợp các khía cạnh tốt nhất của mạng Ethereum (ETH) và Bitcoin (BTC). Nhóm đã sử dụng mô hình đầu ra giao dịch chưa sử dụng (UTXO) của Bitcoin và kết hợp nó với khả năng tạo hợp đồng thông minh của Ethereum đồng thời tận dụng các lợi ích có sẵn của cả hai chuỗi.
Qtum hoạt động như thế nào?
Có bốn khía cạnh quan trọng đối với mạng Qtum:
1. Một mô hình UTXO cho việc tính toán tài khoản.
2. Nền tảng hợp đồng thông minh Solidity.
3. Một lớp trừu tượng tài khoản (Account Abstraction Layer).
4. Cơ chế đồng thuận Proof of Stake .
Để tạo ra sự kết hợp này, Qtum đã sử dụng một phần mềm phía client của Bitcoin Core đã được sửa đổi để hoàn thiện cơ sở giao dịch trong mạng của họ. Mạng này cũng tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM) và sử dụng Solidity làm ngôn ngữ lập trình.
Điều này có nghĩa là bạn có thể dễ dàng chuyển mã và các dự án DeFi (Tài chính phi tập trung) từ Ethereum sang Qtum. Ngoài ra, cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) tùy chỉnh của nó đã được thực hiện để củng cố các vấn đề bảo mật quan trọng.
UTXO là gì?
UTXO là các Kết quả giao dịch chưa được gửi . Đây là một khái niệm phổ biến trong thế giới tiền mã hóa. Trên một số mạng, các giao dịch tiền mã hóa được thực hiện từ đầu ra và đầu vào. Ví dụ: gửi 1 BTC yêu cầu bạn sử dụng các UTXO làm đầu vào để sau đó "gửi" dưới dạng đầu ra. Các UTXO này sau đó được đánh dấu là đã sử dụng và đầu ra trở thành các UTXO mới.
Hãy tưởng tượng bạn đang gửi 0,6 BTC. Điều này thực sự sẽ được tạo thành từ kết quả đầu ra 0,4 BTC và 0,2 BTC từ các giao dịch trước đó. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn gửi 0,3 BTC, bạn cần phải chia 0,4 BTC UTXO thành 0,3 cho bạn bè và 0,1 cho chính bạn. Điều này khiến 0,4 BTC được chi tiêu hoàn toàn và hai UTXO mới là 0,3 và 0,1.
Hệ thống kế toán này có vẻ kỳ quặc, nhưng nó có những lợi ích riêng:
1. Rất dễ dàng để chống lại việc chi tiêu gấp đôi vì bạn có thể xem liệu một đầu ra đã được chi tiêu chưa.
2. Một mạng có thể xử lý các giao dịch song song vì mọi giao dịch đều chứa các đầu ra độc lập.
Mặt khác, Ethereum sử dụng mô hình giao dịch tài khoản tương tự như những gì bạn thấy với tài khoản ngân hàng. Mô hình cụ thể này duy trì trạng thái toàn cầu của tất cả các số dư trên mạng.
Lớp trừu tượng tài khoản là gì?
Các blockchain có khả năng sửa dụng hợp đồng thông minh thường không sử dụng hệ thống kế toán UTXO vì các lý do kỹ thuật. Câu trả lời của Qtum là sử dụng một Lớp trừu tượng tài khoản (AAL). Như tên cho thấy, hệ thống tài khoản kế toán của Ethereum trừu tượng từ việc triển khai kỹ thuật của nó.
Với mô hình tài khoản, các hợp đồng thông minh hoạt động với địa chỉ hoặc số dư cuối kỳ của hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, với UTXO, một hợp đồng thông minh phải quyết định sử dụng những UTXO nào , thường trên một số địa chỉ công cộng và riêng tư. Các giao dịch nội bộ giữa các hợp đồng cũng mang tới một vấn đề tương tự. Một blockchain UTXO phải ghi lại tất cả các giao dịch, khiến quá trình này trở nên khó khăn.
AAL hoạt động bằng cách sử dụng đầu ra của giao dịch UTXO để tạo một hợp đồng thông minh. Sau đó, nó sẽ gửi giao dịch đến tài khoản hợp đồng để kích hoạt việc thực hiện hợp đồng. Trong đó, AAL xử lý kết quả và điều chỉnh chúng cho phù hợp với UTXO.
Công nghệ AAL cho phép Qtum tận dụng các bản cập nhật của cả Ethereum và Bitcoin. Ví dụ: khi hỗ trợ token không thể thay thế được thêm vào Ethereum, Qtum có khả năng áp dụng nó một cách nhanh chóng. Các bản cập nhật Bitcoin đáng chú ý là Segregated Witness (SegWit) và Taproot. Dựa trên UTXO cũng cho phép Qtum hưởng lợi từ Lightning Network và các công nghệ khác.
Proof of Stake là gì?
