MakerDAO (DAI) Là Gì?
Trang chủ
Bài viết
MakerDAO (DAI) Là Gì?

MakerDAO (DAI) Là Gì?

Trung cấp
Đã đăng Dec 4, 2020Đã cập nhật Jun 28, 2024
10m

Tóm lược

MakerDAO là một dự án Tài chính phi tập trung (DeFi), sở hữu DAI - một stablecoin được thế chấp bằng tiền mã hóa, được gắn với đồng đô-la Mỹ. Cộng đồng MakerDAO quản lý đồng tiền thông qua Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Người dùng tạo DAI bằng cách khóa tiền mã hóa trong Maker Vault ở một Tỷ lệ thanh lý nhất định. Ví dụ: Tỷ lệ thanh lý là 125% nghĩa là dự án yêu cầu thế chấp tài sản trị giá 1,25 USD giá trị cho mỗi 1 USD bằng DAI.

DAI được thế chấp quá mức để đảm bảo sự ổn định của đồng tiền trước biến động giá cả và Phí ổn định (Stability Fee) cũng được tính. Tiền mã hóa bạn bỏ vào sẽ được thanh lý và sử dụng để thu hồi bất kỳ khoản lỗ nào nếu tài sản thế chấp của bạn giảm xuống dưới Tỷ lệ thanh lý.

Giá DAI ổn định vì DAO kiểm soát Phí ổn định (Stability Fee) và Tỷ lệ tiết kiệm Dai (Savings Rate). Bằng cách thay đổi chi phí đúc DAI, phí ổn định ảnh hưởng đến nguồn cung của DAI. Tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng đến nhu cầu của đồng DAI, nó điều chỉnh lợi nhuận của các nhà đầu tư khi stake vào DAI. Khi DAI di chuyển khỏi giá neo, DAO sử dụng hai cơ chế này để đưa giá ổn định trở lại.

DAI có những lợi ích tương tự như các loại stablecoin và tài sản mã hóa khác. Nó có thể dễ dàng được chuyển nhượng trên toàn thế giới, được sử dụng để thanh toán hoặc chốt lãi và lỗ. Bạn cũng có thể sử dụng DAI làm đòn bẩy để đầu tư vào hợp đồng Lãi suất tiết kiệm DAI để lấy lãi.

Để tham gia Cuộc thăm dò ý kiến về quản trị và Cuộc bỏ phiếu điều hành, người dùng phải mua token MKR để có được quyền biểu quyết. Chúng được sử dụng để thay đổi Phí ổn định, Phí tiết kiệm DAI, đội ngũ, hợp đồng thông minh và các chủ đề khác.


Giới thiệu

Stablecoin là các loại tiền mã hóa cực kỳ phổ biến, cung cấp nền tảng trung gian giữa tài chính truyền thống và tài sản kỹ thuật số. Bắt chước tiền pháp định, trong khi hoạt động giống như tiền mã hóa, các token này là một cách đơn giản để "chốt" lợi nhuận hoặc tính toán các khoản thua lỗ.

Cho đến nay, các stablecoin có vốn hóa thị trường lớn nhất thường được đảm bảo bởi tiền pháp định. Cách thức hoạt động của nó luôn là dự trữ một nguồn tài sản đảm cho các stablecoin được phát hành. Tuy nhiên, các loại stablecoin được đảm bảo bằng tiền mã hóa cũng rất phổ biến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một trong những stablecoin tiếng nhất với hình thức này. Tìm hiểu MakerDAO và cách nó duy trì mức giá 1 USD với tài sản thế chấp là tiền mã hóa dễ bay hơi.


MakerDAO là gì?

MakerDAO là một dự án Ethereum (ETH) được ra mắt vào tháng 12 năm 2017 bởi Rune Christensen. Nó tập trung vào việc tạo DAI, một stablecoin được thế chấp bằng tiền mã hóa và neo giá với đồng đô-la Mỹ. Thay vì được điều hành bởi một nhóm các nhà phát triển hoặc một thực thể duy nhất, hệ sinh thái MakerDAO sử dụng token quản trị MKR cho các đề xuất và quyết định của dự án. Mô hình quản trị này được gọi là DAO (tổ chức tự trị phi tập trung). 

Người dùng truy cập MakerDAO thông qua DApp Oasis. Tại đây, họ có thể tạo các khoản vay thế chấp, tham gia quản trị và quản lý Maker Vault hiện có của mình. Những tương tác này dựa trên hợp đồng thông minh và lý thuyết trò chơi, cho phép DAI duy trì giá trị tương đối ổn định. DAI có thể được sử dụng giống như các stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định và nó cũng mang lại những lợi ích tương tự.


