Tóm lược
Giới thiệu
Đang có một nhu cầu rất cao về token không thể thay thế (các NFT) trên tất cả các hệ sinh thái blockchain và DeFi. Đã có rất nhiều thông tin về chủ đề NFT, nhưng chúng ta không thường thảo luận về quyền giám sát. Ai thực sự có toàn quyền kiểm soát NFT bạn vừa tạo ra hoặc mua được? Có thể bạn có ít quyền giám sát NFT hơn bạn nghĩ.
Khái niệm này có thể quen thuộc nếu bạn đã biết đến cách hoạt động của các ví tiền mã hoá và tiền mã hoá. Trên thực tế, bạn có thể trực tiếp giám sát NFT của bạn mình hoặc trao cho người khác giữ dùm và cả hai lựa chọn đều là những cách hợp lệ. Quyết định phụ thuộc vào mục đích của bạn và loại trách nhiệm mà bạn muốn có.
Thông thường, bạn sẽ gặp phải lựa chọn có giám sát hoặc không giám sát khi chọn ví và nền tảng bạn sử dụng để giao dịch hoặc tạo NFT.
Ví tiền mã hóa là gì?
Ví tiền mã hóa giám sát là gì?
Ví tiền mã hoá giám sát không cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát các khóa cá nhân của mình. Bên thứ ba (chẳng hạn như sàn giao dịch hoặc ví giám sát) sẽ lưu trữ tài sản của bạn thay cho bạn. Bạn sẽ không thể tự mình truy cập vào khóa riêng tư, nhưng điều này không thực sự là một điều xấu. Tất cả phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.
Tuy nhiên, đừng quên rằng trong trường hợp này, bên thứ ba có quyền giám sát tiền của bạn. Tiền mã hoá của bạn sẽ chỉ an toàn khi bên thứ ba giữ cam kết. Đó là lý do tại sao việc chọn một sàn giao dịch hoặc nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy là một việc quan trọng.
Ví tiền mã hóa không giám sát là gì?
Ví tiền hoá không giám sát là ví mà chỉ người sở hữu mới thực sự sở hữu và kiểm soát các khóa riêng tư. Đối với những người dùng muốn kiểm soát tiền của họ, ví không giám sát là lựa chọn tốt nhất.
Tôi có thể sử dụng ví nào với các NFT?
Bạn có thể sử dụng cả ví giám sát và không giám sát để lưu trữ sản phẩm nghệ thuật mã hoá hoặc các NFT khác. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng ví mà bạn sử dụng có hỗ trợ loại NFT mà bạn muốn giữ. Các NFT có thể tồn tại trên các blockchain khác nhau và thậm chí trên một blockchain riêng lẻ có thể có nhiều loại tiêu chuẩn token khác nhau. Mỗi tiêu chuẩn có các đặc điểm và quy tắc khác nhau nhằm xác định cách các token được tạo và sử dụng.
Các tiêu chuẩn token phổ biến nhất là:
Nếu bạn có dự định lưu trữ NFT trong một ví giám sát (như trên sàn giao dịch tiền mã hoá) hoặc ví không giám sát, trước tiên hãy kiểm tra tiêu chuẩn token của các NFT của mình. Với những thông tin này, hãy đảm bảo ví của bạn hỗ trợ tiêu chuẩn blockchain và token sản phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của bạn.
MetaMask, Trust Wallet và MathWallet là các ví không giám sát chấp nhận hầu hết các NFT phổ biến nhất. Nhưng khi tương tác với một sàn giao dịch tập trung, bạn sẽ sử dụng một ví giám sát. Chúng tôi khuyến nghị bạn nên đọc phần Câu hỏi thường gặp hoặc trang web của sàn giao dịch để biết thêm thông tin chi tiết về các NFT mà những nơi này chấp nhận.
Làm cách nào để mua NFT bằng ví của tôi?
Nền tảng phi tập trung (không giám sát)
Các thị trường giao dịch NFT (có giám sát)
Các thị trường giao dịch NFT hoạt động như một người giám sát quá trình mua hàng. Nếu bạn muốn đặt giá thầu trong một cuộc đấu giá, bạn sẽ cần phải gửi tiền của mình đến nền tảng để giữ chúng trong khoản ký quỹ. Khi bạn đã mua NFT của mình, bạn có thể giữ nó trong ví giám sát của nền tảng hoặc rút nó sang ví khác.
