7 trường hợp sử dụng NFT phổ biến
Trang chủ
Bài viết
7 trường hợp sử dụng NFT phổ biến

7 trường hợp sử dụng NFT phổ biến

Người mới
Đã đăng May 29, 2021Đã cập nhật Oct 25, 2023
10m

Tóm lược

Sự quan tâm lớn của công chúng đến các token không thể thay thế đã dẫn đến sự bùng nổ trong lĩnh vực sưu tầm tiền mã hóa và sản phẩm nghệ thuật NFT. Đây là hai trong số các trường hợp sử dụng nổi bật nhất trong hệ sinh thái DeFi, nhưng chúng không phải là các ứng dụng duy nhất. Sự khan hiếm và tính độc đáo khiến các token không thể thay thế trở thành một đối sánh tốt cho các tài sản trong thế giới thực, logistic, bản quyền âm nhạc và hơn thế nữa. Khi xu hướng NFT trưởng thành hơn, chúng ta còn có thể mong đợi nhiều trường hợp sử dụng được thử nghiệm và áp dụng thành công hơn nữa.

Giới thiệu

Trước khi có các token không thể thay thế, việc tạo ra sự khan hiếm cho các tài sản kỹ thuật số là vô cùng khó khăn. Mặc dù đã có các biện pháp bảo vệ nhưng người tiêu dùng tương đối dễ dàng sao chép hoặc vi phạm bản quyền các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số.

Sự phát triển của NFT đã tạo ra các sản phẩm nghệ thuật mã hóa và các bộ sưu tập kỹ thuật số, nhưng chúng không dừng lại ở đó. Từ bất động sản đến logistic, bạn có thể dùng NFT để chứng minh tính xác thực của nhiều loại hàng hóa độc nhất và có thể dùng để sưu tầm.

Mặc dù hệ sinh thái NFT vẫn còn non trẻ, nhưng đã có rất nhiều dự án thú vị và một số dự án đã tạo ra giá trị lớn cho người sáng tạo và người tiêu dùng.



Các NFT nghệ thuật

Token không thể thay thế đã giúp giải quyết việc tạo ra sự khan hiếm trong nghệ thuật kỹ thuật số. Làm thế nào để bạn giữ cho tác phẩm nghệ thuật ảo của mình trở nên khan hiếm, khi bạn có thể sao chép nó một cách dễ dàng? Mặc dù trong thực tế cũng có những tác phẩm nghệ thuật bị giả mạo hoặc được sao chép trong thế giới thực, nhưng chúng ta thường có thể xác thực chúng là thật hay giả.

Sản phẩm nghệ thuật mã hóa hiện nay đã tạo ra được điều đó, bằng cách xác minh tính xác thực và quyền sở hữu bằng kỹ thuật số. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể thấy một con CryptoPunk trên blockchain Ethereum và tải xuống hoặc lưu hình ảnh, nhưng họ không thể chứng minh rằng họ sở hữu bản gốc.
Ví dụ: nghệ sĩ kỹ thuật số ẩn danh Pak đã tạo ra một chuỗi các NFT giống nhau nhưng được phân biệt bằng tên gọi. Với những cái tên như The Cheap, The Expensive và The Unsold, Pak đã đặt cho mỗi tác phẩm một giá trị khác nhau dựa trên tiêu đề. Bộ sưu tập khiến chúng ta suy nghĩ về những giá trị mà một tác phẩm nghệ thuật mang lại. 

Khi nói đến NFT, giá trị không nhất thiết phải là ác phẩm nghệ thuật đính kèm. Đôi khi, điều quan trọng đó chính là việc chứng minh quyền sở hữu của ai đó đối với một tài sản cụ thể nào đó. Khía cạnh này là điều làm cho sản phẩm nghệ thuật mã hóa trở thành một trong những trường hợp sử dụng NFT phổ biến nhất hiện tại.


