Thị trường bull là gì?
Trang chủ
Bài viết
Thị trường bull là gì?

Thị trường bull là gì?

Người mới
Đã đăng Jul 27, 2020Đã cập nhật May 12, 2023
11m

Giới thiệu

Xu hướng thị trường là một trong những khía cạnh cơ bản nhất của thị trường tài chính. Chúng ta có thể định nghĩa xu hướng thị trường là hướng tổng thể mà tài sản hoặc thị trường đang đi. Do đó, xu hướng thị trường được cả nhà phân tích kỹ thuậtnhà phân tích cơ bản theo dõi sát sao.
Phương pháp giao dịch trong thị trường bull thường khá đơn giản, do trader có thể áp dụng các chiến lược đầu tư và giao dịch dễ nhất tại thị trường này. Ngay cả những trader không có kinh nghiệm cũng có thể làm tốt khi điều kiện thị trường bull thực sự thuận lợi. Dù vậy, điều quan trọng là phải hiểu cách thị trường vận động theo chu kỳ.

Vậy thì bạn cần biết gì về thị trường bull? Trader có thể tận dụng thị trường bull như thế nào? Chúng tôi sẽ giải thích ngay trong bài viết này.


Thị trường bull là gì?

Thị trường bull (hay bull run) mô tả một thị trường tài chính mà giá đang tăng. Thuật ngữ thị trường bull thường được sử dụng trong thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thuật ngữ này có thể được sử dụng trong bất kỳ thị trường tài chính nào – như Forex, trái phiếu, hàng hóa, bất động sản và tiền mã hóa. Bên cạnh đó, thị trường bull cũng có thể đề cập đến một tài sản cụ thể như Bitcoin, Ethereum hoặc BNB. Thậm chí, thị trường bull có thể đề cập đến một lĩnh vực như token tiện ích, coin bảo mật hoặc cổ phiếu công nghệ sinh học.

Có thể bạn đã nghe các trader ở Phố Wall sử dụng các thuật ngữ “bullish (lạc quan)” và “bearish (bi quan)”. Khi một trader nói rằng họ bullish về thị trường, điều đó nghĩa là họ kỳ vọng giá sẽ tăng. Còn khi họ nói bearish, nghĩa là họ kỳ vọng giá sẽ giảm.

Việc trader bullish thường có nghĩa là trader cũng đang giữ vị thế long trên thị trường, mặc dù có thể không hẳn đúng như vậy. Việc trader bullish có thể không hẳn là cơ hội giao dịch long đang hiện hữu ngay lúc này, mà chỉ là giá đang tăng hoặc dự kiến sẽ tăng.
Cũng cần lưu ý rằng thị trường bull không có nghĩa là giá không giảm hoặc biến động. Đây là lý do tại sao bạn cần xem xét thị trường bull trong khung thời gian dài. Theo nghĩa này, thị trường bull sẽ có cả các giai đoạn sụt giảm hoặc hợp nhất, nhưng không phá vỡ xu hướng chủ đạo của thị trường. Chúng ta hãy cùng xem biểu đồ Bitcoin bên dưới. Mặc dù có những giai đoạn suy giảm và một vài lần thị trường sụp đổ dữ dội, nhưng giá Bitcoin có xu hướng tăng mạnh kể từ khi ra mắt.

Biểu đồ giá Bitcoin (2010-2020).


Vì vậy, theo nghĩa này, định nghĩa về thị trường bull còn phụ thuộc vào khung thời gian mà chúng ta đang đề cập đến. Thông thường, khi chúng tôi sử dụng thuật ngữ thị trường bull, điều đó nghĩa là chúng tôi đang đề cập đến khung thời gian tháng hoặc năm. Giống như các kỹ thuật phân tích thị trường khác, đường xu hướng trong khung thời gian dài hơn sẽ có giá trị hơn đường xu hướng trong khung thời gian ngắn hơn. 

Do đó, thị trường bull có thể có những giai đoạn sụt giảm kéo dài khi xem xét trong khung thời gian dài. Kiểu biến động giá đi ngược xu hướng này nổi tiếng là có tính biến động cực kỳ cao – mặc dù tính chất này có thể thay đổi rất nhiều.


Ví dụ về thị trường bull

Một số ví dụ phổ biến nhất về thị trường bull chính là thị trường chứng khoán. Đây là thời điểm mà giá cổ phiếu và các chỉ số thị trường (như Nasdaq 100) liên tục tăng.

Đối với nền kinh tế toàn cầu, chúng ta có thể thấy sự giằng co giữa thị trường bull và thị trường bear. Các chu kỳ kinh tế này có thể kéo dài hàng năm, thậm chí hàng thập kỷ. Một số người cho rằng thị trường bull bắt đầu từ tàn dư của Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và kéo dài cho đến đại dịch vi-rút corona là “thị trường bull dài nhất trong lịch sử”. Điều này có thể đúng hoặc sai – như chúng tôi đã đề cập ở trên, thị trường bull xem xét trong khung thời gian dài có thể là vấn đề quan điểm.


Dù vậy, chúng ta hãy cùng xem hiệu suất về lâu dài của Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA). Chúng ta có thể thấy về cơ bản đây là thị trường bull kéo dài hàng thế kỷ. Chắc chắn, có những giai đoạn suy giảm có thể kéo dài nhiều năm, chẳng hạn như năm 1929 hoặc năm 2008, nhưng xu hướng chung vẫn là đi lên.