DAI là gì?

DAI là stablecoin của MakerDAO, gắn liền với đô-la Mỹ và nằm trong số các stablecoin và tiền mã hóa lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường. Token ERC-20 có nguồn cung cấp không giới hạn, miễn là người dùng tiếp tục cung cấp tài sản thế chấp để tạo thêm DAI. 
MakerDAO sử dụng cơ chế thế chấp tiền mã hóa để duy trì giá ổn định thay vì một kho dự trữ tiền pháp định. Có thể hơi khó hiểu bởi làm thế nào mà tiền mã hóa - vốn luôn biến động có thể đảm bảo giá trị cho một stablecoin. Nói một cách đơn giản, tiền mã hóa mà người dùng gửi để tạo DAI có giá trị cao hơn nhiều so với stablecoin mà họ nhận được. Điều này cho phép thêm chỗ cho các biến động giá giảm với tài sản thế chấp là tiền mã hóa. 

Cũng giống như bất kỳ loại stablecoin nào khác, có nhiều lợi ích khi sử dụng DAI:

1. DAI phù hợp để dùng cho các khoản chi tiêu cần sự ổn định. Các nhà bán lẻ và cá nhân không phải lúc nào cũng muốn thanh toán bằng tiền mã hóa - thứ có thể thay đổi giá trị trong một đêm. 
2. DAI thừa hưởng tất cả những ưu điểm của blockchain. Stablecoin có thể chuyển nhượng trên toàn thế giới mà không cần tài khoản ngân hàng. Chúng cũng cực kỳ an toàn nếu được lưu trữ đúng cách.
3. Bạn có thể sử dụng nó để chốt lãi hoặc lỗ và phòng ngừa rủi ro. DAI sẽ bù đắp một số rủi ro tổng thể cho danh mục đầu tư của bạn và là một cách hữu ích để vào hoặc thoát khỏi các vị thế mà không cần đưa tiền ra khỏi chuỗi.


Cơ chế thế chấp vượt mức hoạt động như thế nào?

Tài sản thế chấp là một khái niệm phổ biến trong tài chính truyền thống mà bạn có thể từng bắt gặp trước đây. Khi đi vay, bạn cần phải cung cấp một thứ gì đó có giá trị làm tài sản thế chấp. Số tiền này được sử dụng để bù lại khoản vay nếu bạn không thể hoàn trả. 

Tài sản thế chấp vật chất và tiền pháp định

Hiệu cầm đồ là một ví dụ điển hình. Lấy ví dụ về tiệm cầm đồ, bạn giao đồ trang sức (tài sản thế chấp) của mình để đổi lấy tiền mặt. Sau đó, bạn có thể trả lại khoản vay cộng với một khoản phí để trả lại tài sản thế chấp của bạn hoặc cho phép tiệm cầm đồ giữ tài sản thế chấp và bù đắp khoản lỗ của họ. Tài sản thế chấp đóng vai trò như một mạng lưới an toàn, và khái niệm tương tự cũng áp dụng cho các khoản thế chấp và tài chính dành cho xe hơi. Trong những trường hợp này, hàng hóa (tài sản hoặc xe hơi) đóng vai trò như một tài sản thế chấp.

Các loại stablecoin như BUSD được thế chấp bằng tiền pháp định. Người dùng giao tiền mặt của họ (tài sản thế chấp) và đổi lại họ nhận được token. Họ có thể trả lại các token đó cho nhà phát hành nếu họ muốn, nhưng nhà phát hành vẫn có tiền nếu người dùng không làm như vậy. Cơ chế này cho phép chênh lệch giá BUSD được ổn định. Bạn có thể đọc thêm về điều này trong bài viết Stablecoin là gì?.

Tài sản thế chấp tiền mã hóa

Các stablecoin được thế chấp bằng tiền mã hóa như DAI chấp nhận dùng tiền mã hóa làm tài sản thế chấp thay vì tiền pháp định. Một hợp đồng thông minh với các quy tắc quản lý các khoản tiền này: phát hành X số lượng token stablecoin, số lượng Y đồng ETH được gửi vào. Sau đó, hợp đồng trả lại số lượng Z đồng ETH khi số lượng X stablecoin được trả lại. Số lượng tài sản thế chấp chính xác cần thiết tùy thuộc vào dự án phát hành token. Tỷ lệ này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sự biến động và rủi ro của tài sản đảm bảo.


Thế chấp vượt mức DAI là gì? 

