Hợp Đồng Tương Lai Vĩnh Cửu Là Gì?
Trang chủ
Bài viết
Hợp Đồng Tương Lai Vĩnh Cửu Là Gì?

Hợp Đồng Tương Lai Vĩnh Cửu Là Gì?

Nâng cao
Đã đăng Jul 15, 2019Đã cập nhật May 10, 2023
7m

Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua hoặc bán một loại hàng hóa, tiền tệ hoặc một công cụ với mức giá được định trước tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Không giống như thị trường giao ngay truyền thống, trong thị trường tương lai, các giao dịch không được 'giải quyết' ngay lập tức. Thay vào đó, hai đối tác sẽ giao dịch bằng một hợp đồng xác định việc thanh toán sẽ diễn ra vào một ngày trong tương lai. Ngoài ra, thị trường tương lai không cho phép người dùng trực tiếp mua hoặc bán hàng hóa hoặc tài sản kỹ thuật số. Thay vào đó, họ đang giao dịch hợp đồng đại diện cho những thứ đó, và giao dịch tài sản (hoặc tiền mặt) thực tế sẽ xảy ra trong tương lai - khi hợp đồng được thực hiện.

Ví dụ đơn giản, hãy xem xét trường hợp hợp đồng tương lai của một hàng hóa vật chất như lúa mì hoặc vàng. Trong một số thị trường tương lai truyền thống, các hợp đồng này được thiết lập và kết quả là trong thực tế, việc giao hàng được diễn ra. Do đó, vàng hoặc lúa mì phải được lưu trữ và vận chuyển trước đó. Điều này tạo ra chi phí bổ sung (được gọi là chi phí vận chuyển). Tuy nhiên, nhiều thị trường tương lai hiện nay có quy định thanh toán bằng tiền mặt. Điều này có nghĩa là chỉ có giá trị tiền mặt tương đương được thanh toán ( bởi không có sự trao đổi hàng hóa vật lý).

Ngoài ra, giá vàng hoặc lúa mì trên thị trường tương lai có thể khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách của ngày thanh toán hợp đồng. Thời gian càng dài, chi phí thực tế sẽ càng cao. Ngoài ra, sự không chắc chắn về giá trong tương lai càng lớn thì chênh lệch giá giữa thị trường giao ngay và thị trường tương lai có thể được nới rộng.


Tại sao người dùng giao dịch bằng hợp đồng tương lai?

  • Phòng ngừa rủi ro và quản lý rủi ro: đây là lý do chính tại sao hợp đồng tương lai được phát minh.
  • Bán khống: các nhà giao dịch có thể kiếm tiền từ diễn biến giá của tài sản, ngay cả khi họ không sở hữu tài sản.
  • Đòn bẩy: nhà giao dịch có thể nhập các vị thế lớn hơn số dư tài khoản của họ. Trên Binance, hợp đồng tương lai vĩnh cửu có thể được giao dịch với mức đòn bẩy lên đến 20 lần.


Hợp đồng tương lai vĩnh cửu là gì?

Hợp đồng vĩnh cửu là một loại hợp đồng tương lai đặc biệt. Không giống như hình thức truyền thống của hợp đồng tương lai, hợp đồng vĩnh cửu không có thời hạn sử dụng. Vì vậy, một nhà giao dịch có thể giữ một vị thế bao lâu tùy ý. Ngoài ra, việc giao dịch các hợp đồng vĩnh cửu được dựa trên Chỉ Số Giá (Index Price). Chỉ Số Giá bao gồm giá trung bình của một tài sản theo các thị trường giao ngay chính và khối lượng giao dịch tương đối của chúng.

Do đó, không giống như các hợp đồng tương lai thông thường, các hợp đồng vĩnh cửu thường được giao dịch ở mức giá ngang bằng hoặc gần giống với thị trường giao ngay. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng tương lai truyền thống và hợp đồng vĩnh cửu là 'ngày thanh toán' của hợp đồng cũ.


Ký quỹ ban đầu (Initial Margin) là gì?

Ký quỹ ban đầu là giá trị tối thiểu bạn phải trả để mở một vị thế đòn bẩy. Ví dụ: bạn có thể mua 100 BNB với số tiền ký quỹ ban đầu là 100 BNB (ở mức đòn bẩy gấp 10 lần). Vì vậy, số tiền ký quỹ ban đầu của bạn sẽ là 10% tổng lệnh. Số tiền ký quỹ ban đầu hỗ trợ vị thế đòn bẩy của bạn, nó hoạt động như một tài sản thế chấp .


Ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) là gì?

Ký quỹ duy trì là số tiền ký quỹ tối thiểu bạn phải duy trì để giữ các vị thế giao dịch mở. Nếu số dư ký quỹ của bạn giảm xuống dưới mức này, bạn sẽ nhận được yêu cầu ký quỹ (yêu cầu bạn nạp thêm tiền vào tài khoản của mình) hoặc chấp nhận tài sản bị thanh lý. Hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hóa sẽ làm điều thứ hai.

