Phân tích cơ bản dựa trên việc hiểu rằng tiềm năng tương lai của một tài sản cần dựa trên nhiều yếu tố chứ không chỉ dựa trên hiệu suất trước đó. Phân tích cơ bản xét đến cả điều kiện kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến thị trường cụ thể đó.
Do đó, chúng ta có thể coi FA là phương pháp xác định xem các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất của một công ty hoặc dự án - đặc biệt là những yếu tố không dễ nhận thấy ngay lập tức. Các yếu tố cần cân nhắc này tập trung vào các khía cạnh ít hữu hình và mang tính định tính hơn, chẳng hạn như ban lãnh đạo công ty và hiệu quả của ban lãnh đạo đó trong các dự án kinh doanh khác trong quá khứ.
Phân tích cơ bản cũng tìm cách hiểu rõ hơn về thị trường đặc thù của ngành và tiềm năng tương lai của một sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường đó. Cuối cùng, mục tiêu của phân tích cơ bản là đưa ra mức giá định lượng có thể so sánh với giá thực tế của tài sản tương ứng. Nói cách khác, FA là phương pháp có thể giúp xác định xem liệu một tài sản có được định giá quá cao hay quá thấp hay không.
Mặc dù thường được sử dụng để định giá cổ phiếu nhưng phân tích cơ bản có thể áp dụng cho hầu hết mọi loại tài sản, trong đó có tiền mã hoá.
Trong khi phân tích cơ bản nhìn vào bức tranh toàn cảnh xung quanh giá của một tài sản - xem xét càng nhiều yếu tố ảnh hưởng càng tốt - thì TA tập trung chủ yếu vào dữ liệu thị trường và biểu đồ thị trường trong quá khứ. Trong khi FA tìm cách xác định giá trị thực của tài sản giao dịch thì TA được sử dụng làm công cụ dự đoán hành động giá dựa trên khối lượng giao dịch và xu hướng trong quá khứ. Có lẽ hầu hết nhà giao dịch và nhà đầu tư đều đồng ý rằng cả FA và TA đều mang lại giá trị riêng. Do đó, thay vì chỉ dựa vào một phương pháp thì việc sử dụng cả hai một cách hài hòa và tùy theo bối cảnh sẽ hợp lý hơn.
Mua và bán tài sản trên các thị trường khác nhau để tận dụng các mức giá khác nhau của cùng một tài sản.