Token BRC-20 là gì?
Trang chủ
Bài viết
Token BRC-20 là gì?

Token BRC-20 là gì?

Trung cấp
Đã đăng Feb 23, 2024Đã cập nhật Jun 4, 2024
5m

Các điểm chính

  • BRC-20 là một tiêu chuẩn token thử nghiệm để tạo ra các token có thể thay thế được thiết kế dành riêng cho blockchain Bitcoin.

  • Mặc dù còn mang tính thử nghiệm cao, tiêu chuẩn BRC-20 tiên tiến mới đã cho phép tạo ra các altcoin và tài sản được token hóa trên mạng lưới Bitcoin.

  • Bài viết này sẽ trình bày khái niệm về token BRC-20, ưu điểm và hạn chế của chúng cũng như khả năng ảnh hưởng của loại token này đến toàn cảnh hệ thống Bitcoin.

Giới thiệu

Là một trong những đổi mới gần đây trong hệ sinh thái Bitcoin, sự ra đời của token BRC-20 đã mở ra những khả năng mới và thách thức nhận thức truyền thống về những gì Bitcoin có thể đạt được. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu token BRC-20 là gì, ưu điểm và nhược điểm của chúng cũng như khả năng tác động của chúng lên toàn cảnh blockchain nói chung.

Tiêu chuẩn token BRC-20 là gì?

BRC-20 là một tiêu chuẩn token thử nghiệm để tạo ra các token có thể thay thế được thiết kế dành riêng cho blockchain Bitcoin. Các token có thể thay thế này có thể hoán đổi cho nhau, nghĩa là mọi đơn vị của token đều có cùng chức năng và giá trị bên trong. 

Sự xuất hiện của các tiêu chuẩn như BRC-20 giới thiệu khái niệm token hóa lên mạng Bitcoin, giúp mở rộng khả năng của mạng lưới này ra khỏi việc chỉ là một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung. Bạn có thể xem BRC-20 là một tiêu chuẩn thử nghiệm để tạo ra các altcoin trên blockchain Bitcoin.

Taproot và Ordinals

Nâng cấp Taproot giúp tăng dung lượng dữ liệu của các khối Bitcoin. Nâng cấp này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt giao thức Ordinal và sau đó đặt nền móng cho các token BRC-20.

Sự ra đời của giao thức Ordinals, được triển khai bởi kỹ sư phần mềm Casey Rodarmor vào tháng 01/2023, đã cho phép khắc dữ liệu lên từng satoshi (đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin) riêng lẻ bằng Ordinal Theory.

Hệ thống đánh số và khắc của giao thức Ordinals cho phép tạo cả token có thể thay thế và token không thể thay thế (NFT) trên mạng lưới Bitcoin.

Các token BRC-20 hoạt động như thế nào?

Các token BRC-20 được tạo bởi nhà phân tích blockchain ẩn danh với biệt danh Domo vào tháng 03/2023. Các token này sử dụng cơ chế ordinals inscription để tạo và chuyển các token có thể thay thế trên blockchain Bitcoin.

Không giống như các tiêu chuẩn token truyền thống như ERC-20 trên Ethereum, các token BRC-20 không hỗ trợ các hợp đồng thông minh và dựa vào các ordinal inscription để có chức năng của chúng. Trong khi các token ERC-20 được tạo thông qua mã hợp đồng thông minh, các token BRC-20 được tạo bằng cách ghi các tệp JSON vào từng satoshi riêng lẻ.

Mặc dù còn mang tính thử nghiệm cao, sự đơn giản của tiêu chuẩn BRC-20 mà không cần các hợp đồng thông minh phức tạp, cho phép token hóa tài sản trên mạng Bitcoin dễ dàng hơn.

Ưu và nhược điểm của token BRC-20

Ưu điểm

1. Sự đơn giản: Các token BRC-20 sử dụng cơ chế token hóa được đơn giản hóa, loại bỏ việc cần sử dụng các hợp đồng thông minh phức tạp. Sự đơn giản này tạo điều kiện cho việc đúc và chuyển token dễ dàng, giúp nhiều người dùng hơn có thể tiếp cận mà không yêu cầu chuyên môn kỹ thuật chuyên biệt.

2. An ninh mạng: Tận dụng các tính năng bảo mật vốn có của blockchain Bitcoin, token BRC-20 được hưởng lợi từ bản chất phi tập trung, công nghệ thuật toán và cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc, đảm bảo mức độ bảo mật mạng cao.

