Avalanche (AVAX) Là Gì?
Trang chủ
Bài viết
Avalanche (AVAX) Là Gì?

Avalanche (AVAX) Là Gì?

Trung cấp
Đã đăng Sep 9, 2021Đã cập nhật Feb 1, 2023
7m

Tóm lược

Mục tiêu của Avalanche là cải thiện khả năng mở rộng mà không ảnh hưởng đến tốc độ và sự phi tập trung. Có 3 blockchain trên mạng Avalanche: Chuỗi trao đổi (X-Chain), Chuỗi hợp đồng (C-Chain) và Chuỗi nền tảng (P-Chain). X-Chain được sử dụng để tạo và giao dịch tài sản. C-Chain là để tạo hợp đồng thông minh. P-Chain là để điều phối trình xác thực và các Mạng con (Subnet).

Một trong những đột phá quan trọng nhất của giao thức là Cơ chế đồng thuận Avalanche, cơ chế này sử dụng phương pháo bỏ phiếu lấy mẫu phụ lặp lại bởi các trình xác thực để tạo ra sự đồng thuận nhanh chóng với chi phí hợp lý. Avalanche cũng sử dụng các Mạng con như một phương pháp để mở rộng quy mô theo hàng ngang mới, cho phép tạo ra các blockchain có thể tùy chỉnh và tương tác. Không có giới hạn về số lượng Mạng con có thể được tạo ra.


Giới thiệu

Công nghệ blockchain phát triển đã giúp cho các vấn đề dần được giải quyết. Khả năng mở rộng cũng dần được cải tiến, giúp blockchain có khả năng tương tác và sử dụng tốt hơn. Avalanche đã có cách tiếp cận độc đáo các vấn đề này bằng việc sử dụng ba blockchain riêng biệt trong nền tảng của mình. Được hỗ trợ bởi token gốc AVAX và nhiều cơ chế đồng thuận, Avalanche tuyên bố họ là "nền tảng hợp đồng thông minh nhanh nhất trong ngành công nghiệp blockchain, được đo lường bằng thời gian hoàn tất giao dịch". Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố tạo nên tuyên bố của Avalance và các giải pháp mà dự án cung cấp.


Avalanche được ra mắt khi nào?

Avalanche được ra mắt vào tháng 9 năm 2020 bởi Ava Labs, một đội ngũ có trụ sở tại New York. Ava Labs đã huy động được gần 300 triệu USD (đô-la Mỹ) và Quỹ Avalanche đã tổ chức các đợt bán token riêng tư và công khai với tổng trị giá 48 triệu USD. Ba người đứng đầu Avax Labs là Kevin Sekniqi, Maofan "Ted" Yin và Emin Gün Sirer.


Avalanche giải quyết những vấn đề gì?

Có ba vấn đề chính mà Avalanche cố gắng giải quyết. Đó là khả năng mở rộng, phí giao dịch và khả năng tương tác.

Khả năng mở rộng và sự phi tập trung

Như truyền thống, các blockchain phải vật lộn để cân bằng giữa khả năng mở rộng và sự phi tập trung. Một mạng với hoạt động ngày càng tăng có thể bị tắc nghẽn nhanh chóng. Bitcoin (BTC) là một ví dụ điển hình về vấn đề này. Đôi khi, mất hàng giờ hoặc thậm chí vài ngày để xử lý các giao dịch trong thời gian mạng bị tắc nghẽn.
Một cách để giải quyết điều này là làm cho mạng tập trung hơn. Điều này có nghĩa là sẽ có ít người được cấp quyền để xác thực hoạt động của mạng. Tuy nhiên, phi tập trung là điều rất quan trọng đối với sự bảo mật của blockchain. Các blockchain mới liên tục cố gắng giải quyết vấn đề này bằng những tiến bộ công nghệ và Avalanche đã tạo ra một cách tiếp cận độc đáo mà chúng ta sẽ dần tìm hiểu.

Phí cao

Một vấn đề phổ biến khác với các blockchain lớn như Ethereum là phí gas, chúng có thể tăng cao khi lưu lượng truy cập cao. Điều này về cơ bản là trở ngại với nhiều người dùng, tuy nhiên không có nhiều sự cạnh tranh trong việc cung cấp các hệ sinh thái. Ví dụ, sự phổ biến của Ethereum và lịch sử thiếu các lựa chọn thay thế đã dẫn đến lưu lượng truy cập và phí cao. Tại một số thời điểm, mất tới 10 đô-la để thực hiện các giao dịch chuyển tiền đơn giản và các tương tác hợp đồng thông minh phức tạp thậm chí còn có phí đắt hơn.

Khả năng tương tác

Các dự án và doanh nghiệp khác nhau có những nhu cầu riêng khi sử dụng các blockchain. Trước đây, các dự án luôn phải làm việc trên Ethereum. Vì vậy, một blockchain cá nhân hoặc một blockchain riêng tư sẽ không khớp với nhu cầu của họ. Việc tìm kiếm sự cân bằng giữa khả năng tùy chỉnh và sự hợp tác giữa nhiều blockchain là một thách thức. Avalanche cung cấp giải pháp của mình bằng cách đưa ra mô hình Mạng con - các các blockchain tùy chỉnh dành riêng cho ứng dụng chia sẻ tính bảo mật, tốc độ và khả năng tương thích của mạng chính.


