Microtransaction

Người mới


Giao dịch siêu nhỏ là gì?

Nhìn chung, microtransaction là các giao dịch mua kỹ thuật số nhỏ có thể thực hiện trên mạng. Ví dụ như khi bạn mua một bộ trang phục mới cho nhân vật trong game hoặc mua một tính năng đặc biệt trong một ứng dụng với mức giá vô cùng thấp. Đó chính là các microtransaction - các giao dịch siêu nhỏ trong môi trường kỹ thuật số thường được sử dụng để thanh toán cho một dịch vụ hoặc để bổ sung vào trải nghiệm online.

Giao dịch siêu nhỏ trong lĩnh vực blockchain

Trong lĩnh vực blockchain, một microtransaction là một giao dịch tài chính nhỏ sử dụng tiền mã hóa, chẳng hạn như bitcoin (BTC) hoặc ether (ETH). Không giống như các giao dịch truyền thống, các giao dịch này chỉ sử dụng một số lượng rất ít tiền mã hóa, thường dùng cho các giao dịch tần suất cao, giá trị thấp. Các microtransaction giúp nâng cao hiệu quả, tính minh bạch và bảo mật do công nghệ blockchain cung cấp, mang đến một cách mới để trao đổi giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Vì các giao dịch vi mô hoạt động dựa trên nguyên tắc thực hiện các giao dịch nhỏ nhưng thường xuyên trong mạng lưới blockchain, chúng phù hợp với đa dạng trường hợp sử dụng khác nhau trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) và Web3. Các sàn giao dịch này cũng cho phép trao đổi tiền mã hóa ngay lập tức và với mức phí thấp nhất thông qua việc sử dụng các giải pháp lớp 2, ví dụ như Lightning Network.

Mạng Bitcoin Lightning

Để giải quyết những hạn chế của mạng Bitcoin ban đầu, đặc biệt là thời gian xác nhận chậm và phí giao dịch tăng theo khối lượng giao dịch, Lightning Network đã ra đời như một giải pháp mở rộng quy mô lớp 2.

Mạng này giới thiệu các kênh thanh toán, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch ngoài chuỗi. Các kênh thanh toán này cho phép người tham gia trao đổi Bitcoin ngay lập tức với mức phí tối thiểu, cách mạng hóa hiệu quả của các microtransaction. 

Về bản chất, Lightning Network hoạt động bằng cách tạo ra các kênh thanh toán ngoài chuỗi giữa những người dùng, chỉ giải quyết các giao dịch trên blockchain chính khi những người tham gia chọn đóng kênh.

Các khoản phí liên quan thấp hơn đáng kể so với các giao dịch trên chuỗi truyền thống, giúp sinh lợi từ các giao dịch có số tiền nhỏ, ngay cả với lượng BTC nhỏ nhất. Khi có người mua cà phê bằng Bitcoin, gần như chắc chắn họ đang sử dụng Lightning Network.

Từ việc hỗ trợ người sáng tạo nội dung đến cho phép giao dịch giữa các máy (M2M), các microtransaction có đa dạng cách dùng. Tốc độ và hiệu quả chi phí của Lightning Network đã mở ra cánh cửa cho các trường hợp sử dụng nâng cao, chẳng hạn như thanh toán vi mô theo thời gian thực cho người sáng tạo nội dung và giao dịch tự trị cho các thiết bị Internet of Things (IoT).

Các trường hợp sử dụng của giao dịch siêu nhỏ

Ngành công nghiệp game

Theo truyền thống, các game thủ phải dành nhiều thời gian cày game để nhận phần thưởng là các vật phẩm trong game, có rất ít hoặc không có giá trị trong thế giới thực. Tuy nhiên, sự ra đời của công nghệ blockchain đã mang tới một khái niệm đột phá được gọi là chơi để kiếm tiền, cho phép game thủ tích lũy tài sản kỹ thuật số với giá trị vốn có. 

Thông qua microtransaction, người chơi có thể kiếm tiền từ kỹ năng và thời gian chơi game. Việc sử dụng hợp đồng thông minh đảm bảo quyền sở hữu duy nhất đối với tài sản trong trò chơi. Tính năng không khả thi trong các hệ thống trò chơi truyền thống. Các trò chơi như Axie Infinity đã đi tiên phong trong mô hình này, cho thấy cách blockchain có thể cách mạng hóa cả cách chơi và cách kiếm lời.

Hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số

Các giao dịch siêu nhỏ dựa trên blockchain có thể loại bỏ các tường phí truyền thống. Không giống như thanh toán một lần hoặc đăng ký dài hạn, giờ đây người dùng có thể thanh toán dần dần cho nội dung hoặc dịch vụ cụ thể. Việc này có thể giúp kiểm soát chi tiêu tốt hơn và mở ra những khả năng mới để nâng cao tính cá nhân hoá và độ linh hoạt trong lĩnh vực hàng hóa kỹ thuật số.

Phi tập trung quyền sở hữu

Công nghệ blockchain xác định lại quyền sở hữu tài sản bằng cách chuyển quyền sở hữu một cách an toàn thông qua các hợp đồng thông minh và việc token hóa. Cho dù đó là tài sản ảo trong các nền tảng thực tế ảo dựa trên blockchain như Decentraland hay tài sản kỹ thuật số độc nhất được đại diện bởi các token không thể thay thế (NFT), người dùng đều có thể có được quyền sở hữu thực sự. Việc loại bỏ các trung gian và giao dịch ngang hàng trao quyền cho người dùng, tạo ra những cơ hội mới để tạo ra giá trị trong hệ sinh thái. Các sàn microtransaction có thể được dùng để tạo điều kiện trao đổi và sở hữu tài sản với mức phí tối thiểu và giao dịch nhanh hơn.

Giao dịch giữa máy với máy (M2M)

Trong các giao dịch M2M, các sàn microtransaction có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ, dữ liệu hoặc tài nguyên giữa các máy, thúc đẩy một hệ sinh thái phi tập trung và tự trị. Trong lĩnh vực IoT, các thiết bị được kết nối với nhau giao tiếp và cộng tác, các microtransaction cho phép các thiết bị này trao đổi giá trị một cách tự chủ mà không cần hoặc có rất ít sự can thiệp của con người. Ví dụ, hãy tưởng tượng việc một chiếc xe tự lái biết tự trả tiền đậu xe hoặc một ngôi nhà thông minh biết tự trả tiền điện.

Tổng kết

Việc có thể trao đổi một lượng nhỏ tiền mã hóa một cách liền mạch và hiệu quả trong các mạng phi tập trung đã mở ra vô số khả năng trong nhiều ngành khác nhau. Từ việc cách mạng hóa ngành công nghiệp game với mô hình chơi để kiếm tiền đến việc phi tập trung hoá phân quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số và trao quyền kiểm soát thực sự cho người dùng, các giao dịch vi mô đã chứng minh được tính linh hoạt của mình. Với ví dụ tiêu biểu nhất là Bitcoin Lightning Network, microtransaction đã giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng, mở đường cho các microtransaction nhanh như chớp và tiết kiệm chi phí.

Chia sẻ bài đăng
Các thuật ngữ liên quan
Đăng ký tài khoản
Áp dụng kiến thức vào thực tế bằng cách mở tài khoản Binance ngay hôm nay.