Các NFT sưu tầm được

Cho dù đó là PancakeSwap Bunny hay Binance Anniversary NFT, nhu cầu sưu tầm sản phẩm kỹ thuật số là rất lớn. Trường hợp sử dụng này thậm chí đã trở thành xu hướng chủ đạo, tiêu biểu là thẻ giao dịch NBA NFT sưu tầm NBA Top Shot .
Cùng với các sản phẩm nghệ thuật NFT kỹ thuật số, các token không thể thay thế này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong doanh số bán hàng trên các sàn mua bán NFT như Opensea, BakerySwap và Treasureland. Có rất nhiều sự giao thoa trong sản phẩm nghệ thuật mã hoá. NFT vừa là một sản phẩm sưu tầm và vừa là một tác phẩm nghệ thuật. Hai trường hợp sử dụng này đang được dùng nhiều nhất.

Dòng tweet đầu tiên của Jack Dorsey là một ví dụ tuyệt vời về NFT sưu tập. Trong khi CryptoPunk vừa mang tính sưu tầm và vừa mang tính nghệ thuật trực quan, thì NFT của Dorsey chỉ hoàn toàn có giá trị về tính sưu tầm.


Dorsey đã bán NFT bằng cách sử dụng Valuables, một nền tảng cho phép token hóa các tweet. Bạn có thể đặt hàng bất kỳ một tweet nào. Nhưng bất kỳ ai cũng có thể cùng đặt và trả giá cao hơn bạn. Sau đó, tác giả tweet sẽ chấp nhận hoặc từ chối một lời đề nghị. Nếu họ chấp nhận, tweet sẽ được đúc trên blockchain, tạo ra một NFT có một không hai với chữ ký của họ.

Mỗi NFT được ký bằng Twitter @handle của người đã thực sự sáng tạo ra nó, có nghĩa là chỉ người tạo ban đầu mới có thể chuyển các tweet của họ thành NFT. Quá trình này tạo ra một sự quý hiếm cho một sản phẩm sưu tập kỹ thuật số. Từ đó, nó có thể dùng để giao dịch hoặc lưu giữ. Việc bán một tweet có thể hơi khó tưởng tượng, nhưng đó là một ví dụ dễ hiểu về cách NFT tạo ra tính có thể sưu tập. Về cơ bản NFT là phiên bản kỹ thuật số nguyên gốc có chữ ký.

Các NFT tài chính

Thực tế, không phải mọi NFT đều thu được giá trị từ một bài hát, hình ảnh hoặc vật phẩm sưu tầm được. Trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi), các NFT còn cung cấp các lợi ích tài chính độc đáo khác. Hầu hết chúng sẽ gồm cả sản phẩm nghệ thuật, nhưng giá trị lại đến từ tiện ích chúng mang lại.
Ví dụ: JustLiquidity cung cấp một mô hình dùng NFT để đặt cược. Người dùng có thể đặt cược một cặp token trong một bể với một khoảng thời gian nhất định, và nhận được NFT để gia nhập bể tiếp theo. NFT hoạt động giống như một vé vào cửa và bị phá hủy khi bạn tham gia vào bể mới. Mô hình này tạo ra một thị trường thứ cấp cho các NFT, dựa trên quyền truy cập mà chúng cung cấp.

Một ví dụ khác là các combo thực phẩm NFT của BakerySwap cung cấp phần thưởng đặt cược tăng lên cho người sở hữu. Bằng cách đóng góp BAKE, bạn sẽ nhận được các combo NFT có lượng sức mạnh đặt cược khác nhau. Người dùng suy đoán các kết hợp này, bán chúng trên thị trường thứ cấp hoặc sử dụng chúng để đặt cược. Sự kết hợp giữa game và DeFi này đã tạo thêm một trường hợp sử dụng thú vị cho các token không thể thay thế.


Các NFT trong game

Nhu cầu giao dịch các mặt hàng mang tính độc nhất trong trò chơi điện tử rất lớn. Độ hiếm ảnh hưởng trực tiếp đến giá của vật phẩm và các game thủ đã quen với ý tưởng về những món đồ kỹ thuật số có giá trị. Các giao dịch vi mô và mua hàng trong trò chơi đã tạo ra một ngành công nghiệp game trị giá hàng tỷ đô-la, thứ có thể ứng dụng các NFT và công nghệ blockchain.

Đó cũng là một lĩnh vực tiêu biểu mà NFT có thể đại diện. Token cho trò chơi điện tử kết hợp các khía cạnh nghệ thuật, tính sưu tầm và tiện ích cho người chơi. Tuy nhiên, khi nói đến các trò chơi điện tử lớn, có lẽ còn rất lâu mới có việc triển khai NFT.

