Trang chủ
Bài viết
Hướng dẫn cách giao dịch tiền mã hóa trong ngày (Day Trading) cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn cách giao dịch tiền mã hóa trong ngày (Day Trading) cho người mới bắt đầu

Người mới
Đã đăng Jul 1, 2020Đã cập nhật Nov 11, 2022
9m

Giới thiệu

Giao dịch trong ngày là một trong những chiến lược giao dịch được sử dụng phổ biến nhất. Các nhà đầu tư lựa chọn chiến lược giao dịch trong ngày có ở mọi nơi trong thị trường tài chính, từ thị trường chứng khoán, ngoại hối, hàng hóa đến tiền mã hóa. Nhưng vận dụng chiến lược giao dịch trong ngày với tiền mã hóa có phải là một ý tưởng tốt? Làm thế nào để kiếm tiền từ việc giao dịch trong ngày? Có nên giao dịch trong ngày hay không là những câu hỏi thường được nhà đầu tư mới đặt ra.

Thực tế, không có câu trả lời chắc chắn cho những câu hỏi đó. Tuy vậy, bài viết này sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết nhất để bạn có thể bắt đầu việc giao dịch trong ngày hiệu quả.


Giao dịch trong ngày là gì?

Giao dịch trong ngày là một chiến lược giao dịch bao gồm việc vào và thoát vị thế giao dịch trong cùng một ngày. Vì các lệnh giao dịch diễn ra trong cùng một ngày, chiến lược này cũng có thể gọi là giao dịch Intraday Trading - tương tự như thuật ngữ giao dịch trong ngày của thị trường chứng khoán. Mục tiêu của các nhà giao dịch trong ngày là sử dụng các chiến lược giao dịch trong ngày để thu được lợi nhuận từ những thay đổi về giá trong một công cụ tài chính.

Thuật ngữ “day trader” (nhà giao dịch trong ngày) bắt nguồn từ thị trường chứng khoán, nơi giao dịch chỉ mở cửa trong các ngày làm việc trong tuần. Trong bối cảnh này, các nhà giao dịch trong ngày không bao giờ để vị thế qua đêm, vì mục đích chính của họ là tận dụng các biến động giá trong ngày.


Những nhà giao dịch trong ngày kiếm tiền như thế nào?

Các “day trader” thành công thường là những người có hiểu biết sâu sắc về thị trường và kinh nghiệm giao dịch dày dặn. Các nhà giao dịch trong ngày thường sử dụng phân tích kỹ thuật (TA) để tạo ra các ý tưởng giao dịch. Họ thường tập trung vào phân tích khối lượng, hành động giá, các biểu đồchỉ báo kỹ thuật để xác định các điểm vào và thoát giao dịch. Như bất kỳ chiến lược giao dịch nào, quản trị rủi ro là điều quan trọng để thành công trong việc giao dịch trong ngày.
Vì các sự kiện cơ bản thường diễn ra sau một thời gian rất dài, nên các nhà giao dịch trong ngày thường không quan tâm đến phân tích cơ bản (FA). Mặc dù vậy, một số “day trader” vẫn đưa ra chiến lược giao dịch trong ngày dựa vào tin tức. Như việc thông qua nghe ngóng thông báo hoặc tin tức, họ có thể phát hiện một tài sản có khối lượng giao dịch lớn và tận dụng sự tăng mạnh hoạt động giao dịch tài sản này trong một khoảng thời gian để kiếm lời.

Mục tiêu của các nhà giao dịch trong ngày là tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động của thị trường. Do đó, khối lượng và tính thanh khoản rất quan trọng đối với chiến lược giao dịch trong ngày. Bởi cuối cùng, “day trader” cần tính thanh khoản cao để thực hiện các giao dịch nhanh chóng. Điêu này đặc biệt đúng, khi họ cần “lấy lại vốn" ngay sau một lần giao dịch. Sự trượt giá lớn chỉ trong một giao dịch cũng có thể tác động nghiêm trọng đến tài khoản của một nhà giao dịch trong ngày. Đây là lý do tại sao các nhà giao dịch trong ngày thường giao dịch theo cặp có tính thanh khoản cao.  

Một số các nhà giao dịch trong ngày sẽ chỉ giao dịch một cặp, ví dụ như BTC / USDT. Trong khi đó, những người còn lại có thể sẽ tạo danh sách theo dõi dựa trên các thuộc tính kỹ thuật hoặc thuộc tính cơ bản (có lúc là cả hai) để chọn công cụ giao dịch từ danh sách đó.