Nói cách khác, ký quỹ ban đầu là giá trị bạn cam kết khi mở một vị thế và ký quỹ duy trì chính là số dư tối thiểu bạn cần duy trì để giữ các vị thế mở. Ký quỹ duy trì là một giá trị động, nó thay đổi theo giá thị trường và số dư tài khoản của bạn (tài sản thế chấp).


Thanh lý là gì?

Nếu giá trị tài sản thế chấp của bạn giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì, tài khoản tương lai của bạn có thể bị thanh lý. Trên Binance, việc thanh lý diễn ra theo nhiều cách khác nhau, tùy theo rủi ro và đòn bẩy của từng người dùng (dựa trên tài sản thế chấp và mức độ rủi ro ròng của họ). Tổng vị thế càng lớn, mức ký quỹ yêu cầu càng cao.

Tùy thuộc vào thị trường và sàn giao dịch, mà cơ chế thanh lý là khác nhau. Nhưng với Binance, sàn tính phí 0,5% danh nghĩa đối với thanh lý Cấp 1 (mức chênh lệch ròng dưới 500.000 USDT). Nếu tài khoản còn dư tiền sau khi thanh lý, phần còn lại sẽ được trả lại cho người dùng. Nếu nó có ít hơn, người dùng bị tuyên bố phá sản.

Lưu ý là khi thanh lý bạn sẽ phải trả thêm phí. Để tránh điều đó, bạn có thể đóng các vị thế của mình trước khi đạt đến giá thanh lý hoặc nạp thêm tiền vào số dư tài sản thế chấp của mình - khiến giá thanh lý di chuyển xa hơn so với giá thị trường hiện tại.


Tỷ lệ tài trợ (Funding Rate) là gì?

Tài trợ bao gồm các khoản thanh toán thường xuyên giữa người mua và người bán, theo tỷ lệ tài trợ hiện hành. Khi tỷ lệ tài trợ lớn hơn 0 (dương), nhà giao dịch mở vị thế Long (người mua trong hợp đồng) phải trả phí thay cho nhà giao dịch mở vị thế Short (người bán trong hợp đồng). Ngược lại, tỷ lệ nguồn vốn âm có nghĩa là nhà giao dịch mở vị thế Short trả phí này cho nhà giao dịch mở vị thế Long.

Tỷ lệ tài trợ được tính trên hai thành phần: lãi suất và phí bảo hiểm. Trên thị trường tương lai Binance, lãi suất được cố định ở mức 0,03% và phí bảo hiểm thay đổi tùy theo chênh lệch giá giữa thị trường tương lai và thị trường giao ngay. Binance không tính phí chuyển giao tỷ lệ tài trợ vì chúng diễn ra trực tiếp giữa những người dùng.

Vì vậy, khi một hợp đồng tương lai vĩnh cửu được giao dịch với mức phí bảo hiểm (cao hơn thị trường giao ngay), các vị thế Long phải trả tiền cho vị thế Short do tỷ lệ tài trợ dương. Tình thế đó sẽ đẩy giá xuống, miễn là nhà giao dịch đóng các vị thế mua của họ và các vị thế bán - short mới được mở.


Giá tham chiếu (Mark Price) là gì?

Giá tham chiếu là một ước tính về giá trị thực của một hợp đồng (giá hợp lý) khi so sánh với giá giao dịch của nó trong thực tế (giá cuối cùng). Việc tính toán giá tham chiếu giúp ngăn chặn việc thanh lý không công bằng - hiện tượng có thể xảy ra khi thị trường biến động mạnh.

Vì vậy, trong khi Chỉ Số Giá liên quan đến giá của thị trường giao ngay, thì giá tham chiếu đại diện cho giá trị hợp lý của hợp đồng tương lai vĩnh cửu. Trên Binance, giá tham chiếu dựa trên Chỉ Số Giá và tỷ lệ tài trợ, và nó cũng là một phần thiết yếu của phép tính “PnL chưa được thực hiện”.


PnL là gì?

PnL (Profit and loss ratio) là viết tắt của lợi nhuận và thua lỗ, và nó có thể ở trạng thái được thực hiện hoặc chưa thực hiện. Khi bạn có các vị thế mở trên thị trường tương lai vĩnh cửu, PnL của bạn chưa được thực hiện - có nghĩa là nó vẫn đang thay đổi theo các chuyển động của thị trường. Khi bạn đóng các vị thế của mình, PnL chưa thực hiện trở thành PnL được thực hiện (một phần hoặc toàn bộ).

Bởi vì PnL đã được thực hiện chính là lợi nhuận hoặc khoản lỗ bắt nguồn từ các vị thế đóng, nó không có mối quan hệ trực tiếp với giá tham chiếu, mà chỉ liên quan đến giá được thực hiện của các lệnh. Mặt khác, PnL chưa thực hiện liên tục thay đổi và là động lực chính cho việc thanh lý. Do đó, giá tham chiếu được sử dụng để đảm bảo rằng phép tính PnL chưa được thực hiện là chính xác và công bằng.


Quỹ bảo hiểm là gì?

