Parallelization kiểm tra đồng thời nhiều trạng thái mạng lưới tiềm năng, mỗi trạng thái hiển thị kết quả của việc xác thực một tập hợp các giao dịch cụ thể. Bằng cách xem các trạng thái này, mạng lưới nắm được mỗi giao dịch sẽ tác động như thế nào đến sổ cái nếu nó được xác thực. Sau khi quá trình kiểm tra kết thúc, mạng lưới sẽ đạt đến trạng thái chung, phản ánh kết quả của việc xác thực song song.
Có hai mô hình Parallelization: optimistic parallelization và state-access parallelization.
Phân bổ tác vụ giữa nhiều node giúp giảm đáng kể thời gian thực hiện giao dịch, tăng tốc độ xử lý giao dịch. Như vậy, các mạng lưới sử dụng Parallelization thường hiệu quả hơn so với các mạng lưới có mô hình xử lý tuần tự.
Parallelization giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng blockchain bằng cách phân bổ việc xác thực giao dịch trên các node mạng lưới. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình xác thực và cho phép mở rộng quy mô theo chiều ngang. Mở rộng quy mô theo chiều ngang là khả năng mở rộng tài nguyên của mạng lưới bằng cách thêm các node trong thời kỳ nhu cầu cao hơn và thu hẹp quy mô khi nhu cầu giảm.
Parallelization giúp giảm thiểu phí bằng cách phân bổ các giao dịch cho các nhóm con của node, giảm chi phí so với việc xử lý tuần tự khi mỗi giao dịch đều được xác thực qua mọi node. Tốc độ giao dịch nhanh hơn cũng làm giảm tính cạnh tranh trong việc xác thực, giúp giảm thêm phí cho mỗi giao dịch.
Parallelization là một phương thức xử lý giao dịch, cung cấp một giải pháp cho vấn đề về khả năng mở rộng blockchain. Bằng cách thực hiện đồng thời các giao dịch và phân bổ việc xác thực trên nhiều node, parallelization cho phép các mạng lưới blockchain xử lý nhiều giao dịch hơn, giảm chi phí gas và đạt được thời gian xử lý nhanh hơn.
Các quy trình và giao dịch xảy ra bên ngoài blockchain chính, thường dùng để nâng cao khả năng mở rộng.
Cơ chế định giá được sử dụng trên blockchain Ethereum để tính toán chi phí hoạt động của hợp đồng thông min...