Ví Điện Toán Đa Bên (MPC) Là Gì?
Trang chủ
Bài viết
Ví Điện Toán Đa Bên (MPC) Là Gì?

Ví Điện Toán Đa Bên (MPC) Là Gì?

Trung cấp
Đã đăng Oct 27, 2023Đã cập nhật Jan 11, 2024
5m

Tóm lược

  • Các ví điện toán đa bên (MPC) cung cấp một cách riêng để lưu trữ tiền mã hoá một cách an toàn. Công nghệ này chia các khóa bí mật cho nhiều bên bằng cách sử dụng những mã bí mật, giữ chúng an toàn với những người khác.

  • MPC đảm bảo quyền riêng tư và độ chính xác của dữ liệu thông qua các phương pháp mã hóa, ngăn chặn các vi phạm ngay cả khi một số bên đi chệch khỏi giao thức.

  • Các ví MPC đang trở nên phổ biến trong lĩnh vực tiền mã hoá do tính bảo mật được nâng cao hơn so với các phương thức lưu trữ khác như kho lạnh, kho nóng và các ví phần cứng.

  • Mặc dù cung cấp khả năng bảo mật tăng cường, các ví MPC có thể làm chậm quá trình và yêu cầu truyền thông nhiều hơn so với các phương pháp đơn giản hơn.

Nói tóm lại, điện toán đa bên (MPC) rất hữu ích để giữ an toàn cho những thứ kỹ thuật số, như tài sản kỹ thuật số trong các ví MPC. Bài viết này nói về ví MPC là gì, nó hoạt động như thế nào, những điểm tốt và điểm chưa tốt của nó.

Điện toán đa bên (MPC) là gì?

Điện toán đa bên (MPC) hoặc MPC an toàn (SMPC) là một cách để một nhóm người cùng nhau tìm ra điều gì đó bí mật. Nó giữ mọi thứ ở chế độ riêng tư, đặc biệt là trên internet, nơi rất khó để giữ bí mật. Để hiểu về MPC, đây là một ví dụ đơn giản.

Hãy tưởng tượng ba nhân viên làm việc tại một công ty khởi nghiệp blockchain Web3 . Họ muốn biết mức lương trung bình của nhau mà không nói cho nhau biết họ kiếm được bao nhiêu. Họ sử dụng giao thức MPC để tìm mức trung bình mà không tiết lộ bất kỳ bí mật nào. MPC sử dụng một thủ thuật gọi là chia sẻ bí mật bổ sung để phân chia bí mật giữa các nhân viên. Điều này cho phép ai đó tìm ra mức trung bình mà không cần nói chuyện trực tiếp với các nhân viên khác.

MPC phụ thuộc vào hai điều quan trọng: giữ mọi thứ riêng tư và nhận được câu trả lời đúng. Ngay cả khi một số nhân viên không tuân theo các quy tắc, MPC cũng ngăn họ bắt người khác nói dối hoặc chia sẻ những bí mật mà họ không được phép chia sẻ.

Lịch sử của điện toán đa bên

MPC là một lĩnh vực phụ của mật mã học bắt đầu từ những năm 1970 và được sử dụng thực tế từ những năm 1980. Nhưng không giống như các kỹ thuật mã hóa truyền thống thường được sử dụng để bảo vệ thông tin từ bên ngoài, MPC sử dụng mật mã để đảm bảo quyền riêng tư dữ liệu giữa những người tham gia trong cùng một hệ thống. 

Do đó, công nghệ MPC hiện được áp dụng cho nhiều trường hợp sử dụng, chẳng hạn như bảo mật ví kỹ thuật số trong các ví MPC hoặc giữ kín một số thông tin nhất định trong các cuộc đấu giá kỹ thuật số.

Ví MPC là gì?

Đúng như tên gọi, ví MPC sử dụng công nghệ điện toán nhiều bên để cung cấp tính bảo mật nâng cao cho tiền mã hoá và các tài sản kỹ thuật số khác của bạn. Về cơ bản, nó phân một chia khóa riêng tư cho nhiều bên để tăng cường quyền riêng tư và giảm rủi ro bị hack, vi phạm và mất mát.

Công nghệ này có giống công nghệk đa chữ ký không? Không. Các ví Multisig và MPC đều được thiết kế để tăng cường quyền riêng tư và tăng cường bảo mật, nhưng cơ chế hoạt động của chúng khác nhau.

So sánh các ví MPC với ví đa chữ ký

Một ví đa chữ ký gửi các giao dịch blockchain thông qua một chữ ký duy nhất có yêu cầu xác thực bằng hai hoặc nhiều khóa riêng tư (một khóa riêng từ mỗi bên). Tuy nhiên, các ví MPC chia một khóa riêng tư cho nhiều bên. Mặc dù nghe có vẻ giống nhau nhưng có những sự liên quan về kỹ thuật giúp các ví MPC linh hoạt hơn và dễ triển khai hơn.

