Các điểm chính
Giảm phát được mô tả là tình trạng sụt giảm về giá cả để gia tăng sức mua của đồng tiền. Giảm phát có thể giúp giá cả hàng hóa và dịch vụ phải chăng hơn và cho phép tiết kiệm nhiều hơn.
Mặc dù thường được coi là hiện tượng tích cực, nhưng tình trạng giảm phát dai dẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Nếu không được quản lý tốt, giảm phát có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và làm chậm tăng trưởng kinh tế.
Giảm phát là gì?
Giảm phát được mô tả là tình trạng sụt giảm về giá cả hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Trong thực tế, giảm phát thường được xem là một hiện tượng tích cực vì có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giảm phát cũng có thể mang đến những tác động tiêu cực cho nền kinh tế.
Rất hiếm có giai đoạn giảm phát gặp vấn đề. Nhìn chung, hệ thống tài chính của chúng ta dễ bị lạm phát hơn là giảm phát. Tuy nhiên, nếu bạn phải đối mặt với giảm phát dai dẳng ở quốc gia bạn đang sống, việc hiểu biết về một số tác động tiêu cực sẽ rất hữu ích.
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn các nguyên nhân phổ biến và tác động tiềm tàng của giảm phát.
Các nguyên nhân phổ biến của giảm phát
Tổng cầu giảm
Tổng cầu thể hiện nhu cầu rộng lớn về hàng hóa và dịch vụ. Khi người dân và doanh nghiệp chi tiêu ít tiền hơn, nhu cầu sẽ giảm xuống, thường dẫn đến giá thấp hơn.
Nguồn cung tăng
Nếu các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn nhu cầu mua của người dân, nguồn cung dư thừa cũng có thể dẫn đến giá cả hạ thấp hơn. Ví dụ: Nguyên nhân có thể là do công nghệ mới giúp sản xuất rẻ và hiệu quả hơn.
Đồng tiền mạnh
Khi đồng tiền của một quốc gia mạnh, quốc gia đó có thể mua nhiều hàng hóa nước ngoài hơn, dẫn đến hàng nhập khẩu rẻ hơn và giảm giá hàng hóa trong nước. Ngoài ra, đồng tiền mạnh có thể làm cho hàng xuất khẩu của một quốc gia đắt hơn so với hàng hóa của các quốc gia khác, làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu.
Sự khác nhau giữa giảm phát và lạm phát
Mặc dù cả giảm phát và lạm phát đều liên quan đến những thay đổi trong giá cả nói chung nhưng chúng có những nguyên nhân, hiệu ứng và ảnh hưởng khác nhau đối với nền kinh tế.
Định nghĩa
Trong khi giảm phát liên quan đến việc giảm giá của hàng hóa và dịch vụ nói chung thì lạm phát liên quan đến việc tăng giá. Vì vậy, giảm phát làm tăng sức mua của đồng tiền, còn lạm phát thì ngược lại.
Nguyên nhân
Như chúng ta đã biết, giảm phát có thể là do tổng cầu giảm, nguồn cung tăng hoặc công nghệ mới.
Ngược lại, lạm phát có thể xảy ra do tổng cầu tăng, chi phí sản xuất cao hơn và chính sách tiền tệ mở rộng. Trên thực tế, tình trạng này thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Hiệu ứng
Trong thời kỳ giảm phát, giá cả giảm dần và đồng nội tệ mạnh lên, khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm tiền nhiều hơn và trì hoãn mua hàng. Cuối cùng, nhu cầu giảm có thể dẫn đến đình trệ kinh tế và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Mặt khác, lạm phát làm giảm giá trị của tiền và tạo ra sự bất ổn, khuyến khích mọi người chi tiêu nhiều hơn trước khi giá cả tăng thêm.
Làm thế nào để chống lại giảm phát?
Mặc dù lạm phát thường được coi là đáng lo ngại hơn, nhưng cả lạm phát và giảm phát đều có thể gây ra nhiều vấn đề. Nhật Bản là một ví dụ về quốc gia đã trải qua một số thời kỳ giảm phát ở mức thấp nhưng kéo dài. Nhìn chung, các ngân hàng trung ương đặt mục tiêu giảm tỷ lệ lạm phát hàng năm để giữ cho nền kinh tế hoạt động (thường là khoảng 2%).
Để giải quyết tình trạng giảm phát, chính phủ và ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ.
Chính sách tiền tệ
Ngân hàng trung ương có thể hạ lãi suất để khuyến khích vay và chi tiêu. Lãi suất thấp hơn giúp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng vay vốn rẻ hơn, điều này có thể kích thích hoạt động kinh tế. Một lựa chọn khác là thực hiện nới lỏng định lượng (QE), làm tăng nguồn cung tiền và khuyến khích chi tiêu.
Chính sách tài khóa
Các biện pháp chính sách tài khóa có thể liên quan đến việc tăng chi tiêu của chính phủ để thúc đẩy nhu cầu trong nền kinh tế. Ngoài ra, thực hiện giảm thuế có thể nhằm tăng thu nhập khả dụng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, khuyến khích chi tiêu và đầu tư nhiều hơn.
Ưu điểm của giảm phát
Hàng hóa rẻ hơn: Trong thời kỳ giảm phát, giá trị của tiền tăng lên, làm cho hàng hóa có giá cả phải chăng hơn và cải thiện mức sống.
Chi phí doanh nghiệp thấp hơn: Các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ việc giảm chi phí nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất.
Tiết kiệm nhiều hơn: Khi giá trị của tiền tăng lên, mọi người có thể có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu.
Nhược điểm của giảm phát
Chi tiêu ít hơn: Giảm phát có thể khiến người tiêu dùng trì hoãn việc mua hàng, kỳ vọng giá sẽ giảm hơn nữa. Điều này làm giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, có khả năng dẫn đến làm chậm lại mức tăng trưởng kinh tế.
Nợ nhiều hơn: Giá trị của khoản nợ có xu hướng tăng lên trong thời kỳ giảm phát, khiến người vay khó trả nợ hơn.
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng: Các doanh nghiệp có thể phản ứng với việc giảm chi tiêu của người tiêu dùng bằng cách cắt giảm chi phí, thường thông qua việc sa thải hàng loạt.
Tổng kết
Giảm phát liên quan đến việc giảm giá cả nói chung. Mặc dù giảm phát có thể làm cho hàng hóa có giá cả phải chăng hơn và khuyến khích tiết kiệm, nhưng cũng dẫn đến việc người tiêu dùng giảm chi tiêu, nợ tăng và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Đọc thêm:
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Nội dung này được trình bày cho bạn trên cơ sở "nguyên trạng" chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung và hướng dẫn, không phải là sự cam đoan hay bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào. Không nên coi nội dung này là nội dung tư vấn tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác. Đây cũng không phải khuyến nghị mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn chuyên môn phù hợp. Trong trường hợp bài viết do cộng tác viên bên thứ ba đóng góp, xin lưu ý rằng những quan điểm được đưa ra thuộc về cộng tác viên bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Binance Academy. Vui lòng đọc toàn bộ tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi tại đây để biết thêm chi tiết. Giá tài sản kỹ thuật số có thể biến động. Giá trị khoản đầu tư của bạn có thể tăng hoặc giảm và bạn có thể không lấy lại được số tiền đã đầu tư. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các quyết định đầu tư của mình và Binance Academy không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất nào bạn có thể gặp phải. Không nên coi tài liệu này là nội dung tư vấn tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác. Để biết thêm thông tin, hãy xem Điều khoản sử dụng và Cảnh báo rủi rocủa chúng tôi.