Các chiến lược giao dịch trong ngày

Lướt sóng

Lướt sóng là một chiến lược giao dịch rất phổ biến với những người giao dịch trong ngày. Nó bao gồm việc tận dụng các biến động giá nhỏ xảy ra trên các khung thời gian ngắn. Chúng có thể là những chênh lệch trong thanh khoản, chênh lệch giá mua-giá bán, và các điều kiện thị trường không hiệu quả.
Các nhà đầu tư lướt sóng thường sẽ thực hiện giao dịch ký quỹ hoặc giao dịch hợp đồng tương lai để khuếch đại kết quả của họ bằng đòn bẩy. Vì phần trăm giá mong muốn thường có xu hướng nhỏ hơn, nên khối lượng vị thế giao dịch lớn hơn sẽ có ý nghĩa hơn. Trên thực tế, điều này nhìn chung là đúng với hầu hết các chiến lược giao dịch trong ngày.
Tuy nhiên, giao dịch với đòn bẩy tài chính không có nghĩa là nhà đầu tư được phép bỏ qua các nguyên tắc quản trị rủi ro. Một nhà đầu tư lướt sóng thành công sẽ cẩn trọng với các yêu cầu ký quỹ và áp dụng các quy tắc tính quy mô vị thế thích hợp. Nếu bạn muốn tìm hiểu một công thức đơn giản để tính quy mô vị thế, hãy xem Cách tính quy mô vị thế trong giao dịch.
Các nhà đầu tư lướt sóng có thể sử dụng các chiến lược như phân tích sổ lệnh, bản đồ nhiệt khối lượng giao dịch và nhiều chỉ báo kỹ thuật để xác định các điểm vào và thoát cho các giao dịch riêng lẻ. Tuy nhiên, do tốc độ giao dịch nhanh và tỷ lệ rủi ro cao, chiến lược lướt sóng thường phù hợp hơn với các nhà đầu tư đã có kỹ năng điêu luyện. Ngoài ra, do việc sử dụng phổ biến đòn bẩy tài chính, chỉ sau vài giao dịch tồi tệ, một tài khoản giao dịch có thể bị "thổi bay".  


Giao dịch giữa các vùng giá

Giao dịch giữa các vùng giá là một chiến lược đơn giản dựa nhiều trên sự phân tích biểu đồ hình nến và xem xét các mức hỗ trợ và kháng cự. Giống như tên gọi, các nhà giao dịch theo vùng giá tìm kiếm các vùng giá trong cấu trúc thị trường và tạo ý tưởng giao dịch dựa trên các phạm vi đó. Ví dụ: nếu giá nằm giữa mức hỗ trợ và kháng cự, một nhà giao dịch theo vùng giá có thể đặt lệnh mua ở mức hỗ trợ và bán ở mức kháng cự. Ngược lại, họ có thể rút ngắn mức kháng cự và thoát khỏi mức hỗ trợ.

Ý tưởng về giao dịch giữa các vùng giá dựa trên giả định rằng các cạnh của vùng giá sẽ đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự cho đến khi vùng giá bị phá vỡ. Điều này có nghĩa là cạnh dưới của vùng giá sẽ có khả năng đẩy giá lên, trong khi cạnh trên của vùng giá có khả năng sẽ đẩy giá xuống.

Tuy nhiên, giá chạm ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự càng nhiều lần, thì càng có nhiều khả năng là ngưỡng sẽ bị phá vỡ. Đây là lý do tại sao các nhà giao dịch theo vùng giá sẽ luôn chuẩn bị cho khả năng thị trường thoát ra khỏi vùng giá. Thông thường, điều này có nghĩa là các nhà giao dịch giữa các vùng giá đặt lệnh cắt lỗ tại một mức mà tại đó giá được xác nhận đã phá vỡ khỏi vùng giá.
Nếu bạn muốn đọc thêm về chủ đề này, hãy xem Kiến thức cơ bản về Mức hỗ trợ và Kháng cự.
Giao dịch giữa các vùng giá là một chiến lược tương đối đơn giản và phù hợp cho người mới bắt đầu. Bạn cần trang bị kiến thức về biểu đồ nến,   mức hỗ trợ và kháng cự, và có thể bao gồm các chỉ báo động lượng như RSI hoặc MACD.


Giao dịch tần suất cao (HFT)

Giao dịch tần suất cao là một loại chiến lược giao dịch thuật toán với tốc độ cao, tốc độ quay vòng nhanh, thường được sử dụng bởi các nhà giao dịch định lượng (trader "định lượng"). Nó bao gồm việc phát triển các thuật toán và các bot giao dịch có thể nhanh chóng vào và thoát khỏi nhiều vị thế trong một khoảng thời gian ngắn. Ngắn là bao lâu? Hãy nghĩ đến mili giây. Nhanh hơn một vài mili giây có thể tạo lợi thế lớn cho một sàn so với các sàn khác.

Các thuật toán HFT có thể được tạo ra để thực hiện các chiến lược rất phức tạp. Mặc dù giao dịch tần suất cao có thể trông giống như một chiến lược giao dịch trong ngày hấp dẫn, nhưng nó phức tạp hơn nhiều so với vẻ ngoài của nó. Giao dịch tần suất cao bao gồm rất nhiều thuật toán backtesting, theo dõi và điều chỉnh để thích ứng với điều kiện thị trường luôn thay đổi. Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu bạn nghĩ rằng bạn chỉ có thể ngồi chơi trong khi một bot giao dịch thực hiện tất cả công việc cho bạn.