Các tài sản ổn định và có độ rủi ro tương đối thấp như tiền pháp định, kim loại quý và tài sản là những tài sản thế chấp được ưa chuộng. Như chúng ta đã đề cập, việc sử dụng tiền mã hóa làm tài sản thế chấp sẽ rủi ro hơn với người cho vay vì giá của nó có thể thay đổi dữ dội. Hãy tưởng tượng một dự án yêu cầu 400 đô-la ETH làm tài sản thế chấp cho 400 token giữ giá ngang USD. 

Nếu giá ETH giảm đột ngột, tài sản thế chấp của người cho vay sẽ không bằng khoản vay mà họ đã cho. Câu trả lời ở đây là thế chấp quá mức: thay vào đó, người cho vay yêu cầu 600 đô-la ETH khi cho vay 400 token stablecoin USD của họ.


Các vị thế nợ có thế chấp (CDP) là gì?

MakerDAO đã sử dụng thế chấp quá mức để duy trì mức neo hợp lý đáng tin cậy trong nhiều năm. Vì hợp đồng thông minh kiểm soát quá trình tạo DAI, nên nó hoạt động hiệu quả và không cần sự can thiệp của con người. Khi bạn muốn vay DAI stablecoin, bạn phải khóa tiền mã hóa trong một hợp đồng thông minh CDP. CDP này sẽ đặt một Tỷ lệ thanh lý , ví dụ: 1,5 lần, nghĩa là bạn cần cung cấp 150 đô-la ETH cho 100 đô-la DAI. Người dùng có thể thêm nhiều hơn nếu họ muốn và từ đó làm giảm rủi ro của họ. Nếu số tiền thế chấp giảm xuống dưới 150% (1,5 lần), họ sẽ phải chịu một khoản phí phạt. Cuối cùng, người dùng có nguy cơ bị thanh lý nếu họ không hoàn trả DAI của mình với lãi suất cộng thêm (Phí ổn định).


Các Maker Vault là gì?

Maker Vault là nơi người dùng đặt tài sản thế chấp của họ vào và tạo ra DAI. Những thứ này cho phép bạn sử dụng đồng thời nhiều loại tiền mã hóa khác nhau làm tài sản thế chấp. Maker Vault cũng đảm nhiệm việc đốt DAI sau khi người dùng trả lại. Quá trình này như sau:

1. Bạn nạp tiền mã hóa được hỗ trợ vào Giao thức Maker.

2. Khoản tiền nạp sẽ mở một vị thế Maker Vault.

3. Bạn có thể rút số Dai được tính bằng tiền thế chấp của bạn. Bạn cũng sẽ cần phải trả Phí ổn định.

4. Để lấy lại tài sản thế chấp tiền mã hóa của bạn, bạn phải hoàn trả DAI đã rút.

Bạn có thể tự do tạo hoặc trả lại Dai và thêm hoặc rút tài sản thế chấp của mình bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, bạn phải duy trì Tỷ lệ thanh lý được hiển thị trong Vault. Nếu bạn giảm xuống dưới tỷ lệ này, Vault sẽ thanh lý tài sản thế chấp của bạn.


Làm thế nào để giá trị của DAI giữ được sự ổn định?

Ngoài việc giảm rủi ro cho MakerDAO với tư cách là người cho vay, cơ chế CDP giúp neo giá DAI với USD. MakerDAO cũng có thể bỏ phiếu để thay đổi Phí ổn định và Tỷ lệ tiết kiệm DAI (lãi suất trả cho các nhà đầu tư trong hợp đồng thông minh Tỷ lệ tiết kiệm DAI) để điều tiết cung và cầu đối với DAI. Ba công cụ này làm việc cùng nhau để duy trì tỷ giá 1 đô-la của DAI. Hãy cùng xem cơ chế này hoạt động như thế nào nhé:

1. Khi DAI giảm xuống dưới mức giá chốt, hệ thống sẽ khuyến khích người dùng trả nợ, lấy lại tài sản thế chấp và đốt DAI của họ. Điều này có thể đạt được bằng cách tăng Phí ổn định, khiến cho việc vay vốn trở nên đắt đỏ hơn. DAO cũng có thể tăng Tỷ lệ tiết kiệm DAI, làm tăng nhu cầu đầu tư vào token DAI.

2. Khi DAI ở trên mức giá chốt của nó, điều ngược lại xảy ra. DAO tạo ra các động lực để tạo DAI, nếu Phí ổn định được giảm xuống. Điều này tạo ra DAI mới và làm tăng tổng nguồn cung. MakerDAO cũng có thể làm giảm nhu cầu của DAI bằng cách giảm Tỷ lệ tiết kiệm DAI, có nghĩa là các nhà đầu tư tìm kiếm nơi khác để kiếm lãi.