Trong khi đó, nhiều dự án khác đã tích cực thêm công nghệ blockchain vào các trò chơi của họ. Axie InfinityBattle Pets đều là các trò chơi theo phong cách Pokémon với vật nuôi và vật phẩm có thể giao dịch. Bạn cũng có thể mua và bán các token này trên các thị trường bên ngoài (bán P2P). 

NFT game thường là vật phẩm trang trí, nhưng cũng có những thứ mang lại tiện ích. Mỗi vật nuôi của Axie đều có một bộ khả năng chiến đấu. Những khả năng này cũng ảnh hưởng đến giá trị của vật nuôi khi giao dịch. CryptoKitty có thể cực kỳ có giá trị chỉ vì các thuộc tính lai tạo của nó. Việc xác định giá trị của mỗi vật nuôi phụ thuộc vào sự kết hợp của ngoại hình, tính năng và tiện ích quý hiếm. Trong ví dụ dưới đây, chúng ta không chỉ thấy một khía cạnh mà người dùng mong muốn, tính hiếm gặp mà còn là nhiều khía cạnh khác cùng lúc.


Các NFT âm nhạc

Giống như tệp hình ảnh hoặc video, bạn cũng có thể đính kèm âm thanh vào NFT để tạo một bản nhạc có thể sưu tầm. Hãy coi nó như một “ấn bản đầu tiên" của một bản ghi kỹ thuật số. Việc đính kèm bài hát vào NFT tương tự như ví dụ về nghệ thuật chúng ta đã đề cập, nhưng cũng có những trường hợp sử dụng khác.

Một vấn đề lớn đối với các nhạc sĩ là họ cần được chia tiền bản quyền một cách công bằng. Nhưng sản phẩm âm nhạc đó ít nhất phải thực hiện hai điều này: được phát hành trực tuyến trên nền tảng blockchain và dùng blockchain theo dõi bản quyền . Việc cạnh tranh với Amazon Music hoặc Youtube về dịch vụ phát nhạc trực tuyến là điều khó khăn đối với các dự án blockchain nhỏ. Ngay cả khi một gã khổng lồ như Spotify cũng đã mua một giải pháp bản quyền blockchain có tên là MediaChain vào năm 2017, nhưng không có lợi ích thực sự nào cho các nghệ sĩ.

Trong khi đó, các dự án nhỏ hơn đã thực hiện triệt để với các nghệ sĩ độc lập. Rocki trên Binance Smart Chain cung cấp cho các công ty độc lập một nền tảng để bán bản quyền và phát trực tuyến nhạc của họ. Đợt bán NFT bản quyền đầu tiên trên nền tảng này đã thu được 40 ETH với 50% tiền bản quyền bằng cách sử dụng tiêu chuẩn token ERC721.

Mô hình này có trở nên phổ biến hơn còn phụ thuộc vào dịch vụ phát trực tuyến lớn hơn có áp dụng các công nghệ blockchain hay không. Kết hợp âm nhạc với NFT là một ý tưởng tuyệt vời cho một trường hợp sử dụng, nhưng sẽ khó khăn để đạt được thành công rộng rãi nếu không có sự hỗ trợ của các hãng âm nhạc.


NFT tài sản trong thế giới thực 

Liên kết tài sản trong thế giới thực với NFT có thể số hóa cách chúng ta chứng minh quyền sở hữu. Ví dụ, trong lĩnh vực bất động sản, chúng ta thường xử lý các giao dịch tài sản vật lý. Việc tạo các tài sản kỹ thuật số được token hóa có thể chuyển các mặt hàng có tính thanh khoản cao (như nhà hoặc đất) vào blockchain. Tuy nhiên, để thực hiện điều này chúng ta cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và quản lý. Và điều này vẫn còn khá xa, nhưng những ứng dụng này có thể là một trong những điểm đáng chú ý trong tương lai.

Vào tháng 4 năm 2021, Shane Dulgeroff đã tạo ra một NFT đại diện cho một bất động sản ở California. Nó cũng gồm một tác phẩm nghệ thuật mã hoá được gắn kèm. Bất kỳ ai thắng cuộc đấu giá sẽ nhận được NFT và quyền sở hữu ngôi nhà. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho quyền của người mua và người bán không thực sự chắc chắn.


