Blockchain không cần cấp quyền
Blockchain không cần cấp quyền là các mạng mở cho phép ai cũng có thể tham gia vào quy trình đồng thuận mà không cần phải xin phép, cho phép hoặc ủy quyền.
Đặc điểm chính của các blockchain không cần cấp quyền bao gồm nhưng không giới hạn ở:
Một số ví dụ về các blockchain không cần cấp quyền bao gồm
Bitcoin (BTC),
Ethereum (ETH)và
BNB Smart Chain (BNB). Bất kỳ người dùng nào có kết nối internet đều có khả năng tham gia vào mạng, gửi và nhận giao dịch, xem và đóng góp code, vận hành node và tham gia vào quy trình đồng thuận.
Mặt khác, các blockchain cần cấp quyền thường được kiểm soát bởi một thực thể tập trung. Thường được gọi là blockchain riêng tư, các mạng như vậy có giới hạn về người có thể xác minh giao dịch và tương tác với thông tin được ghi trên sổ cái phân tán của họ. Các blockchain riêng tư thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng
công nghệ blockchain nhưng muốn đảm bảo rằng thông tin cụ thể vẫn ở chế độ riêng tư, vì lý do pháp lý hoặc cạnh tranh.
Các blockchain không cần cấp quyền thường an toàn hơn vì khả năng thông đồng của các tác nhân xấu trong mạng giảm đi. Tuy nhiên, các blockchain không cần cấp quyền có thể tương đối chậm khi chúng gặp phải các vấn đề
về khả năng mở rộng. Chúng chỉ có thể xác thực một số lượng hạn chế các giao dịch trong một thời gian nhất định.
Tóm lại, các blockchain không cần cấp quyền cung cấp tính phi tập trung và mở cho tất cả mọi người, trong khi mô hình cần cấp quyền mang tính tập trung và hạn chế hơn. Điều này không phải là không có sự hy sinh vì việc phi tập trung thường phải
trả giá bằng tốc độ và khả năng mở rộng.