Hiệu suất của DJIA kể từ năm 1915.


Một số người cho rằng Bitcoin cũng có xu hướng tương tự. Nhưng chúng ta thực sự không thể biết liệu Bitcoin có phải đối mặt với thị trường bear kéo dài nhiều năm hay không. Cũng xin lưu ý rằng hầu hết giá của các đồng tiền mã hóa khác (ví dụ: altcoin) có thể sẽ không bao giờ tăng theo cách tương tự, vì vậy hãy cẩn trọng với những gì bạn đầu tư.


Thị trường bull so với thị trường bear – đâu là điểm khác biệt?

Đây là hai khái niệm trái ngược nhau, vì vậy sự khác biệt giữa chúng không quá khó đoán. Trong thị trường bull, giá sẽ liên tục tăng, còn trong thị trường bear, giá sẽ liên tục giảm.

Điều này cũng dẫn đến sự khác biệt về cách giao dịch trong hai thị trường này. Trong thị trường bull, trader và nhà đầu tư nhìn chung sẽ muốn giữ vị thế long. Còn trong thị trường bear, họ sẽ muốn giữ vị thế short hoặc giữ tiền mặt.
Trong một số trường hợp, giữ tiền mặt (hoặc stablecoin) cũng có thể đồng nghĩa với shorting (bán khống), do chúng ta kỳ vọng giá sẽ giảm. Điểm khác biệt chính ở đây là giữ tiền mặt nhằm mục đích bảo toàn vốn trong khi shorting nhằm mục đích thu lợi từ việc giá tài sản giảm. Nhưng nếu bạn bán một tài sản và kỳ vọng mua lại nó với giá thấp hơn, thì về cơ bản, bạn đang giữ vị thế short – ngay cả khi bạn không trực tiếp thu lợi từ việc giá tài sản giảm.
Một yếu tố khác cần xem xét là phí. Giữ stablecoin có thể sẽ không phát sinh bất kỳ khoản phí nào, do thường không có phí lưu ký. Tuy nhiên, nhiều vị thế short sẽ yêu cầu thanh toán phí funding hoặc lãi suất để giữ vị thế luôn mở. Đây là lý do tại sao hợp đồng tương lai theo quý có thể hữu ích khi bạn giữ vị thế short lâu dài, do bạn sẽ không phải trả phí funding.



Trader có thể tận dụng thị trường bull như thế nào

Ý tưởng chính đằng sau giao dịch trong thị trường bull tương đối đơn giản. Giá đang tăng, vì vậy giữ vị thế long và mua bắt đáy nói chung là chiến lược hợp lý. Đây là lý do tại sao chiến lược mua và giữchiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư  thường rất phù hợp với thị trường bull dài hạn.
Có một câu nói như thế này: "Xu hướng là bạn của ta cho đến khi không còn như thế nữa". Câu nói này chỉ mang ý nghĩa là bạn nên giao dịch theo xu hướng của thị trường. Đồng thời, không có xu hướng nào kéo dài mãi và việc áp dụng cùng một chiến lược có thể không hiệu quả trong các giai đoạn khác của chu kỳ thị trường. Chỉ có một điều chắc chắn ở đây là thị trường có thể và sẽ thay đổi. Như chúng ta có thể thấy khi dịch COVID-19 bùng phát, thị trường bull kéo dài nhiều năm có thể bị xóa sổ trong vài tuần.
Đương nhiên, hầu hết nhà đầu tư sẽ lạc quan trong thị trường bull. Điều này là hợp lý khi giá đang tăng lên, vì vậy tâm lý chung của thị trường cũng sẽ lạc quan theo. Tuy nhiên, ngay cả trong một thị trường bull, một số nhà đầu tư vẫn có tâm lý bearish. Nếu chiến lược giao dịch của họ phù hợp với thị trường bull, họ thậm chí có thể thành công với giao dịch bear ngắn hạn, chẳng hạn như shorting.

Do đó, một số trader sẽ cố gắng short tài sản tăng giá gần đây trong thị trường bull. Tuy nhiên, đây là những chiến lược cao cấp, thường phù hợp hơn với trader chuyên nghiệp. Nếu là trader ít kinh nghiệm, thông thường, bạn nên giao dịch theo xu hướng của thị trường. Nhiều nhà đầu tư bị mắc kẹt khi cố gắng short trong thị trường bull. Rốt cuộc, đối đầu với một con bò tót hung hãn hoặc đầu máy xe lửa có thể là việc làm nguy hiểm.


Tổng kết

Chúng ta đã thảo luận về thị trường bull là gì và phương pháp giao dịch của trader trong điều kiện thị trường bull. Thông thường, chiến lược giao dịch đơn giản nhất trong bất kỳ xu hướng thị trường nào chính là tuân theo hướng đi của xu hướng tổng thể. 
Do đó, thị trường bull có thể mang lại cơ hội giao dịch tốt, ngay cả đối với người mới bắt đầu hoặc nhà đầu tư mới tham gia lần đầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải quản lý rủi ro đúng cách và tiếp tục trau dồi kiến thức để tránh sai lầm nhiều nhất có thể.