Khi nói đến các mặt hàng nhỏ hơn, như đồ trang sức, NFT có thể giúp chứng minh quyền sở hữu hợp pháp khi chúng được bán lại. Ví dụ, một viên kim cương chính hãng, hợp pháp thường đi kèm với giấy chứng nhận tính xác thực. Giấy chứng nhận này cũng là một cách chứng minh bạn có quyền sở hữu. Bất kỳ ai cố gắng bán lại mặt hàng mà không có chứng chỉ đều không thể xác nhận tính xác thực của nó, và họ sẽ gặp khó khăn khi thuyết phục người mua rằng họ là chủ sở hữu hợp pháp.

Khái niệm tương tự cũng có thể xảy ra với NFT. Bằng cách một NFT được liên kết với một mặt hàng, việc sở hữu NFT có thể trở nên quan trọng như sở hữu tài sản. Bạn thậm chí có thể nhúng NFT vào một mặt hàng, đi kèm với một ví lạnh lưu trữ vật lý. Khi chúng ta thấy Internet of Things phát triển, chúng ta có thể sẽ thấy nhiều NFT hơn được sử dụng để đại diện cho tài sản trong thế giới thực.

Các NFT Logistics

Công nghệ blockchain có nhiều hữu ích trong ngành hậu cần, đặc biệt là vì tính bất biến và tính minh bạch của nó. Những khía cạnh này đảm bảo rằng dữ liệu chuỗi cung ứng vẫn xác thực và đáng tin cậy. Với thực phẩm, hàng hóa và các loại hàng hóa dễ hỏng khác, điều quan trọng là phải biết chúng đã ở đâu và trong bao lâu.

NFT cũng đặc biệt hữu ích khi dùng làm đại diện cho các mặt hàng độc đáo. Chúng ta có thể sử dụng NFT để theo dõi một sản phẩm có chứa meta- về nguồn gốc, hành trình và vị trí kho hàng của sản phẩm đó. Ví dụ,

  • Một đôi giày cao cấp sang trọng được tạo ra tại một nhà máy ở Ý. Nó được gán một NFT mà bạn có thể nhanh chóng quét trên bao bì.

  • Meta-data có dấu thời gian bao gồm thời gian và địa điểm đôi giày được tạo ra.

  • Khi sản phẩm đi qua chuỗi cung ứng, NFT được quét và siêu dữ liệu có dấu thời gian mới được thêm vào. Dữ liệu có thể bao gồm vị trí kho hàng và thời gian đến hoặc đi.

  • Khi đôi giày đến điểm đến cuối cùng, cửa hàng có thể quét chúng và đánh dấu là đã nhận. Lịch sử chi tiết chính xác có thể xem được và xác nhận tính xác thực và hành trình vận chuyển của đôi giày.

Có rất nhiều cách giả định để triển khai NFT vào chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, tất cả chúng đều yêu cầu tất cả các giai đoạn của chuỗi phải sử dụng cùng một cơ sở hạ tầng. Với rất nhiều bên liên quan khác nhau tham gia trong quá trình này trên toàn cầu, việc triển khai các hệ thống này trong đời thực có thể là một thách thức lớn. Yếu tố này chỉ dẫn đế một số ít trường hợp sử dụng trong đời thực. 

Hiện tại, hệ thống TradeLens của MAERSK và Foot Trust của IBM là hai ví dụ về các giải pháp hậu cần blockchain lớn. Cả hai đều sử dụng Hyperledger Fabric, một blockchain của IBM hỗ trợ việc sử dụng NFT. Tuy nhiên, không rõ liệu NFT có đóng vai trò gì trong hoạt động của chúng hay không.


Tổng kết

Với sự phổ biến của NFT ngày càng tăng, rất có thể chúng ta sẽ thấy nhiều ý tưởng và trường hợp sử dụng hơn nữa trong tương lai. Hiện tại, không phải mọi ứng dụng NFT đều có đủ thời gian để vượt ra ngoài một ý tưởng hoặc một dự án nhỏ. Một số có thể không thực tế hoặc không phổ biến. Tuy nhiên, đối với các vấn đề cơ bản và đơn giản hơn, như tạo ra sự khan hiếm cho sản nghệ thuật và đồ sưu tầm, NFT chắc chắn có lý do để tồn tại.