Lợi ích của các Ví MPC so với các ví tiền mã hoá khác

Trong số các loại ví tiền mã hoá khác nhau, các ví lưu ký là loại giữ và quản lý các tài sản cũng như các khóa riêng tư của bạn. Ngược lại, các ví không lưu ký là ví cho phép những người dùng giữ và kiểm soát các khóa riêng tư của họ. 

Các ví không lưu ký thường được coi là tùy chọn lưu trữ an toàn hơn vì người dùng không cần phải tin tưởng giao những chìa khóa của mình cho nhà cung cấp dịch vụ hoặc bên thứ ba. Tuy nhiên, việc có toàn quyền kiểm soát các ví và chìa khóa của mình cũng có những nhược điểm (đặc biệt đối với người mới bắt đầu). Những ví này thường yêu cầu kiến thức kỹ thuật ở mức độ nhất định và người dùng cần đảm bảo các chìa khóa của họ không bị mất hoặc bị đánh cắp.

Các ví MPC có thể cung cấp những điều tốt nhất cho cả hai thế giới. Chúng đang trở nên phổ biến hơn vì ccó thể cung cấp khả năng bảo mật nâng cao và nhiều tiện lợi hơn, loại bỏ hoặc giảm thiểu các vấn đề mà các ví khác gặp phải.

Nói tóm lại, những lợi ích của ví MPC là:

  • Tăng cường quyền riêng tư: dữ liệu được mã hóa trong tất cả các phần của quy trình và không cần phải tin tưởng vào bên thứ ba.

  • Tăng cường bảo mật: loại bỏ các điểm lỗi duy nhất. Khóa bí mật được chia sẻ giữa nhiều bên và nhiều địa điểm.

  • Thuận tiện hơn: bạn có thể giữ tài sản của mình trực tuyến. Không cần kho lạnh nữa.

Những nhược điểm của ví MPC là gì?

  • Chậm hơn: Tính bảo mật được tăng cao thường dẫn đến hiệu suất chậm hơn vì nó đòi hỏi nhiều công việc tính toán hơn, đặc biệt là khi tạo ra các khóa riêng tư và các mảnh khóa bí mật của chúng.

  • Chi phí cao hơn: Việc chia sẻ và tính toán dữ liệu giữa nhiều bên (và đôi khi là nhiều mạng) có thể làm tăng chi phí đáng kể.

Các trường hợp sử dụng ví MPC

Công nghệ MPC đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các giải pháp bảo mật mạnh mẽ trong các tổ chức lớn vì nhiều lợi ích mà nó mang lại. Các công ty tài chính nổi tiếng đã bắt đầu sử dụng MPC để giữ an toàn cho tài sản của họ trước các mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài.

Tổng kết

Tóm lại, ví Điện toán đa bên (MPC) đã nổi lên như một giải pháp tinh vi để đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của tài sản kỹ thuật số. Mặc dù chúng có một số hạn chế nhất định nhưng lợi thế của chúng về khả năng bảo mật, quyền riêng tư và giảm sự phụ thuộc vào các phương pháp lưu trữ truyền thống khiến chúng trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến. Khi lĩnh vực tài sản kỹ thuật số tiếp tục phát triển, các ví MPC dự kiến sẽ đóng một vai trò then chốt trong việc bảo vệ tài sản và thế giới thông tin.

Đọc thêm:

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung này được cung cấp cho bạn trên cơ sở “nguyên trạng” chỉ nhằm mục đích thông tin chung và giáo dục mà không có đại diện hay bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào. Nó không nên được hiểu là lời khuyên về tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác, cũng như không nhằm mục đích khuyến nghị mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên của riêng bạn từ các cố vấn chuyên môn thích hợp. Trong trường hợp bài viết được đóng góp bởi người đóng góp bên thứ ba, xin lưu ý rằng những quan điểm thể hiện đó thuộc về người đóng góp bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Binance Academy. Vui lòng đọc tuyên bố từ chối trách nhiệm đầy đủ của chúng tôi ở đây để biết thêm chi tiết. Giá tài sản kỹ thuật số có thể biến động. Giá trị khoản đầu tư của bạn có thể giảm hoặc tăng và bạn có thể không lấy lại được số tiền đã đầu tư. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình và Binance Academy không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào bạn có thể phải gánh chịu. Tài liệu này không nên được hiểu là lời khuyên về tài chính, pháp lý hoặc chuyên môn khác. Để biết thêm thông tin, hãy xem Điều khoản sử dụngCảnh báo rủi rocủa chúng tôi.