Làm cách nào để đúc hoặc bán NFT bằng ví của tôi?
Nền tảng phi tập trung (không giám sát)
Sau khi đúc, tài sản của bạn sẽ được lưu trữ trên chuỗi và không thể thay đổi. Nếu muốn, bạn có thể bán các NFT của mình. Featured by Binance hiện hỗ trợ hai phương thức bán hàng trên thị trường thứ cấp: bán theo giá cố định hoặc đấu giá.
Ngay sau khi hoàn tất việc bán hàng, các NFT của bạn sẽ được phân phối tới người mua. Tiền bán hàng sẽ được chuyển từ ví của người mua sang ví của bạn. Quá trình này được tự động hóa và được bảo mật bởi các quy tắc của hợp đồng thông minh.
Các thị trường giao dịch NFT (có giám sát)
Để bán NFT của bạn trên sàn có giám sát, bạn cần phải gửi NFT vào nền tảng bạn sử dụng. Hãy đảm bảo rằng nền tảng chấp nhận loại NFT bạn muốn bán. Nếu bạn không cẩn thận ở bước này, bạn có thể làm mất các NFT của mình vì đã gửi chúng đến một nền tảng không tương thích. Mỗi sàn sẽ có các tùy chọn bán hàng khác nhau, chẳng hạn như bán hàng theo giá cố định hoặc đấu giá.
Khi bạn đã bán thành công NFT của mình, sàn sẽ tự động chuyển nó cho chủ sở hữu mới. Tiền của bạn sẽ được gửi trực tiếp đến ví bên ngoài của bạn hoặc được để lại trên nền tảng cho đến khi bạn muốn rút.
Ưu và nhược điểm của một dịch vụ NFT giám sát
Dịch vụ giám sát cung cấp một cách đơn giản để khớp người mua và người bán NFT, dễ dàng cho người mới sử dụng. Bạn không cần phải lo lắng về việc mất khóa riêng tư, điều này thật nhẹ nhõm ngay cả đối với những người dùng có kinh nghiệm. Giao diện của các nền tảng này nói chung là thân thiện với người dùng và nếu bạn mắc lỗi, mọi chuyện sẽ dễ dàng được giải quyết. Bởi nếu có sự cố xảy ra, nền tảng bạn dùng sẽ có bộ phận hỗ trợ sẵn sàng trợ giúp.
Ưu và nhược điểm của dịch vụ NFT không giám sát
Nền tảng NFT không giám sát cung cấp nhiều khả năng kiểm soát tốt hơn trong suốt quá trình giao dịch. Việc giao dịch các NFT trực tiếp từ ví của bạn mà không cần trung gian cũng cho phí rẻ hơn và nhiều quyền riêng tư hơn. Tuy nhiên, những yếu tố này còn phụ thuộc vào mạng bạn đang sử dụng. Nếu bạn coi trọng quyền riêng tư, các dịch vụ này không cần kiểm tra KYC và bạn có thể giao dịch ẩn danh. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc ví để bắt đầu.
Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ theo kiểu không giám sát có một số nhược điểm. Đối với những người dùng mới chưa quen thuộc với cách hoạt động của các ví, các tùy chọn không giám sát có thể kém thân thiện và thuận tiện hơn so với các tùy chọn có giám sát. Tuy nhiên, may mắn thay, các nhà cung cấp dịch vụ như Tor.us đang làm cho các dapp dễ sử dụng hơn rất nhiều.
So sánh dịch vụ NFT có giám sát và không giám sát
Dịch vụ NFT có giám sát | Dịch vụ NFT không giám sát | |
Khoá riêng tư | Quyền sở hữu nằm ở bên thứ ba | Quyền sở hữu thuộc về chủ ví |
Khả năng tiếp cận | Các tài khoản đã đăng ký | Bất kỳ ai cũng có thể truy cập |
Chi phí giao dịch | Thường cao hơn | Thường thấp hơn |
Mức độ bảo mật | Thường thấp hơn | Thường cao hơn |
Hỗ trợ | Thường cao hơn | Thường thấp hơn |
Xác minh tài khoản | Có | Không |