3. Tiềm năng tăng trưởng: Mặc dù mang tính thử nghiệm cao, ngày càng có nhiều dự án áp dụng tiêu chuẩn BRC-20. Cơ sở người dùng đa dạng và rộng lớn của mạng lưới Bitcoin thu hút các nhà phát triển, nhà đầu tư và người dùng, thúc đẩy sự phát triển và đổi mới hơn nữa.

Nhược điểm

1. Không có chức năng hợp đồng thông minh: Không giống như các tiêu chuẩn token khác như ERC-20, BRC-20 không hỗ trợ các hợp đồng thông minh. Hạn chế này có thể dẫn đến giảm hiệu quả và hạn chế khả năng.

2. Phụ thuộc vào blockchain Bitcoin: BRC-20 phụ thuộc vào blockchain Bitcoin, chịu các ràng buộc bên trong mạng lưới. Những hạn chế như khả năng mở rộng thấp, tốc độ giao dịch chậm và phí giao dịch cao hơn ngày càng trở nên rõ ràng, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chuyển các token BRC-20.

3. Khả năng tương tác hạn chế: Được thiết kế riêng cho hệ sinh thái Bitcoin, BRC-20 phải đối mặt với những thách thức về khả năng tương tác với các hệ thống blockchain và ví tiền mã hóa khác.

4. Tiện ích hạn chế: Được thiết kế chủ yếu để mã hóa các tài sản có thể thay thế, BRC-20 không phù hợp với các tài sản không thể thay thế hoặc triển khai các tính năng token phức tạp.

5. Tắc nghẽn mạng: Token BRC-20 và Bitcoin NFT thường gây tắc nghẽn mạng, dẫn đến thời gian xác nhận chậm hơn và phí giao dịch cao hơn.

Tương lai của token BRC-20: Cơ hội và thách thức

Trong khi tiêu chuẩn vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, độ chấp nhận và sử dụng ngày càng tăng của token BRC-20 thể hiện tiềm năng tăng trưởng trong thời gian trung và dài hạn. Ngày càng có nhiều dự án áp dụng token BRC-20 cho thấy tiềm năng của chúng trong việc định hình lại blockchain Bitcoin với các trường hợp sử dụng mới và các sản phẩm sáng tạo.

Tuy nhiên, những thách thức như tắc nghẽn mạng, lo ngại về khả năng mở rộng và thiếu chức năng hợp đồng thông minh có thể trở thành trở ngại cho việc áp dụng rộng rãi BRC-20. Để vượt qua những thách thức đó, các nhà phát triển đang khám phá việc sử dụng Lớp 2 Bitcoincác giải pháp mở rộng khác.

Tổng kết

Token BRC-20 là một khám phá nổi bật trong việc mở rộng chức năng của blockchain Bitcoin. Giao thức Ordinals cùng với nâng cấp Taproot đã mở đường cho các token có thể thay thế được trên Bitcoin, thách thức các câu chuyện thông thường xung quanh khả năng của mạng. Mặc dù các token BRC-20 mang lại sự đơn giản, khả năng tương thích và bảo mật, nhưng những hạn chế của chúng làm nổi bật bản chất vốn là thử nghiệm còn đang diễn ra của tiêu chuẩn này.

Đọc thêm:

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung này được cung cấp cho bạn trên cơ sở “nguyên trạng” chỉ nhằm mục đích thông tin chung và giáo dục mà không có đại diện hay bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào. Nó không nên được hiểu là lời khuyên về tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác, cũng như không nhằm mục đích khuyến nghị mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên của riêng bạn từ các cố vấn chuyên môn thích hợp. Trong trường hợp bài viết được đóng góp bởi người đóng góp bên thứ ba, xin lưu ý rằng những quan điểm thể hiện đó thuộc về người đóng góp bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Binance Academy. Vui lòng đọc tuyên bố từ chối trách nhiệm đầy đủ của chúng tôi ở đây để biết thêm chi tiết. Giá tài sản kỹ thuật số có thể biến động. Giá trị khoản đầu tư của bạn có thể giảm hoặc tăng và bạn có thể không lấy lại được số tiền đã đầu tư. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình và Binance Academy không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào bạn có thể phải gánh chịu. Tài liệu này không nên được hiểu là lời khuyên về tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác. Để biết thêm thông tin, hãy xem Điều khoản sử dụngCảnh báo rủi ro của chúng tôi.