Thắt chặt định lượng (QT)
Thắt chặt định lượng (QT) là một công cụ chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương nhằm giảm cung tiền trong nền kinh tế. Không giống như
nới lỏng định lượng (QE) hay chính là mua trái phiếu chính phủ để bơm tiền vào nền kinh tế, QT lại bán các trái phiếu này từ tài sản nắm giữ của ngân hàng trung ương.
Khi các ngân hàng trung ương thực hiện QT, họ bán trái phiếu chính phủ và các tài sản tài chính khác mà họ mua được trong thời kỳ QE. Bằng cách đó, họ "loại bỏ" tiền khỏi hệ thống tài chính, làm giảm lượng cung tiền để cho vay và chi tiêu. Hành động này được thực hiện nhằm chống lại áp lực lạm phát hoặc bình thường hóa chính sách tiền tệ sau các giai đoạn kích thích.
1. Lãi suất: QT thường dẫn đến tăng
lãi suất. Khi các ngân hàng trung ương giảm cung tiền, hoạt động vay trở nên đắt đỏ hơn, khiến lãi suất tăng lên. Lãi suất cao hơn có thể làm giảm hoạt động kinh tế và làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
2. Giá tài sản: Việc bán trái phiếu chính phủ và các tài sản khác trong QT có thể gây giảm giá trái phiếu. Do đó, lợi suất của các trái phiếu này tăng lên, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư so với các tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu. Sự thay đổi trong sở thích của nhà đầu tư có thể dẫn đến biến động trên thị trường tài chính, đặc biệt là cổ phiếu.
3. Tỷ giá hối đoái: QT cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi
các ngân hàng trung ương giảm tài sản nắm giữ, nhu cầu đối với đồng nội tệ đó có thể sẽ tăng lên so với các đồng tiền khác, dẫn đến việc đồng nội tệ tăng giá. Đồng nội tệ mạnh hơn có thể tác động tiêu cực đến xuất khẩu nhưng có thể giúp kiểm soát
lạm phát bằng cách giảm chi phí hàng hóa nhập khẩu.
1. Biến động: Thị trường tiền mã hóa đặc trưng bởi tính biến động và việc các ngân hàng trung ương thực hiện QT có thể làm trầm trọng hóa thêm
tính biến động này.
2. Phản ứng về quy định: Các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua QT có thể sẽ thúc đẩy việc giám sát theo quy định và ban hành các quy định mới đối với tiền mã hóa. Các nhà chức trách có thể xem tiền mã hóa là rủi ro tiềm ẩn đối với sự ổn định tài chính trong thời gian thắt chặt kinh tế và có thể tìm cách áp các quy định chặt chẽ hơn để giảm thiểu những rủi ro này.
3. Tâm lý nhà đầu tư: Tác động của QT lên thị trường tiền mã hoá cũng có thể phụ thuộc vào tâm lý nhà đầu tư. Nếu các nhà đầu tư coi tiền mã hóa là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ thắt chặt kinh tế, họ có thể khiến giá bị đẩy lên cao. Ngược lại, nếu lo ngại về các biện pháp trừng phạt theo quy định hoặc bất ổn thị trường chiếm ưu thế, các nhà đầu tư có thể bán tháo tiền mã hóa, dẫn đến giảm giá.
Tóm lại, thắt chặt định lượng là một công cụ chính sách tiền tệ được các ngân hàng trung ương sử dụng để giảm cung tiền trong nền kinh tế. Biện pháp này tác động không chỉ đến thị trường tài chính truyền thống mà còn cả thị trường tiền mã hóa, ảnh hưởng đến giá tài sản, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tâm lý nhà đầu tư. Các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách cần hiểu rõ về tác động của QT để có thể điều chỉnh mức độ phức tạp của chính sách tiền tệ và các động lực thị trường tài chính.