Avalanche hoạt động như thế nào?

Avalanche kết hợp nhiều giải pháp, làm cho nó trở nên độc đáo và nền tảng thực sự được tạo thành từ ba blockchain chính có thể tương tác: X-Chain, C-Chain và P-Chain.

1. Chuỗi trao đổi (X-Chain) được sử dụng để tạo và trao đổi token AVAX và các tài sản kỹ thuật số khác. Phí giao dịch được thanh toán bằng AVAX và blockchain này sử dụng giao thức đồng thuận Avalanche.
2.  Chuỗi hợp đồng (C-Chain) là nơi các nhà phát triển có thể tạo các hợp đồng thông minh cho các DApp. Chuỗi này triển khai một phiên bản của Máy ảo Ethereum (EVM), cho phép các DApp tương thích với EVM. Nó sử dụng một phiên bản đã được sửa đổi của giao thức đồng thuận Avalanche được gọi là Snowman.
3. Chuỗi nền tảng (P-Chain) điều phối các trình xác thực mạng, theo dõi các Mạng con đang hoạt động và cho phép tạo các Mạng con mới. P-Chain cũng sử dụng Snowman.

Vì cấu tạo gồm các blockchain đảm nhận các vai trò khác nhau, Avalanche đã cải thiện tốc độ và khả năng mở rộng mạng đáng kể so với việc chạy tất cả các quy trình chỉ trên một chuỗi. Các nhà phát triển Avalanche đã điều chỉnh các cơ chế đồng thuận phù hợp với nhu cầu của từng blockchain. Người dùng cần AVAX để stake và trả phí mạng, mang lại cho hệ sinh thái một tài sản có thể sử dụng chung.


Các cơ chế đồng thuận của Avalanche hoạt động như thế nào?

Có rất nhiều điểm tương đồng giữa hai giao thức đồng thuận của Avalanche. Hệ thống kép này là lý do chính giúp mạng có thể cải thiện khả năng mở rộng và tốc độ xử lý giao dịch.

Avalanche

Giao thức đồng thuận Avalanche không cần một nhà lãnh đạo để đạt được sự đồng thuận như Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS) hoặc Delegated Proof of Stake (DPoS). Yếu tố này làm tăng tính phi tập trung của mạng Avalanche mà không làm giảm khả năng mở rộng. Ngược lại, PoW, PoS và DPoS cuối cùng có một tác nhân để xử lý một giao dịch, công việc này sau đó được xác thực bởi những người khác.
Avalanche triển khai giao thức đồng thuận được tối ưu hóa bằng đồ thị vòng có hướng (DAG). DAG cho phép mạng xử lý các giao dịch song song. Các trình xác thực ngẫu nhiên thăm dò ý kiến của những trình xác thực khác để xác định xem một giao dịch mới có hợp lệ hay không. Số lượng lấy mẫu con ngẫu nhiên nhất định lặp đi lặp lại được Avalanche chứng minh bằng thống kê rằng hầu như không thể có giao dịch sai.

Tất cả các giao dịch được hoàn tất ngay lập tức mà không cần xác nhận khác. Việc chạy một node xác thực và xác thực các giao dịch yêu cầu phần cứng thấp và không khó để tiếp cận, giúp tăng hiệu suất và sự phi tập trung cho mạng.

Snowman

Giao thức đồng thuận Snowman được xây dựng dựa trên giao thức đồng thuận Avalanche nhưng yêu cầu các giao dịch được thực hiện một cách tuyến tính. Thuộc tính này có lợi khi giao dịch với các hợp đồng thông minh. Không giống như giao thức đồng thuận Avalanche, Snowman tạo ra các block.


Token AVAX

AVAX là token gốc của Avalanche, có nguồn cung giới hạn là 720 triệu đơn vị. Tất cả các khoản phí trả trên mạng được đốt như một cơ chế giảm phát, mang lại lợi ích lớn hơn cho cộng đồng Avalanche. AVAX có ba trường hợp sử dụng chính:

1. Bạn có thể stake AVAX của mình để trở thành trình xác thực hoặc trở thành người ủy quyền của một trình xác thực. Trình xác thực có thể nhận Lãi suất hàng năm (APY) tới 10% và được đặt mức phí phần trăm tùy chỉnh cho phần thưởng mà họ giữ lại từ những người ủy quyền ủng hộ họ.

2. AVAX đóng vai trò là đơn vị tài khoản chung cho tất cả các Mạng con, giúp cải thiện khả năng tương tác.

3. Phí giao dịch và đăng ký Mạng con phải trả bằng AVAX.


Làm thế nào để stake AVAX?

Bạn có thể kiếm được phần thưởng bằng cách trở thành trình xác thực hoặc stake token của mình với một trình xác thực của người khác. Để trở thành trình xác thực, bạn cần stake 2000 AVAX.

