Bài viết từ cộng đồng – Tác giả: John Ma
Tóm lược
Công khai minh bạch là một khái niệm chính trong lĩnh vực tiền mã hoá. Một trong những điều tuyệt vời nhất của blockchain là tính công khai minh bạch thông tin cho tất cả mọi người - không chỉ là những người sở hữu đặc quyền.
Nhưng điều này chính xác có nghĩa là gì? Bạn có thể biết hàng xóm của mình sở hữu bao nhiêu bitcoin? Làm cách nào để bạn có thể tự mình xem và xác minh dữ liệu công khai? Đó chính xác là những gì chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn trong bài viết này. Lưu ý rằng chúng ta đang tập trung nói về Bitcoin, nhưng bạn cũng có thể tìm thấy các trình khám phá blockchain chuyên dụng khác đối với Litecoin, Ethereum, Binance và khá nhiều các blockchain gốc khác.
Giới thiệu
Bạn đã bao giờ bị thiếu một khoản thanh toán, hoặc có ai đó thề rằng họ đã trả tiền cho bạn? Trong hệ thống tài chính hiện tại, đây có thể là một tình huống “ông nói gà, bà nói vịt” hoặc có thể cần đến sự xác minh của bên thứ ba.
Trình khám phá Blockchain là gì?
Có thể hiểu trình khám phá blockchain (blockchain explorer) tương tự như một công cụ tìm kiếm, nó tiết lộ thông tin về trạng thái quá khứ và hiện tại của một blockchain. Điều này có thể hữu ích khi bạn muốn theo dõi tiến trình của một khoản thanh toán cụ thể hoặc kiểm tra số dư và lịch sử của một địa chỉ. Bất kỳ ai có kết nối Internet đều có thể sử dụng trình khám phá này để xem tất cả các giao dịch của một blockchain công khai.
Trình khám phá block hoạt động như thế nào?
Mọi blockchain sẽ có Giao diện dòng lệnh (CLI) để tương tác với cơ sở dữ liệu và xem lịch sử của mạng. Tuy nhiên, trình khám phá CLI không phải là một trải nghiệm thân thiện với người dùng phổ thông. Đó là lý do tại sao hầu hết các blockchain sẽ có trình khám phá với Giao diện người dùng đồ họa (GUI) để hiển thị thông tin ở định dạng thân thiện hơn.
Nguồn: https://www.blockchain.com/explorer .
Hãy đọc hết phần dưới đây để hiểu chi tiết hơn về các khái niệm đã được đề cập:
- Giá (price): Nguồn cấp dữ liệu giá USD tổng hợp trên một số thị trường. Trong hầu hết các trường hợp, giá phụ thuộc vào giá của nhà cung cấp và không phải là giá giao ngay trên một sàn giao dịch cụ thể.
- Tỷ lệ băm ước tính (estimated hash rate): Sức mạnh tính toán ước tính đang được các thợ đào sử dụng để bảo mật blockchain. Điều này có thể được xem như cánh cổng tạo nên tính bảo mật của các blockchain Proof of Work (PoW) .
- Giao dịch (transactions): Số lượng giao dịch riêng biệt được xác nhận trong 24 giờ qua. Để được xác nhận, một giao dịch cần phải được thêm vào một khối đã được xác thực (một khối đã được đào thành công).
- Khối lượng giao dịch (transaction volume): Tổng giá trị đầu ra (tính bằng BTC) được xác nhận trên blockchain trong 24 giờ qua. Do cách thức hoạt động của Bitcoin, tổng số này đã bao gồm các kết quả đầu ra chưa sử dụng được và trả lại cho ví "chi tiêu" khi thay đổi.
- Khối lượng giao dịch (ước tính): Khối lượng giao dịch được ước tính (bằng BTC) thực tế được chuyển giữa các ví riêng biệt. Đó là Khối lượng giao dịch (ở trên) trừ đi ước tính về kết quả đầu ra được trả lại khi thay đổi ví chi tiêu.
- Kích thước mempool: Kích thước mempool theo dõi kích thước tổng hợp (tính bằng byte) của các giao dịch đang chờ được đưa vào một khối. Đó là một proxy (một internet server chuyển tiếp) cho số lượng hoạt động trên blockchain và có thể đóng vai trò là một chỉ báo về các khoản phí cần thiết để xác nhận nhanh.
- Khối mới nhất: Danh sách các khối đã được xác nhận, từ mới nhất đến cũ nhất. Nó bao gồm các chi tiết như chiều cao khối, dấu thời gian, tên người khai thác (nếu biết) và kích thước khối. Bạn có thể nhấp vào “chiều cao khối” để khám phá thông tin về các giao dịch được thêm vào khối. Nhấp vào "thợ đào" sẽ tiết lộ thông tin về địa chỉ của thợ đào khối. Địa chỉ công khai của thợ đào có thể là địa chỉ hội thợ đào (mining pool). Nếu bạn không biết hội thợ đào là gì, hãy đọc bài viết này .
- Giao dịch mới nhất: Danh sách các giao dịch hợp lệ đã được gửi đến mempool. Một lần nữa, các giao dịch chưa được xác nhận cho đến khi chúng được đưa vào một khối đã được xác thực.
Cách xem giao dịch pizza trị giá 10.000 bitcoin
Chuỗi băm của giao dịch Ngày Pizza:
a1075db55d416d3ca199f55b6084e2115b9345e16c5cf302fc80e9d5fbf5d48d
Tóm tắt giao dịch Ngày Pizza. Nguồn: blockchain.com
Địa chỉ nhận Ngày Pizza. Nguồn: blockchain.com.
Chi tiết giao dịch Ngày Pizza. Nguồn: blockchain.com.
Block Ngày Pizza. Nguồn: blockchain.com.
Các quả cầu màu xanh lá cây và màu đỏ ở phía bên phải cho biết liệu bitcoin đã được sử dụng hay chưa sau giao dịch này. Người bán pizza cũng gửi 10.000 BTC đó đến một địa chỉ khác, nhưng địa chỉ của thợ đào vẫn giữ phần thưởng khối (50,99 BTC).
Tổng kết
Trình khám phá chuỗi khối là công cụ hữu ích, khai thác tính chất công khai và minh bạch của các blockchain công khai. Chúng cung cấp thông tin hữu ích về trạng thái của mạng, bao gồm lịch sử địa chỉ và giao dịch. Điều này cho phép chúng ta dễ dàng theo dõi và xác minh giao dịch.
Bây giờ bạn đã hiểu sơ bộ về cách hoạt động của các trình khám phá blockchain, giờ hãy tự mình trải nghiệm nó. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên bởi những bí mật mà bạn khám phá ra!