Nói một cách đơn giản, Quỹ bảo hiểm là thứ ngăn chặn số dư của các nhà giao dịch thua lỗ giảm xuống dưới 0, đồng thời đảm bảo rằng các nhà giao dịch chiến thắng sẽ có được lợi nhuận của họ.

Để minh họa, hãy giả sử rằng Alice có 2.000 đô la trong tài khoản hợp đồng tương Binance. Số tiền này được sử dụng để mở một vị thế mua 10x BNB ở mức 20 đô la cho mỗi đồng tiền mã hóa. Lưu ý rằng Alice đang mua hợp đồng từ một nhà giao dịch khác chứ không phải là từ Binance. Vì vậy, ở phía bên kia của giao dịch, chúng ta có Bob, với một vị thế bán khống có cùng quy mô.

Do sử dụng đòn bẩy gấp 10 lần, Alice hiện nắm giữ vị thế 1.000 BNB (trị giá 20.000 đô la), với tài sản thế chấp 2.000 đô la. Tuy nhiên, nếu giá BNB giảm từ $20 xuống còn $18, vị thế của Alice có thể tự động đóng. Điều này có nghĩa là tài sản của cô ấy sẽ bị thanh lý và tài sản thế chấp trị giá 2.000 đô la của cô ấy hoàn toàn bị mất.

Nếu vì bất kỳ lý do gì mà hệ thống không thể đóng các vị thế đúng hạn và giá thị trường giảm nhiều hơn nữa, thì Quỹ Bảo hiểm sẽ được kích hoạt để bù đắp những tổn thất cho đến khi vị thế được đóng. Điều này sẽ không thay đổi nhiều đối với Alice, vì tài sản của cô ấy đã bị thanh lý và số dư của cô ấy bằng 0, nhưng nó đảm bảo rằng Bob có thể thu được lợi nhuận của mình. Nếu không có Quỹ Bảo hiểm, số dư của Alice sẽ không chỉ giảm từ 2.000 đô la xuống 0 mà còn có thể trở thành số âm.

Tuy nhiên, trên thực tế, vị thế mua của cô ấy có thể sẽ bị đóng trước đó vì tỷ suất lợi nhuận duy trì của cô ấy sẽ thấp hơn mức tối thiểu được yêu cầu. Phí thanh lý được chuyển trực tiếp vào Quỹ bảo hiểm và mọi khoản tiền còn lại sẽ được trả lại cho người dùng.

Vì vậy, Quỹ bảo hiểm là một cơ chế được thiết kế để sử dụng tài sản thế chấp lấy từ tài sản của các nhà giao dịch đã bị thanh lý để bù đắp tổn thất cho các tài khoản bị phá sản. Trong điều kiện thị trường bình thường, Quỹ bảo hiểm thường sẽ tăng liên tục vì tài sản người dùng bị thanh lý.

Tóm lại, Quỹ Bảo hiểm càng lớn khi người dùng bị thanh lý trước khi vị thế của họ chạm tới một giá trị hòa vốn hoặc giá trị tiêu cực. Nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, hệ thống có thể không đóng tất cả các vị thế và Quỹ Bảo hiểm sẽ được sử dụng để bù đắp cho những tổn thất có thể xảy ra. Mặc dù điều này không phổ biến, nhưng nó vẫn có thể xảy ra trong thời kỳ biến động lớn  hoặc thanh khoản của thị trường thấp.


Tự động hủy là gì?

Tự dộng hủy (Auto-deleveraging) là một phương pháp thanh lý đối tác chỉ diễn ra nếu Quỹ bảo hiểm ngừng hoạt động (trong các tình huống cụ thể). Mặc dù điều này không dễ xảy ra, nhưng một sự kiện như vậy sẽ yêu cầu các nhà giao dịch có lãi phải đóng góp một phần lợi nhuận của họ để bù đắp cho khoản lỗ của các nhà giao dịch thua lỗ. Thật không may, với biến động lớn của thị trường tiền mã hóa và mức đòn bẩy cao, hiện tượng này không thể hoàn toàn tránh khỏi.

Nói cách khác, thanh lý đối tác là bước cuối cùng được thực hiện khi Quỹ bảo hiểm không thể chi trả cho tất cả các vị thế bị phá sản. Thông thường, các vị thế có lợi nhuận (và đòn bẩy) cao nhất sẽ là những vị thế phải đóng góp nhiều nhất. Binance sử dụng một chỉ báo cho người dùng biết họ đang ở đâu trong hàng đợi tự động hủy.

Trên thị trường tương lai  Binance, hệ thống thực hiện mọi bước có thể để tránh quá trình tự động hủy và Binance có một số tính năng để giảm thiểu tác động của nó. Nếu điều đó xảy ra, việc thanh lý đối tác sẽ được thực hiện mà không có bất kỳ khoản phí thị trường nào. Thông báo cũng sẽ được gửi ngay lập tức cho các nhà giao dịch bị ảnh hưởng. Sau đó, người dùng có thể tự do nhập lại các vị thế bất cứ lúc nào.