Các trường hợp sử dụng của DAI

Như đã đề cập, DAI được sử dụng giống như bất kỳ loại stablecoin nào khác và mang lại cùng lợi ích. Bạn thậm chí không cần phải tự tạo nó mà có thể mua DAI trên thị trường tiền mã hóa, như với Binance. Ngoài ra, DAI còn có một số trường hợp sử dụng độc đáo:

1. Đòn bẩy - Hãy tưởng tượng bạn có 1000 đô-la bằng ETH và bạn nghĩ rằng giá sẽ tăng. Tuy nhiên, bạn hiện không có thêm tiền để mua ETH. Bạn có thể sử dụng ETH của mình làm tài sản thế chấp, tạo DAI và sau đó sử dụng số đó để mua thêm ETH. Nếu giá ETH tăng và bạn muốn rút tiền, bạn có thể bán một số nó để lấy token DAI và lấy lại tài sản thế chấp của mình. 
2. Lãi suất Tiết kiệm DAI - Bạn có thể kiếm lãi bằng cách gửi DAI vào hợp đồng thông minh với Tỷ lệ Tiết kiệm DAI. Tỷ giá này thay đổi khi DAO cố gắng kiểm soát giá của DAI.


Tôi có thể mua DAI ở đâu?

DAI có sẵn trên các sàn giao dịch tiền mã hóa, bao gồm cả Binance. Sau khi tạo tài khoản và hoàn tất KYC, bạn có thể mua DAI trực tiếp bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ
Chọn đơn vị tiền tệ pháp định mà bạn muốn thanh toán ở trường trên cùng và chọn DAI ở dưới cùng. Sau đó, bạn sẽ thấy hướng dẫn rõ ràng về cách thêm thẻ vào tài khoản của mình. Nếu muốn, bạn cũng có thể sử dụng chế độ xem trong sàn để hoán đổi DAI lấy một loại tiền mã hóa khác.


Làm cách nào để tham gia vào hệ thống quản trị của MakerDAO?

Để có tiếng nói và bỏ phiếu trong MakerDAO, bạn sẽ cần nắm giữ token quản trị của dự án MKR. Token có nguồn cung cấp tối đa là 1.005.577 MKR và khoảng 40% đã được phân phối cho đội ngũ và các nhà đầu tư ban đầu khi triển khai. DAO giữ phần còn lại để bán trong tương lai.
Người nắm giữ MKR có thể bỏ phiếu để thay đổi Phí ổn định của nền tảng, Tỷ lệ tiết kiệm DAI, Tỷ lệ thanh lý và các khía cạnh khác. Số phiếu bầu của họ tương ứng với số lượng DAI mà họ nắm giữ. Bạn có thể truy cập cổng thông tin quản trị của MakerDAO để xem và tham gia vào các cuộc bỏ phiếu hiện tại.

Cuộc thăm dò ý kiến về quản trị

Cuộc thăm dò ý kiến về quản trị (Governance Polls) cho phép người dùng tạo các đề xuất phi kỹ thuật để những người nắm giữ MKR khác bỏ phiếu. Ví dụ: đây có thể là một sự thay đổi đối với quản trị, mục tiêu, nhóm hoặc ngân sách. Cuộc thăm dò ý kiến về quản trị sử dụng cơ chế Khởi động tức thì (Instant Run-off), nghĩa là bạn có thể xếp hạng lựa chọn của mình từ nhiều tùy chọn.

Phiếu điều hành

Phiếu điều hành (Executive Votes) liên quan đến các thay đổi hợp đồng thông minh kỹ thuật. Đề xuất sử dụng hệ thống Bỏ phiếu phê duyệt liên tục (Continuous Approval Voting), nghĩa là luôn có thể đưa ra các đề xuất mới, cạnh tranh. Một cuộc bỏ phiếu điều hành sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong code của hợp đồng thông minh, chẳng hạn như điều chỉnh phí hoặc mức tài sản thế chấp. Cần có Phiếu điều hành để thực hiện một số thay đổi được biểu quyết trong Cuộc thăm dò ý kiến về quản trị.


Tổng kết

Là một stablecoin được thế chấp bằng tiền mã hóa đứng đầu thị trường, DAI là một thành công đã được chứng minh. Hệ thống đã làm được một điều khá kỳ công là làm giảm giảm sự biến động của tiền mã hóa mà không cần thế chấp tiền pháp định. Với mô hình DAO, dự án cũng tiên phong đóng góp một vai trò quan trọng. Đây là một trong những DAO hoạt động lâu và lớn nhất đã mở đường cho nhiều dự án khác. Nếu bạn quyết định thử nghiệm với DAI, đừng quên rằng cũng nó có rủi ro tương tự như các loại stablecoin khác.