Bản Nâng Cấp Ethereum Arrow Glacier Là Gì?
Trang chủ
Bài viết
Bản Nâng Cấp Ethereum Arrow Glacier Là Gì?

Bản Nâng Cấp Ethereum Arrow Glacier Là Gì?

Trung cấp
Đã đăng Dec 28, 2021Đã cập nhật Sep 22, 2023
4m

Tóm lược

Bản nâng cấp Arrow Glacier của Ethereum sẽ trì hoãn việc nổ bom độ khó cho đến tháng 6/2022. Nhiều bản cập nhật trước đó cũng đã kéo dài thời hạn cho quả bom độ khó. Theo thiết kế, quả bom độ khó sẽ khiến việc đào tiền mã hóa trên Ethereum trở nên không kinh tế và khó thực hiện. Tính năng này thúc đẩy sự phát triển của Ethereum 2.0 và buộc các thợ đào phải thay đổi sang blockchain Proof of Stake mới.

Bản cập nhật chứa một Đề xuất Cải thiện Etherereum (EIP), giúp trì hoãn việc đặt bom độ khó. EIP đề xuất được cộng đồng Ethereum tạo ra và ủng hộ. Arrow Glacier đặc biệt thú vị vì nó có vẻ là phần mở rộng cuối cùng của quả bom độ khó, trước khi phát hành Ethereum 2.0.


Giới thiệu

Vẫn còn một thời gian nữa cho đến khi Ethereum 2.0 được phát hành. Trong thời gian chờ đợi, các bản cập nhật vẫn thường xuyên được diễn ra để giữ cho blockchain đi đúng hướng. Mặc dù bản cập nhật Arrow Glacier không phải là một thay đổi đáng chú ý đối với người dùng bình thường, nhưng nó thực sự vô cùng quan trọng. Trên thực tế, mạng có thể không sử dụng được nếu không có nó. Hãy cùng tìm hiểu tại sao lại như vậy và ý nghĩa của bản cập nhật này đối với người dùng, người stake, thợ đào và blockchain Ethereum 2.0 sắp tới.


Bản nâng cấp Ethereum Arrow Glacier là gì?

Nâng cấp Ethereum Arrow Glacier là một bản cập nhật khá đơn giản được triển khai ở khối số 13.773.000, ngày 9 tháng 12 năm 2021. Arrow Glacier trì hoãn quả bom độ khó của mạng, cho phép các nhà phát triển có thêm thời gian để chuẩn bị cho Ethereum 2.0. Giãn thời gian đặt bom hẹn giờ là một khía cạnh thường xuyên diễn ra với các bản cập nhật Ethereum. Trước đây, nó đã được lên lịch vào tháng 12 năm 2021 với hard fork ở London, nhưng bây giờ bạn cập nhật dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng tháng 6 năm 2022.

Arrow Glacier cực kỳ giống với bản nâng cấp Muir Glacier trước đó vào tháng 1 năm 2020, bản cập nhật này cũng làm chậm quả bom hẹn giờ. Cả hai đều chỉ chứa một Đề xuất cải tiến Ethereum (EIP), giúp "kỷ băng hà" lùi xa trở lại.. Các bản cập nhật Constantinople, Byzantium và London cũng bao gồm các phần mở rộng cho quả bom độ khó.


Bom độ khó Ethereum là gì?

Blockchain Ethereum hiện đang sử dụng cơ chế đồng thuận  Proof of Work (PoW). Điều này có nghĩa là người xác thực giao dịch phải sử dụng sức mạnh tính toán để giải một câu đố toán học. Quá trình này khiến cho việc đồng thuận tiêu tốn tài nguyên, nhưng đồng thời việc này cũng giúp bảo vệ mạng khỏi các tác nhân độc hại.
Một quả bom độ khó được đưa vào làm tăng dần độ khó của những câu đố này, khiến việc đào một khối thành công trở nên vô cùng tốn kém. Tại một thời điểm nào đó trong tương lai, quả bom độ khó sẽ “phát nổ” và khiến cho việc xác thực giao dịch cũng như thêm khối mới gần như không thể xảy ra. Lý do là nó quá đắt đỏ để thực hiện những việc này trên blockchain. Bom độ khó được thêm vào vì hai lý do:
1. Thúc đẩy sự phát triển của Ethereum 2.0 và chuyển sang mô hình Proof of Stake (PoS).

2. Buộc các thợ đào phải nâng cấp lên blockchain PoS mới, vì họ sẽ không thể tiếp tục khai thác Ether (ETH) trên phiên bản PoW cũ của Ethereum. Điều này sẽ ngăn chặn việc tạo ra hai mạng Ethereum xung đột nhau qua một đợt hard fork.


Đề xuất cải tiến Ethereum (EIP) là gì?

Một EIP (Ethereum Improvement Proposal) có thể là bất kỳ đề xuất cải tiến hoặc thay đổi nào đối với Ethereum. Bất kỳ ai cũng có thể tạo EIP. Sau đó, cộng đồng Ethereum, ban biên tập và nhà phát triển Ethereum sẽ tham gia đánh giá. Để một bản cập nhật được đưa vào, mỗi EIP phải vượt qua quá trình phê duyệt. Các EIP bao gồm các yêu cầu kỹ thuật riêng cho từng sự thay đổi cụ thể, theo một định dạng EIP cụ thể. Arrow Glacier chỉ chứa một EIP, trong trường hợp này là EIP-4345. Mục tiêu duy nhất của nó là kéo dài thời gian trước khi kỷ băng hà khai thác Ethereum diễn ra.


Bản cập nhật Arrow Glacier của Ethereum sẽ ảnh hưởng đến người dùng như thế nào?

Đối với người dùng bình thường, sẽ không có bất kỳ sự thay đổi đáng chú ý nào. Thời gian khối hầu như không đổi - ở mức khoảng 13 giây trong năm qua. Nếu bạn vận hành một node hoặc là một thợ đào, bạn sẽ cần phải nâng cấp máy khách Ethereum của mình lên phiên bản mới nhất. Nếu không, máy khách của bạn sẽ sử dụng fork cũ của Ethereum, và không còn được cộng đồng hỗ trợ chính thức.


Tổng kết

Mặc dù Arrow Glacier là một bản cập nhật nhỏ nhưng đây là một bản cập nhật quan trọng. Nếu không có nó, việc đào ETH trên mạng Ethereum sẽ nhanh chóng trở nên tốn kém và mạng sẽ rất chậm để sử dụng. Đây cũng là một công cụ khá thú vị đối với cộng đồng Ethereum. Nếu đây là phần mở rộng cuối cùng của quả bom độ khó, Ethereum 2.0 có thể sẽ sớm ra mắt vào tháng 6 năm 2022.