Bằng chứng cổ phần được hỗ trợ lẫn nhau (Mutualized Proof of Stake ) là cơ chế đồng thuận tùy chỉnh của Qtum. Đội ngũ Qtum đã thiết kế nó để chống lại các cuộc tấn công spam hợp đồng rác bằng cách tăng chi phí của chúng. Cơ chế chia sẻ phần thưởng khối giữa các node tạo khối và cũng làm chậm việc thanh toán. Mỗi phần thưởng được chia đều cho người xác thực thành công và chín người xác thực thành công trước đó. Một phần của phần thưởng cũng bị trì hoãn trong 500 khối. Hệ thống này gây khó khăn cho những kẻ tấn công trong việc tính toán chính xác phần thưởng từ một cuộc tấn công tiềm năng.
Stake ngoại tuyến là gì?
Vào tháng 8 năm 2020, Qtum đã giới thiệu một cơ chế stake ngoại tuyến mới cho những người nắm giữ QTUM. Thay vì từ bỏ quyền quản lý token QTUM, bạn chỉ cần cung cấp địa chỉ ví của mình. Tiền của bạn vẫn ở trong ví của bạn, có thể tiêu và không bị bất tiện khi cần sử dụng. Cơ chế đồng thuận này gồm hai tác nhân: những Super Staker (người siêu xác thực) và những người ủy quyền.
Những người ủy quyền gửi địa chỉ ví của họ qua hợp đồng thông minh đến Super Staker. Người ủy quyền sẽ trả một khoản phí được thỏa thuận, và Super Staker có thể quyết định chấp nhận ủy quyền. Sau đó, Super Staker có thể stake các UTXO của người ủy quyền. Nếu Super Staker xác thực thành công một khối, họ sẽ chia sẻ phần thưởng với những người ủy quyền của họ và thu phí.
Sau ủy quyền vào Super Staker, bạn kiếm được QTUM một cách thụ động. Bạn không cần phải khóa tiền vào một hợp đồng thông minh và bạn có thể thực hiện điều này ngoại tuyến bằng ví phần cứng.
Sau đó, Super Staker có thể giành được các phần thưởng khối cho những người ủy quyền và thu phí stake. Nhưng sau khi ủy quyền, ví của người ủy quyền không cần phải luôn kết nối với mạng. Nói cách khác, những người ủy quyền nhận phần thưởng ở chế độ thụ động.
Qtum là gì?
QTUM là tiền mã hóa gốc của Qtum, được phân phối cho người dùng thông qua cơ chế đồng thuận của mạng. Bạn có thể sử dụng QTUM để:
1. Thanh toán phí giao dịch trên mạng. QTUM tính phí gas bằng một mô hình giống như Ethereum.
2. Tham gia vào giao thức quản trị trên chuỗi của Qtum bằng cách bỏ phiếu cho các đề xuất. Chúng có thể bao gồm việc thay đổi kích thước khối hoặc phí mạng. Trong thời gian sử dụng nhiều, chi phí gas có thể được giảm xuống và kích thước khối tăng lên để xử lý các giao dịch lớp 1 lên đến 1.100 TPS. Nếu cần, giải pháp lớp 2 như Lightning Network có thể được sử dụng để tăng thông lượng này.
3. Đóng vai trò là người ủy quyền hoặc Super Staker để xác thực các khối. Mỗi khối mới cung cấp phần thưởng cho người ủy quyền và các Super Staker. Qtum giảm một nửa phần thưởng theo định kỳ bằng cách sử dụng phương pháp tương tự như cơ chế giảm một nửa của Bitcoin . Cơ chế này cuối cùng sẽ tạo ra một nguồn cung QTUM hữu hạn mà sẽ mất nhiều thập kỷ để hoàn thành. Tại thời điểm này, những người stake sẽ chỉ được thưởng với phí giao dịch .
Tôi có thể mua QTUM ở đâu?
Binance cung cấp hai cách để mua QTUM. Đầu tiên, bạn có thể mua bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ bằng các loại tiền pháp định đã chọn. Truy cập trang [Mua tiền mã hóa bằng thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng] của Binance, chọn đơn vị tiền tệ bạn muốn thanh toán và chọn QTUM trong trường bên dưới. Nhấp vào [Continue] để xác nhận việc mua hàng của bạn và hướng dẫn thêm.
Bạn cũng có thể giao dịch tuyển chọn các loại tiền mã hóa cho QTUM, bao gồm BUSD, BTC và ETH. Điều hướng đến chế độ Exchange View của Binance và nhập QTUM vào trường tìm kiếm cặp giao dịch. Điều này sẽ hiển thị tất cả các cặp giao dịch có sẵn. Để biết thêm thông tin về cách sử dụng chế độ trading view, hãy đọc bài viết Cách sử dụng Chế độ trading view trên website Binance.
Tổng kết
Blockchain Qtum là một giải pháp tương đối độc đáo. Nó loại bỏ các vướng mắc của cơ chế Proof of Work (PoW) bằng cách triển khai hệ thống PoS cùng các bản nâng cấp. Nó cho phép các hợp đồng thông minh và Ứng dụng phi tập trung (các DApp) đồng thời sử dụng phương pháp tính toán tài khoản UTXO. Trong khi nhiều nền tảng blockchain trong hệ sinh thái phát triển các phương pháp hoàn toàn mới, Qtum đã tận dụng thành công các chức năng đến từ các nền tảng trước đó. Nếu bạn đang xem Qtum là một altcoin, thì hiện tại bạn đã có thể hiểu sâu sắc hơn các trường hợp sử dụng của nó.