Một điều khác cần xem xét là giao dịch tần suất cao là một loại hình khá riêng biệt. Thông tin chất lượng cao khó có thể được đưa ra cho công chúng. Tại sao vậy? Câu trả lời khá đơn giản. Nếu các sàn giao dịch và các quỹ phòng hộ thành công bắt đầu chia sẻ chiến lược giao dịch tần suất của họ với các nhà đầu tư cá nhân, những chiến lược đó sẽ không còn hiệu quả nữa.

Ngoài ra, có một điểm thêm mà bạn nên cân nhắc khi nói đến bot giao dịch. Nếu ai đó đã phát triển một bot giao dịch sinh lợi nhuận, tại sao họ không sử dụng thay vì bán nó? Đây là lý do tại sao bạn cần đặc biệt cẩn thận khi nghĩ đến việc mua bot giao dịch tần suất cao.

Phát triển các bot HFT đòi hỏi sự hiểu biết về các khái niệm thị trường cao cấp bên cạnh các kiến thức sâu về toán học và khoa học máy tính. Vì vậy, nó sẽ phù hợp hơn với các trader có trình độ cao hơn.



Cách để bắt đầu với giao dịch tiền mã hóa trong ngày

Vậy là bạn đã quyết định muốn thử giao dịch tiền mã hóa trong ngày. Bạn nên bắt đầu từ đâu?

Bạn có thể xem Hướng dẫn đầy đủ về cách giao dịch tiền mã hóa cho người mới bắt đầu, nơi chúng tôi giải thích cho bạn mọi thứ cần biết về giao dịch, cùng với một số mẹo dành cho các nhà đầu tư lẻ. Nếu bạn đã quen thuộc với các khái niệm cơ bản, thì bạn có thể thực hành với giao dịch giả lập trên Binance Futures testnet. Bằng cách này, bạn có thể thử nghiệm hệ thống giao dịch của mình trước mà không gặp rủi ro với tiền thật của mình.
Nhưng đâu là sàn giao dịch trực tuyến tốt nhất cho giao dịch tiền mã hóa theo ngày? Chúng tôi không thể quyết định thay cho bạn, nhưng hệ sinh thái Binance cung cấp hàng trăm cặp giao dịch, giao dịch ký quỹ, các hợp đồng tương lai theo quý, futures không kỳ hạn, các token đòn bẩy, dữ liệu thị trường thời gian thực và nhiều công cụ khác. Chỉ cần truy cập Binance, đổi tiền pháp định của bạn sang tiền mã hóa và bạn có thể bắt đầu giao dịch ngay lập tức.


Có nên bắt đầu giao dịch trong ngày và lấy nó làm sinh kế?

Giao dịch trong ngày có thể là một chiến lược có lợi nhuận cao, nhưng có một vài điều cần cân nhắc trước khi bắt đầu. Vì giao dịch trong ngày đòi hỏi phải ra quyết định nhanh và thực hiện nhanh chóng nên nó có thể rất căng thẳng và nhiều yêu cầu khắt khe. Ngoài ra, giao dịch trong ngày có thể khá rủi ro và cần sự hiểu biết vững chắc về thị trường. Tất nhiên, nó cũng sẽ yêu cầu bạn phải thường xuyên theo dõi tình hình thị trường trên màn hình. 

Liệu bạn có thể chấp nhận thực hiện hết những điều này dù vẫn có thể có rủi ro bị mất tiền không? Hãy cân nhắc cẩn thận chiến lược giao dịch trong ngày sao cho phù hợp với các mục tiêu đầu tư cá nhân và phong cách đầu tư của bạn.

Nếu không chắc chắn liệu giao dịch trong ngày có phải là chiến lược phù hợp với mình hay không, bạn có thể đọc thêm bài viết Hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu về các chiến lược giao dịch tiền mã hóa. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích rất nhiều chiến lược giao dịch khác nhau có thể phù hợp với các nhà giao dịch tích cực, ví dụ: giao dịch swing. Việc làm quen với các chiến lược này có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt hơn khi bạn đang cố gắng tìm ra phong cách giao dịch của mình.


Kết luận

Giao dịch trong ngày là một chiến lược giao dịch thường được sử dụng trong giao dịch chứng khoán cũng như trong thị trường tiền mã hóa. Các nhà giao dịch trong ngày (day trader) sử dụng các chiến lược giao dịch trong ngày để thử và kiếm lợi nhuận từ biến động giá của thị trường, và thường sẽ không giữ các vị thế quá một ngày.
Các nhà giao dịch trong ngày sử dụng phân tích kỹ thuật, các mẫu biểu đồ, và các chỉ báo kỹ thuật để xác định các thiết lập giao dịch. Một số chiến lược giao dịch trong ngày phổ biến nhất bao gồm lướt sóng, giao dịch giữa các vùng giá và giao dịch tần suất cao.
Bạn vẫn muốn tìm hiểu thêm về giao dịch trong ngày? Hãy theo dõi nền tảng Q&A của chúng tôi, Ask Academy, nơi bạn có thể nhận được câu trả lời cho các câu hỏi của mình từ cộng đồng Binance.