Yêu cầu phần cứng này đủ thấp để hầu hết các máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn bình thường có thể tham gia xác thực. Bạn cũng có thể stake token vào một trình xác thực nào khác và nhận phần thưởng khi trình xác thực đó xác nhận giao dịch thành công.


Các blockchains Avalanche tùy chỉnh

Avalanche cung cấp chức năng tương tự như Ethereum và các blockchain lớp một khác. Các nhà phát triển có thể tạo các token, NFT và DApp. Người dùng có thể stake, xác thực giao dịch và sử dụng DApp. Lợi ích của Avalanche, theo những người đề xuất, bắt nguồn từ những cải tiến đối với những khả năng này. Với một tính năng bổ sung, Avalanche cho phép tạo các blockchain tùy chỉnh, có thể tương tác.

Một blockchain tùy chỉnh sử dụng mạng con có khả năng mở rộng cao rất phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp lớn và nhiều người đã xây dựng dự án của mình trên các Mạng con của Avalanche. Thật thuận tiện để các công ty lớn và các nhà khai thác độc lập nhỏ khai thác các blockchain tùy chỉnh này để tương tác với những người khác trong một hệ sinh thái phong phú và tận dụng tính bảo mật của mạng chính của Avalanche. 

Avalanche cũng có Máy ảo Avalanche (AVM) của riêng mình, tương thích với (EVM). Các nhà phát triển đã quen thuộc với ngôn ngữ code Solidity của Ethereum có thể dễ dàng sử dụng Avalanche và cũng có thể chuyển các dự án hiện có qua nền tảng này.


Avalanche khác với các blockchain có thể mở rộng khác như thế nào?

Các vấn đề và giải pháp mà chúng ta đã đề cập không chỉ có trên Avalanche. Trên thực tế, Avalanche đang cạnh tranh với các nền tảng có thể mở rộng và các blockchain có thể tương tác khác như Polkadot, PolygonSolana. Vậy, Avalanche có gì đặc biệt so với các lựa chọn khác?

Cơ chế đồng thuận

Sự khác biệt đáng kể nhất có lẽ là cơ chế Đồng thuận của Avalanche. Tuy nhiên, Avalanche không phải là blockchain duy nhất có cơ chế đồng thuận mới. Solana có cơ chế Proof of History được cho là có thể xử lý tới 50.000 TPS (giao dịch mỗi giây), vượt trội so với 6.500 TPS mà Avalanche tuyên bố. Tuy nhiên, TPS chỉ là một số liệu để đánh giá tốc độ mạng và một chỉ số không tính đến tính cuối cùng của khối.

Tốc độ giao dịch và hoàn tất

Một sự khác biệt đáng chú ý khác là thời gian hoàn tất của Avalanche là dưới 1 giây. Điều này có nghĩa là gì? TPS chỉ là một số liệu dùng để đo tốc độ. Chúng ta cũng cần phải tính đến thời gian cần thiết để đảm bảo rằng một giao dịch được hoàn tất và không thể bị đảo ngược hoặc bị thay đổi. Bạn có thể xử lý 100.000 giao dịch trong một giây, nhưng nếu có sự chậm trễ trong quá trình hoàn tất, mạng sẽ vẫn chậm đối với người dùng. Avalanche tuyên bố có thời gian hoàn tất giao dịch nhanh nhất trong ngành. 

Tính phi tập trung

Một trong những tuyên bố lớn nhất của Avalanche là cam kết đảm bảo tính phi tập trung. Xem xét kích thước và độ tuổi của nó, Avalanche có một số lượng lớn trình xác thực (hơn 1.300 người tính đến tháng 4 năm 2022), một phần do các yêu cầu tối thiểu của nó khá dễ tiếp cận. Tuy nhiên, khi giá AVAX tăng lên, việc trở thành trình xác thực sẽ trở nên đắt đỏ.

Các blockchains có thể tương tác

Các blockchain có thể tương tác của Avalanche cũng có số lượng không giới hạn. Điều này khiến Avalanche cạnh tranh trực tiếp với Polkadot, một trong những dự án nổi tiếng nhất cung cấp các blockchain tùy chỉnh và có thể tương tác. Polkadot đã tạo ra sự hạn chế trong các cuộc đấu giá Parachain Slot, trong khi Avalanche chỉ yêu cầu một khoản phí đăng ký đơn giản.


Tổng kết

Với các nền tảng Tài chính phi tập trung (DeFi) đang tìm kiếm các giải pháp thay thế Ethereum, các blockchain như Avalanche là một lựa chọn hấp dẫn do khả năng tương thích với EVM và phí thấp. Tuy nhiên, tồn tại một danh sách dài các nền tảng khác cũng có khả năng mở rộng và tốc độ tốt cho các dự án DeFi lựa chọn.

Avalanche đã trở nên phổ biến hơn kể từ khi nó ra mắt và đã bắt kịp với Ethereum về tổng số giao dịch mỗi ngày, nhưng liệu nó có thể cạnh tranh với các blockchain khác như Solana hoặc Polygon hay không, điều này vẫn chưa thể được dự đoán.